Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

BÀI GIẢNG PHÁP LỆNH NÔNG NGHIỆP pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN
BÀI GIẢNG
PHÁP LỆNH NÔNG NGHIỆP
Người biên soạn: Lê Quý Tường
Huế, 08/2009
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM - HÀ LAN
***************
BÀI GIẢNG
CÁC VĂN BẢN PHÁP QUI VỀ
NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
(Giống cây trồng; Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Phân bón)
NGƯỜI BIÊN SOẠN: TS. Lê Quý Tường
Huế, 2008
2
CHỮ VIẾT TẮT
1. DUS:
- D: tính khác biệt - Distictness
- U: tính đồng nhất - Uniormity
- S: tính ổn định - Stability
2. PTNT: phát triển Nông thôn
3. TBKT: tiến bộ kỹ thuật
4. VCU:
- V: giá trị - Value
- C: canh tác - Cultivation
- U: sử dụng - Use
3
KHÁI QUÁT CHUNG CỦA M ÔN HỌC
1. Mục đích của môn học:
- Giúp cho sinh viên nắm được một số văn bản pháp qui về Pháp lệnh, Nghị
định và các văn bản khác có liên quan đến quản lý nhà nước của ngành Nông nghiệp
Việt Nam hiện nay.
- Góp phần nâng cao kiến thức và hiểu biết đối với sinh viên ngành Nông
nghiệp về khung pháp lý các văn bản Pháp lệnh giống cây trồng; Pháp lệnh bảo vệ và
kiểm dịch thực vật; Nghị định của chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón
ở Việt Nam.
- Làm tiền đề trong thực thi có hiệu quả hơn về các văn bản pháp luật nói chung,
các văn bản pháp luật của ngành Nông nghiệp nói riêng đối với cán bộ Nông nghiệp
tương lai
2. Yêu cầu môn học:
- Lấy người học làm Trung tâm, Giảng viên trình bày phần lý thuyết 20 phút,
sinh viên trao đổi theo nhóm 15 phút, sau đó giảng viên tóm tắt lại vấn đề 10 phút.
- Dụng cụ và thiết bị phục vụ giảng dạy
+ Bảng, bút viết; hoặc phấn viết
+ Đầu chiếu, màn hình, máy tính sách tay
+ Hình ảnh, sơ đồ, hoặc mô hình (nếu có)
+ Giấy bản to (Ao), giấy tệp nhỏ màu vàng
- Sinh viên lắng nghe phần lý thuyết và trao đổi các câu hỏi liên quan để hiểu
được bài giảng ngay tại lớp
- Sinh viên nắm vững kỹ năng và thủ thuật trong xây dựng một dạng văn bản
pháp luật cụ thể của ngành Nông nghiệp.
3. Kết cấu bài giảng
- Chuyên đề 1: Pháp lệnh giống cây trồng
- Chuyên đề 2: Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Chuyên đề 3: Nghị định của Chính phủ về Quản lý sản xuất kinh, doanh phân
bón.