Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài giảng luật nhà ở
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tài liệu tham khảo
Luật nhà ở 2005
Nghị định 90/CT hướng dẫn luật nhà ở
Nghị quyết 23/ 2003 QH 26/11/2003 qui định về nhà đất do nhà nước đã quản lý bố trí sử dụng trong
quá trình thực hiện chính sách nhà ở và cải tạo xã hội chủ nghĩa
Nghị quyết 755/ 2005 UBTVQH ngày 2/4/2005 qui định một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong
quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và cải tạo xã hội chủ nghĩa
Nghị quyết 58 /1998 UBTVQH ngày 24/8/1998 qui định giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày
1/7/ 1991 không có người Việt nam ở nước ngòai tham gia
Nghị quyết 1037 /2006 UBTVQH ngày 27/7/2006 qui định giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập
trước ngày 1/7/1991 có người Việt nam ở nước ngòai tham gia
Nghị quyết 19/2008 ngày 22/5/2008 QH qui định thí điểm cho người nước ngòai được sở hữu nhà ở
Việt nam
BÀI 1
KHÁI QUÁT GIAO DỊCH DÂN SỰ VỀ NHÀ Ở
I Khái niệm và phân lọai
1 Khái niệm
Giao dịch dân sự về nhà ở là hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương của cá nhân tổ chức nhằm làm
phát sinh thay đổi, chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự.
2 Phân lọai giao dịch
Căn cứ vào sự thể hiện ý chí của chủ thể trong việc làm phát sinh hậu quả pháp lý, giao dịch về nhà ở
được chia ra 2 lọai :
Hợp đồng về nhà ở : là sự thỏa thuận của các bên về việc mua bán, trao đổi, tặng cho, cho
thuê, cho mượn, thế chấp và ủy quyền.
Hành vi pháp lý đơn phương là sự thể hiện ý chí của 1 bên chủ thể nhằm làm phát sinh một
hậu quả pháp lý.
II Điều kiện có hiệu lực của giao dịch và giao dịch vô hiệu
1 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch
Đối với cá nhân tham gia giao dịch về nhà ở phải có năng lực hành vi dân sự ( Đ17-23 Luật dân sự
qui định về năng lực hành vi dân sự).
Đối với tổ chức thì tổ chức phải có chức năng kinh doanh phù hợp với qui định của pháp luật.
Nội dung và mục đích của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã
hội. Nội dung của giao dịch là tổng hợp các điều khỏan về quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong giao
dịch. Tùy từng loại giao dịch mà các bên có thể thỏa thuận các điều khỏan sau : đối tượng, số lượng,
giá cả, thời gian, địa điểm, phương thức phạt, vi phạm bảo hành …
Người tham gia giao dịch phải tự nguyện, là có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Các giao dịch
không có sự tự nguyện bao gồm:
+ Hợp đồng do giả tạo : hợp đồng trong đó các bên thiết lập để nhằm che giấu 1 hợp đồng
khác.
nji1349438543.doc 1/9