Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Áp dụng Marketing mix tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LƢU BẢO TRUNG
ÁP DỤNG MARKETING MIX
TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI, NĂM 2020
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LƢU BẢO TRUNG
ÁP DỤNG MARKETING MIX
TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO MINH
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Quốc Chung
2. TS. Nguyễn Bình Giang
HÀ NỘI, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu, điều tra nêu trong luận án là trung thực. Kết luận khoa học của luận án
chƣa từng đƣợc ai công bố trong các công trình khác.
Hà Nội, tháng 1 năm 2020
Tác giả luận án
Lƣu Bảo Trung
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến tiến sĩ Nguyễn Quốc
Chung và tiến sĩ Nguyễn Bình Giang đã hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Khoa Quản trị Doanh nghiệp, Học viện Khoa học
xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cùng các thầy, cô trong trong và
ngoài Khoa đã quan tâm tham gia đóng góp ý kiến và giúp tôi trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện công trình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà quản lý, các chuyên gia, nhân viên tại Tổng
công ty Bảo hiểm Bảo Minh cũng nhƣ tại các công ty thành viên cũng nhƣ khách hàng
của công ty đã nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp những tài liệu và những
thông tin quý báu giúp tôi thực hiện tốt công trình nghiên cứu này. Nhờ sự giúp đỡ và
ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia, các đối tác, khách hàng và đồng nghiệp
giúp tôi có thông tin hoàn thành luận án và có thêm kinh nghiệm để hoàn thiện bản
thân.
Và trên hết, tôi xin cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh động viên tôi, cám ơn bạn
bè và đồng nghiệp đã động viên và cổ vũ tôi hoàn thành luận án này.
Hà Nội, tháng 1 năm 2020
Tác giả luận án
Lƣu Bảo Trung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.........................................10
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .......................................................................10
1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc....................................................................15
1.3. Đánh giá thành công, hạn chế của các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nƣớc và khoảng trống nghiên cứu ...................................................................22
1.3.1. Đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ............................22
1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu..............................................................................24
1.4. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................25
1.5. Khung phân tích của luận án: Áp dụng marketing mix tại Bảo Minh ...........26
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ÁP DỤNG
MARKETING MIX TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM ...................................28
2.1. Khái quát về bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm ...........................................28
2.1.1. Khái niệm, phân loại bảo hiểm .....................................................................28
2.1.2. Vai trò và đặc điểm của bảo hiểm.................................................................31
2.1.3.Doanh nghiệp bảo hiểm và hoạt động kinh doanh bảo hiểm........................33
2.2. Áp dụng marketing mix trong kinh doanh bảo hiểm.......................................35
2.2.1. Khái quát marketing mix trong kinh doanh bảo hiểm ..................................35
2.2.2. Nội hàm của áp dụng marketing mix trong kinh doanh bảo hiểm................36
2.2.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả áp dụng marketing mix................................45
2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến áp dụng marketing mix trong kinh doanh bảo hiểm. ...47
2.3.1. Kinh tế...........................................................................................................48
2.3.2. Chính trị, luật pháp và xã hội........................................................................49
2.3.3. Công nghệ (cuộc cách mạng công nghiệp 4.0).............................................50
2.3.4. Doanh nghiệp (loại hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức, văn hóa doanh nghiệp)....51
2.3.5. Khách hàng ...................................................................................................52
2.3.6. Quản trị rủi ro................................................................................................53
2.3.7. Cạnh tranh.....................................................................................................54
2.4. Kinh nghiệm áp dụng marketing mix tại một số doanh nghiệp bảo hiểm ở
Việt Nam.......................................................................................................................54
2.4.1. Áp dụng marketing mix của một số doanh nghiệp bảo hiểm .......................54
2.4.2. Và những bài học kinh nghiệm áp dụng marketing mix của các doanh
nghiệp này...............................................................................................................61
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MARKETING MIX CỦA BẢO MINH.......66
