Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Áp dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán cho học sinh yếu kém lớp 11 tỉnh Cao Bằng
PREMIUM
Số trang
143
Kích thước
2.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1022

Áp dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán cho học sinh yếu kém lớp 11 tỉnh Cao Bằng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRIỆU THỊ HẰNG

ÁP DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC SINH

YẾU KÉM LỚP 11 TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN – 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

--------  --------

TRIỆU THỊ HẰNG

ÁP DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC SINH

YẾU KÉM LỚP 11 TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán

Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ THỊ THÁI

THÁI NGUYÊN - 2014

i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014

Tác giả luận văn

Triệu Thị Hằng

Xác nhận

của trưởng khoa chuyên môn

Xác nhận

của Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Vũ Thị Thái

ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơ , người đã

tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn.

Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học sư phạm, Khoa

Toán, Khoa Sau Đại học và Phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm - Đại

học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình

học tập và làm luận văn.

Tôi

, trường THPT Thông Huề, trường

THPT Đống Đa – , tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi

trong suốt quá trình học tập.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014

Tác giả

Triệu Thị Hằng

iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan ........................................................................................................i

Lời cảm ơn...........................................................................................................ii

Mục lục ...............................................................................................................iii

Danh mục các chữ viết tắt ..................................................................................iv

Danh mục các bảng.............................................................................................. v

Danh mục các hình ............................................................................................. vi

MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................................. 5

1.1. Một số phương pháp dạy học tích cực ......................................................... 5

1.1.1. Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học..................................................... 5

1.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực ở

trung học phổ thông............................................................................................. 6

1.1.3. Một số quan điểm dạy học tích cực........................................................... 8

1.2. Một số kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh ..... 17

1.2.1. Những dấu hiệu đặc trưng của dạy và học tích cực ................................ 17

1.2.2. Một số kỹ thuật dạy học tích cực............................................................. 17

1.3. Một số đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém trong học tập

môn Toán của học sinh vùng núi tỉnh Cao Bằng .............................................. 39

1.3.1. Một số đặc điểm của học sinh THPT tỉnh Cao Bằng .............................. 39

1.3.2. Một số nguyên nhân dẫn đến yếu kém trong học tập môn Toán của học

sinh vùng núi tỉnh Cao Bằng ............................................................................. 43

1.4. Đặc điểm nhu cầu học tập và thực trạng dạy – học môn Toán đối với học

sinh yếu kém lớp 11 THPT ở Cao Bằng............................................................ 45

1.4.1. Đặc điểm về nhu cầu học tập của HS lớp 11 THPT ở Cao Bằng ........... 45

1.4.2. Thực trạng dạy – học môn Toán của học sinh yếu kém lớp 11 THPT ở

Cao Bằng ........................................................................................................... 46

1.5. Chương trình sách giáo khoa và mục tiêu dạy học môn Toán lớp 11 THPT....... 50

1.5.1. Đặc điểm sách giáo khoa môn Toán lớp 11 ............................................ 50

iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.5.2. Mục tiêu dạy học môn Toán 11 THPT.................................................... 52

Chƣơng 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CÓ ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY

HỌC TÍCH CỰC TRONG VIỆC GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM TỈNH

CAO BẰNG HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 11 ............................................ 54

2.1. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện các biện pháp...................................... 54

2.1.1. Nguyên tắc 1. Bám sát nội dung, chương trình sách giáo khoa toán 11....... 54

2.1.2. Nguyên tắc 2. Phù hợp với nhu cầu và khả năng học tập của học sinh .. 54

2.1.3. Nguyên tắc 3. Đảm bảo tính thực tiễn..................................................... 54

2.1.4. Nguyên tắc 4. Đảm bảo tính khả thi........................................................ 54

2.2. Một số biện pháp áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong việc giúp đỡ

HSYK học tốt môn Toán lớp 11........................................................................ 55

2.2.1. Nhóm biện pháp 1.................................................................................... 56

2.2.2. Nhóm biện pháp 2.................................................................................... 71

2.2.3. Nhóm biện pháp 3.................................................................................... 86

Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM....................................................... 96