3.1. Khái quát về Bảo Minh ........................................................................................66
3.2. Áp dụng marketing mix tại Bảo Minh................................................................72
3.2.1. Sản phẩm.......................................................................................................72
3.2.2. Giá.................................................................................................................77
3.2.3. Phân phối ......................................................................................................81
3.2.4. Xúc tiến.........................................................................................................83
3.2.5. Nhân lực........................................................................................................84
3.2.6. Quy trình vận hành........................................................................................86
3.2.7. Phƣơng tiện- cơ sở vật chất...........................................................................88
3.3. Các yếu tố tác động đến việc áp dụng marketing mix của Bảo Minh .............91
3.3.1. Phân tích thống kê.........................................................................................91
3.3.2. Kết quả phân tích yếu tố khám phá.............................................................101
3.4. Đánh giá chung ..............................................................................................107
3.4.1. Những thành công.......................................................................................107
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân..................................................................111
Chƣơng 4: CHIẾN LƢỢC KINH DOANH VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẢI
THIỆN ÁP DỤNG MARKETING MIX TẠI BẢO MINH...................................115
4.1. Chiến lƣợc kinh doanh của Bảo Minh..............................................................115
4.2. Các giải pháp chủ yếu ........................................................................................129
4.2.1. Đa dạng hóa và tạo sản phẩm mới ..............................................................129
4.2.2. Xác định giá sản phẩm linh hoạt và cạnh tranh ..........................................132
4.2.3. Hoàn thiện kênh phân phối theo hƣớng đa dạng và hiệu quả.....................134
4.2.4. Xây dựng và đổi mới các chƣơng trình xúc tiến.........................................137
4.2.6. Đổi mới quy trình vận hành ........................................................................142
4.2.7. Cải thiện phƣơng tiện - cơ sở vật chất ........................................................144
4.2.8. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin ................................................146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..........................152
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................153
PHỤ LỤC ...................................................................................................................159
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
AAA American Accounting
Association
Hiệp hội Kế toán Mỹ
AIG American International Group Công ty tài chính và bảo hiểm
Quốc tế Mỹ
ANOVA Analysis of Variance Sử dụng phân tích phƣơng sai
BHXH Bảo hiểm xã hội
BM Bảo Minh
CFA Confirmatory factory analysis Phân tích yếu tố khẳng định
HĐKDBH Hợp đồng kinh doanh bảo hiểm
EFA Exploratory factory analysis Phân tích yếu tố khám phá
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
KMO Kaiser – Meyer - Lolkin Hệ số kiểm định độ phù hợp của
mô hình EFA
KDVT Kinh doanh vận tải
PVI PetroVietnam Insurance
Corporation
Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm
Dầu khí Việt Nam
PTI Post and Telecommunication
Joint Stock Insurance
Corporation
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm
Bƣu Điệnbảng
PJICO Pijico insurance corporation Tổng Công ty Cổ phần bảo hiểm
Petrolimex
ROAS Return On Advertising Spend Lợi nhuận trên chi phí quảng
cáo
ROI Return on Investment Tỉ suất hoàn vốn
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TCN Trƣớc công nguyên
Vinashin Vietnam Shipping Industry Tổng công ty Công nghiệp Tàu
thủy
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ
Bảng 1: Dung lƣợng mẫu khảo sát ..................................................................................5
Bảng 3.1: Cơ cấu góp vốn tại Bảo Minh (tính đến thời điểm 31/12/2017)...................68
Bảng 3.2: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ giai
đoạn 2015 – 2017.........................................................................................69
Bảng 3.3: Thị phần doanh thu phí bảo hiểm năm 2017 ................................................69
Bảng 3.4: Tình hình kinh doanh năm 2017 của Bảo Minh ...........................................70
Bảng 3.5: Doanh thu phí bảo hiểm của các nhóm sản phẩm chủ yếu 2016-2017 của
Bảo Minh......................................................................................................71
Bảng 3.6: Mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm bảo hiểm của Bảo Minh .....76
Bảng 3.7: Giá sản phẩm bảo hiểm của Bảo Minh và một số doanh nghiệp bảo hiểm
khác năm 2018 .............................................................................................77