3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ................................................................. 97

3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ................................................................. 97

3.2.1. Giáo án số 1 ............................................................................................. 97

3.2.2. Giáo án số 2 ........................................................................................... 103

3.2.3. Giáo án số 3 ........................................................................................... 106

3.3. Tổ chức thực nghiệm................................................................................ 112

3.3.1. Chọn lớp thực nghiệm ........................................................................... 112

3.3.2. Tiến hành thực nghiệm.......................................................................... 113

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................... 116

3.4.1. Đánh giá về mặt định tính...................................................................... 116

3.4.2. Đánh giá về mặt định lượng .................................................................. 117

KẾT LUẬN..................................................................................................... 121

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 122

iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

H ?

Câu hỏi gợi mở của giáo viên

ĐC Đối chứng

GV Giáo viên

HLKN Học lực khác nhau

HLTĐ Học lực tương đương

HS Học sinh

HSTB Học sinh trung bình

HSYK Học sinh yếu kém

KQ Kết quả

KTDHTC Kĩ thuật dạy học tích cực

PPDH Phương pháp dạy học

SGK Sách giáo khoa

THPT Trung học phổ thông

TN Thực nghiệm

v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1. Kết quả học tập năm học lớp 10 của HS........................................... 46

Bảng 1.2. Kết quả điều tra về thực trạng học tập của học sinh ......................... 47

Bảng 2.1. Cách tính điểm kiểm tra 45 phút của HS .......................................... 84

Bảng 2.2. Cách tính điểm cho các thành viên trong một nhóm ........................ 86

Bảng 3.1: Kết quả học tập môn Toán ở lớp 10 của học sinh hai lớp 11C3 và

11C4 trường THPT Hòa An ...................................................................... 113

Bảng 3.2: Kết quả học tập của HS hai lớp 11C3 và 11C4 .............................. 117

Bảng 3.3: Số liệu thông kê của lớp 11C3........................................................ 118

Bảng 3.4: Số liệu thống kê của lớp 11C4........................................................ 118

Bảng 3.5: Kết quả số liệu thống kê của hai lớp 11C3 và 11C4....................... 119

vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1: Kĩ thuật “khăn phủ bàn” .................................................................... 22

Hình 1.2: Kĩ thuật “Mảnh ghép” ....................................................................... 29

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả học tập môn Toán ở lớp 10 của học sinh

hai lớp 11C và 11C1 trường THPT Hoà An.................................................... 113

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ so sánh kết quả điểm kiểm tra “chương V – Đạo hàm” của

học sinh hai lớp 11C3 và 11C ................................................................. 117

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2013 Việt Nam chỉ đạt

3,79/10 điểm về chất lượng lao động, điều này cho thấy sự tụt hậu về giáo

dục của nước ta. Tụt hậu giáo dục sẽ đẩy một quốc gia vào ngõ hẹp khi chất

lượng lao động thấp chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động

[35]. Mặt khác, ở Việt Nam đại bộ phận thanh niên sau khi được đào tạo

thường tìm các cơ hội việc làm tại khu vực thành thị, mà không về nông

thôn. Do đó chất lượng nhân lực ở nông thôn, vùng núi, vùng xa đã thấp

càng trở nên trầm trọng hơn.

Về vấn đề chất lượng lao động tiến sĩ Dennis Berg, người đã có hơn 20

năm làm cố vấn giáo dục tại Việt Nam cho rằng để một cá nhân có đủ điều kiện

để tồn tại và phát triển trên thị trường lao động thì có thành tích học tập tốt là

chưa đủ. Dựa trên một cuộc khảo sát dành cho người sử dụng lao động ở các đô

thị, cho thấy người sử dụng lao động xác định các kỹ năng kỹ thuật liên quan

trực tiếp đến công việc là kỹ năng quan trọng nhất. Đồng thời, họ cũng tìm

kiếm các kỹ năng nhận thức như kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản

biện; các kỹ năng hành vi như kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp.