Bảng 3.8: Giá sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới của Bảo Minh và một số doanh
nghiệp bảo hiểm khác năm 2018..................................................................77
Bảng 3.9: Giá sản phẩm bảo hiểm hàng hóa của Bảo Minh và một số doanh nghiệp
bảo hiểm khác năm 2018 .............................................................................78
Bảng 3.10: Giá sản phẩm bảo hiểm thân tàu và tai nạn dân sự chủ tàu của Bảo
Minh và một số doanh nghiệp bảo hiểm khác năm 2018 ............................78
Bảng 3.11: Giá sản phẩm bảo hiểm tài sản của Bảo Minh và một số doanh nghiệp
bảo hiểm khác năm 2018 .............................................................................78
Bảng 3.12: Giá sản phẩm bảo hiểm hàng không của Bảo Minh và một số doanh
nghiệp bảo hiểm khác năm 2018..................................................................79
Bảng 3.13: Giá sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp của Bảo Minh và một số doanh
nghiệp bảo hiểm khác năm 2018..................................................................79
Bảng 3.14: Mức độ hài lòng của khách hàng về định giá sản phẩm bảo hiểm của
Bảo Minh......................................................................................................81
Bảng 3.15: Mức độ hài lòng của khách hàng về kênh phân phối sản phẩm bảo
hiểm của Bảo Minh ......................................................................................82
Bảng 3.16: Mức độ hài lòng của khách hàng về xúc tiến sản phẩm bảo hiểm của
Bảo Minh......................................................................................................84
Bảng 3.17: Mức độ hài lòng của khách hàng về nhân lực của Bảo Minh.....................86
Bảng 3.18: Mức độ hài lòng của khách hàng về quy trình vận hành của Bảo Minh ....88
Bảng 3.19: Mức độ hài lòng của khách hàng về phƣơng tiện- cơ sở vật chất của
Bảo Minh......................................................................................................89
Bảng 3.20: Đánh giá của các đối tƣợng khảo sát về tác động của công nghệ tới áp
dụng marketing mix của Bảo Minh .............................................................94
Bảng 3.21: Đánh giá của các đối tƣợng khảo sát về ảnh hƣởng của yếu tố doanh
nghiệp tới áp dụng marketing mix của Bảo Minh .......................................95
Bảng 3.22: Đánh giá của các đối tƣợng khảo sát về ảnh hƣởng của yếu tố khách
hàng tới áp dụng marketing mix của Bảo Minh...........................................97
Bảng 3.23: Số lƣợng các công ty bảo hiểm theo loại hình doanh nghiệp năm 2017 ....99
Bảng 3.24: Đánh giá của các đối tƣợng khảo sát về tác động của yếu tố cạnh tranh
tới áp dụng marketing mix của Bảo Minh ................................................100
Bảng 3.25: Các yếu tố đặc trƣng và thang đo có chất lƣợng tốt .................................103
Bảng 3.26: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett......................................................104
Bảng 3.27: Bảng tổng hợp lại biến quan sát đặc trƣng ...............................................106
Bảng 3.28: Hệ số hồi quy đã chuẩn hoá (Standardized Coefficients).........................106
Bảng 3.29: Thị phần của Bảo Minh so với các đối thủ khác(%).................................107
Bảng 3.30:Tình hình hoàn vốn của Bảo Minh qua các năm 2015-2018.....................109
Bảng 3.31: Doanh số bán bảo hiểm của Bảo Minh và một số doanh nghiệp khác
năm 2017-2018 ..........................................................................................109
Bảng 3.32: Doanh số bán bảo hiểm gốc của các doanh nghiệp tiêu biểu trên thị
trƣờng năm 2018 theo nhóm sản phẩm......................................................109
Bảng 3.33: Lợi nhuận trên chi phí quảng cáo của Bảo Minh giai đoạn 2015-2018....110
Danh mục Hình, Sơ đồ, Hộp
Hình 1: Quy trình nghiên cứu áp dụng marketing mix ...................................................4
Sơ đồ 3.1: Các mốc sự kiện quan trọng của Bảo Minh.................................................67
Hộp 1: Đánh giá về quyết định sản phẩm trong áp dụng marketing mix......................75
Hộp 2: Đánh giá về định giá sản phẩm của Bảo Minh..................................................80
Hộp 3: Đánh giá về kênh phân phối của Bảo Minh ......................................................82
Hộp 4: Đánh giá về hoạt động xúc tiến của Bảo Minh .................................................83
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, doanh nghiệp bảo hiểm đóng vai trò ngày càng quan
trọng đối với sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta. Hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô; bổ trợ cho
chính sách an sinh xã hội; bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tƣ; góp phần thúc đẩy hội
nhập, hợp tác kinh tế quốc tế; góp phần thực hiện các chƣơng trình, mục tiêu cấp bách
của Chính phủ… Tuy nhiên, kinh doanh bảo hiểm là ngành dịch vụ đặc thù, sản phẩm
bảo hiểm là sản phẩm “vô hình”, là những lời hứa, lời cam kết chủ yếu đƣợc thực hiện
trong tƣơng lai cho nên khách hàng không thể nhìn thấy, khảo nghiệm đƣợc sản phẩm
mà họ mong đợi. Vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nói chung và các
doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài nói riêng còn vấp phải rất nhiều khó khăn khi triển
khai các hoạt động kinh doanh.