Việc định hướng lại hệ thống giáo dục để tập trung hơn vào các kỹ năng này sẽ

giúp người lao động Việt Nam sẵn sàng cho tương lai vì những kỹ năng rất

quan trọng đối với hầu hết các ngành. Tuy nhiên, trong một phỏng vấn cuối

năm 2013 ông Dennis Berg phát biểu “Cho tới bây giờ tôi vẫn e là nền giáo dục

Việt Nam vẫn chưa chú trọng đúng mức đến việc trang bị toàn diện các kỹ

năng sống và năng lực tư duy cần thiết cho người học”[36].

Để chất lượng lao động có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao

động thì việc cung cấp, trang bị cho học sinh (HS) ngoài kiến thức cơ bản phải

lưu ý đến việc phát triển năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tính tự

lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2

các vấn đề phức hợp. Làm thế nào để nâng cao được chất lượng giáo dục và

đào tạo, việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động, sáng tạo, độc

lập tiếp thu tri thức là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục nói riêng và cả xã hội

đã và đang quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Điều này được thể hiện qua điều

28.2 của Luật Giáo dục 2005: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy

tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của

từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo

nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình

cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.

Tỉ lệ học sinh yếu kém (HSYK) ở phổ thông (đặc biệt là khu vực miền

núi, vùng sâu, vùng xa) còn rất cao. Qua trao đổi về chất lượng thực tế của HS

trong học tập môn Toán ở một số trường Trung học phổ thông (THPT) trong

tỉnh Cao Bằng cho thấy có những lớp số HSYK tương đương với số HS đạt yêu

cầu. Việc tháo gỡ tình trạng này đang được xã hội, các nhà giáo dục và các

thầy, cô giáo hết sức quan tâm.

Chúng ta đều biết rằng mỗi HS có khả năng nhận thức khác nhau trong

học tập: có HS tiếp thu bài học rất nhanh, có những em tiếp thu bài rất chậm và

thậm chí có những em không hiểu gì thông qua hoạt động trên lớp. Chính vì

vậy mà sau một năm học tập ở cấp THPT dù đã được làm quen với bạn bè mới,

thầy cô giáo và khối kiến thức được coi là cơ sở của Toán học ở cấp THPT

nhưng kết quả học tập cuối năm lớp 10 cho thấy nhiều em HS bị xếp loại yếu

kém môn Toán. Mặt khác, để đối tượng HSYK theo kịp chương trình Toán 11

đòi hỏi mỗi em cần phải có một khối lượng kiến thức nền tảng nhất định do đó

việc giúp đỡ đối tượng HS này bổ sung những “lỗ hổng”, lấy lại hứng thú học

tập và cho các em cảm thấy không bị “bỏ rơi” trong các giờ học môn Toán là

rất cần thiết, tạo điều kiện cho các em học lên các lớp học cao hơn và tự tin

bước vào cuộc sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3

Việc vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực (KTDHTC) vào dạy

học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào

quá trình dạy học, khích thích tư duy sáng tạo và sự cộng tác làm việc của

HS. Áp dụng các KTDHTC trong hoạt động dạy học là một hướng đang

nhận được sự quan tâm của các nhà giáo dục và nhiều các thầy cô giáo, tích

cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục

và đào tạo phổ thông.

Với những lí do trên chúng tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Áp

dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Toán cho học sinh

yếu kém lớp 11 tỉnh Cao Bằng”

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc sử dụng những

KTDHTC, xây dựng một số biện pháp có áp dụng KTDHTC nhằm góp phần

giúp HSYK tỉnh Cao Bằng học tốt môn Toán lớp 11.

3 . Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu lý luận về Phương pháp dạy học (PPDH) tích cực và

KTDHTC.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc khắc phục tình trạng HSYK môn Toán.

- Điều tra, khảo sát về nguyên nhân dẫn đến Cao Bằng còn nhiều HSYK,

nhu cầu và thực trạng của HS tỉnh Cao Bằng, thực trạng giúp đỡ HSYK môn

Toán của các trường vùng núi tỉnh Cao Bằng.