Hoạt động marketing của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trƣờng Việt Nam còn
bỏ ngỏ nhiều đoạn thị trƣờng, chƣa khai thác hết tiềm năng khách hàng. Các doanh
nghiệp trong và ngoài nƣớc gặp nhiều khó khăn do khác biệt về văn hóa giữa vùng
miền; nhận thức của khách hàng về vai trò của bảo hiểm còn chƣa cao; chiến lƣợc kinh
doanh, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chƣa hiệu quả; triển khai thực hiện marketing
mix trong hoạt động bán lẻ của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trƣờng Việt Nam
chƣa thực sự hiệu quả.
Thực tiễn kinh doanh cho thấy, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo
hiểm nƣớc ngoài tại Việt Nam là một thách thức đối với với các doanh nghiệp bảo hiểm
Việt Nam. Sức hút và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài trong
hoạt động kinh doanh là tƣơng đối lớn. Điều này có đƣợc do các doanh nghiệp bảo hiểm
nƣớc ngoài rất chú trọng đến áp dụng marketing mix trong hoạt động kinh doanh cho
phù hợp với từng hoàn cảnh và điều kiện kinh doanh nhất định. Trong khi đó các doanh
nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn khá lúng túng trong việc phát huy hiệu quả của chiến
lƣợc marketing mix để gia tăng sức cạnh tranh trong kinh doanh tại Việt Nam.
Trên thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam, Tổng công ty bảo hiểm Bảo Minh (gọi tắt là
Bảo Minh) có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lƣợng
cuộc sống cho ngƣời dân, đóng góp lớn vào tổng thu nhập quốc nội của đất nƣớc. Hoạt
động kinh doanh của Tổng công ty bảo hiểm Bảo Minh có ảnh hƣởng và chi phối lớn
đến sự lớn mạnh của ngành bảo hiểm Việt Nam. Ra đời từ giữa những năm 1990 cùng
với một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ khác, Bảo Minh đã góp
phần đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm, kênh phân phối trên thị trƣờng bảo hiểm Việt
Nam. Để đứng vững trên thị trƣờng đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, nhất
2
là bảo hiểm Bảo Minh phải xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh phù hợp trong đó hoạt
động marketing đã trở thành cứu cánh cho doanh nghiệp bảo hiểm Bảo Minh duy trì vị
thế cạnh tranh của mình trên thị trƣờng.
Thêm vào đó, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho các doanh nghiệp bảo
hiểm Việt Nam cần phải gia tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng thị trƣờng nội địa và
quốc tế. Điều này đòi hỏi Bảo Minh phải chú trọng đặc biệt tới xây dựng chiến lƣợc
marketing.
Trên thực tế, việc nghiên cứu, áp dụng marketing mix trong hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nói chung và Bảo Minh nói riêng còn nhiều
yếu kém: hệ thống lý thuyết và vận dụng vào thực tiễn thiếu đồng bộ, thiếu nguồn
nhân lực có đủ năng lực, trình độ vận hành, nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về
marketing còn chƣa cao; Bảo Minh thiếu chiến lƣợc tạo ra sản phẩm mới và chƣa có
chiến lƣợc đầu tƣ dài hạn, mở rộng kênh phân phối tràn lan, thiếu chọn lọc; định
hƣớng sản phẩm thiếu tính sáng tạo; ngân sách dùng cho xúc tiến không ổn định, chƣa
có một quy trình xúc tiến hợp lý và thống nhất…. Do đó tác giả lựa chọn đề tài “Áp
dụng marketing mix tại Tổng công ty bảo hiểm Bảo Minh” để làm luận án tiến sỹ. Với
mong muốn khi hoàn thành, đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho Bảo
Minh nhằm đẩy mạnh kinh doanh và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng
bảo hiểm.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu chủ yếu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá áp dụng marketing mix tại tổng công ty bảo hiểm
Bảo Minh, luận án nhằm khái quát hóa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn
về marketing mix trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đề xuất các giải pháp nhằm
cải thiện áp dụng marketing mix, góp phần đẩy mạnh kinh doanh của Bảo Minh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên luận án cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
- Khái quát hóa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về marketing mix
trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng marketing mix tại tổng công ty bảo hiểm
Bảo Minh
- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện áp dụng marketing mix tại tổng công ty bảo
hiểm Bảo Minh.
3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là nội hàm của marketing mix và việc áp dụng
marketing mix trong hoạt động kinh doanh của Bảo Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung: hoạt động áp dụng marketing mix của Bảo Minh đƣợc tập
trung chủ yếu qua 7 quyết định: sản phẩm, định giá, phân phối, xúc tiến, nhân lực, quy
trình vận hành, phƣơng tiện và cơ sở vật chất.