- Đề xuất một số biện pháp có sử dụng KTDHTC, góp phần giúp HSYK

tỉnh Cao Bằng học tốt môn Toán lớp 11.

- Thiết kế một số giáo án minh họa cho việc sử dụng những biện pháp

đã đề xuất.

- Thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Hòa An – Cao Bằng nhằm kiểm

nghiệm giả thuyết khoa học và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4

4. Đối tƣợng nghiên cứu

Các biện pháp sử dụng các KTDHTC trong việc giúp đỡ HSYK miền núi

học tốt môn Toán lớp 11 THPT.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các tài liệu có liên quan

tới tâm lí HS trung học miền núi, tới đổi mới PPDH và KTDHTC.

- Phương pháp điều tra, quan sát: Tổ chức và điều tra về nguyên nhân học

yếu kém, nhu cầu và thực trạng học tập của HS, thực trạng giúp đỡ HSYK môn

Toán và thực trạng sử dụng các KTDHTC ở một số trường THPT tỉnh Cao Bằng.

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Tiến hành theo dõi và phân tích

quá trình tiến bộ của một số trường hợp cụ thể, từ đó khẳng định tính hiệu quả

của những biện pháp sư phạm đã đề xuất.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: dạy thử nghiệm trực tiếp trên lớp

và sử dụng phương pháp thống kê toán học để sử lí, đánh giá các số liệu thu

được trong điều tra và thực nghiệm sư phạm.

6. Giả thuyết khoa học

Nếu xác định được rõ nguyên nhân dẫn đến học yếu kém môn Toán của

HS và áp dụng hợp lí những KTDHTC thì sẽ nâng cao được chất lượng học tập

môn Toán của HS.

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận

văn gồm ba chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.

- Chương 2: Một số biện pháp áp dụng các KTDHTC trong việc giúp đỡ

HSYK tỉnh Cao Bằng học tốt môn Toán lớp 11.

- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

5

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Một số phƣơng pháp dạy học tích cực

1.1.1. Nhu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học

Giáo dục được thực hiện trong những hoàn cảnh kinh tế - xã hội cụ thể

và phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Vì thế những yêu cầu của

nền kinh tế - xã hội đối với giáo dục, đối với đội ngũ lao động là những cơ sở

quan trọng cho việc xác định phương hướng phát triển giáo dục. Sự phát triển

kinh tế - xã hội đặt ra những yêu cầu đối với giáo dục trên nhiều phương diện.

Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước và quốc tế đặt ra những

yêu cầu mới cho giáo dục. Việt Nam đang ở trong giai đoạn công nghiệp hoá

nền kinh tế và xã hội. Toàn cầu hoá cũng đặt ra những cơ hội và thách thức

lớn, đặc biệt là những yêu cầu mới đối với người lao động. Thực hiện sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đòi

hỏi đất nước cần có nguồn nhân lực có trình độ học vấn rộng, có thể thực

hiện được nhiều nhiệm vụ và chuyên môn hóa nhằm đảm bảo chất lượng

công việc với hiệu quả cao. Để đáp ứng được nhu cầu trên, người lao động

phải năng động, sáng tạo, có kiến thức và kĩ năng mang tính chuyên nghiệp,

sẵn sàng gánh vác trách nhiệm. Dám chịu trách nhiệm là một trong những

yếu tố quan trọng của người lao động và là mối quan tâm hàng đầu của các

tổ chức kinh doanh. Yêu cầu đối với người lao động không chỉ đơn thuần là

kiến thức mà còn là năng lực giải quyết các vấn đề. Cách giải quyết vấn đề

linh hoạt, sáng tạo trước các tình huống khó khăn phức tạp của cuộc sống và

sự dám chịu trách nhiệm không phải là những phẩm chất sẵn có ở mỗi con

người mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình giáo dục. Như vậy

đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Ngành giáo dục phải không

ngừng đổi mới trong đó cần quan tâm đến đổi mới PPDH để đào tạo nguồn

nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội [5], [7].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!