+ Phạm vi về không gian: áp dụng marketing mix đƣợc tiến hành tại hội sở chính
của Bảo Minh. Bởi đây là nơi xây dựng chƣơng trình, kế hoạch, đề xuất các giải pháp,
tổ chức thực hiện và hƣớng dẫn các đơn vị thành viên thực thi các quyết định
marketing mix (Ban marketing thuộc Bảo Minh chịu trách nhiệm thực hiện).
+ Phạm vi thời gian nghiên cứu: Thời gian thực hiện luận án nghiên cứu: 2016-
2019; Thời gian số liệu thu thập: Từ sau 2010.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiếp cận
Đề tài tiếp cận theo hƣớng liên ngành, đa chiều trên góc độ lịch sử, kinh tế, chính
trị, luật pháp; kết hợp cả cách tiếp cận từ dƣới lên (từ chính đội ngũ lao động đang làm
việc trong Bảo Minh) và từ trên xuống (từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm
nói chung).
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án này tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu phân tích, tổng
hợp, thống kê, hệ thống hóa tài liệu, so sánh và điều tra thực tế bằng bảng hỏi, phỏng
vấn trực tiếp, quan sát và đánh giá hoạt động của họ.
Đây là những phƣơng pháp nghiên cứu khoa học thông dụng có độ tin cậy cao cho
phép tác giả tổng hợp, kế thừa và phân tích các tƣ liệu thu thập đƣợc (cả sơ cấp và thứ
cấp) để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong luận án.
4.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để nghiên cứu, đánh giá các tài liệu thu thập đƣợc
từ trong và ngoài nƣớc từ đó hình thành nên khung lý thuyết ở chƣơng 2, trên cơ sở đó
tác giả sẽ đánh giá thực trạng việc áp dụng marketing mix ở công ty bảo hiểm Bảo
Minh trong chƣơng 3. Đây là phƣơng pháp nghiên cứu rất quan trọng đƣợc sử dụng
trong luận án.
4.2.2. Phương pháp so sánh
Đây là phƣơng pháp đƣợc vận dụng linh hoạt trong luận án để so sánh các lý
thuyết về marketing, các mô hình nghiên cứu, các số liệu về kinh doanh, các số liệu về
4
marketing mix của công ty qua các năm, so sánh hoạt động marketing của công ty này
và các công ty bảo hiểm khác..., từ đó chỉ ra đƣợc những bất cập và làm rõ nguyên
nhân của nó.
4.2.3. Phương pháp thống kê
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thống kê, xây dựng các bảng, biểu số liệu,...
nhằm thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu.
4.2.4. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu, điều tra diện rộng
thông qua bảng hỏi với các đối tƣợng trực tiếp làm công tác bảo hiểm và nhà quản lý
của doanh nghiệp (từ phó trƣởng phòng trở lên), khách hàng đã và đang là đối tác bảo
hiểm của công ty tại các thành phố lớn nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội
và một số khu vực lân cận về việc áp dụng marketing mix và các yếu tố ảnh hƣởng tới
áp dụng marketing mix của Bảo Minh. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá đƣợc hoạt động
này tại Bảo Minh. Điều này đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 1: Quy trình nghiên cứu áp dụng marketing mix
Đầu tiên, xuất phát từ vấn đề thực tiễn cần nghiên cứu cộng với một số hiểu biết về
đề tài cũng nhƣ đối tƣợng khảo sát, tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu. Tiếp theo từ
phần cơ sở lý thuyết và tham khảo nhiều ý kiến, mô hình nghiên cứu đƣợc thiết lập dựa
theo lý thuyết về marketing mix và các yếu tố ảnh hƣởng đến marketing mix.
5
4.2.4.1. Phƣơng pháp chọn điểm và mẫu nghiên cứu
Kích thƣớc mẫu là vấn đề rất đƣợc quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến độ tin
cậy của thang đo. Mẫu đƣợc tác giả lựa chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu phi xác
xuất. Hiện nay, theo nhiều nhà nghiên cứu vấn đề kích thƣớc mẫu là bao nhiêu, nhƣ
thế nào là đủ lớn vẫn chƣa đƣợc xác định rõ ràng. Hơn nữa, kích thƣớc mẫu còn phụ
thuộc vào phƣơng pháp ƣớc lƣợng sử dụng trong nghiên cứu cụ thể. Theo Hair & ctg
(2010) [61], để sử dụng EFA, mẫu tối thiểu và đảm bảo yêu cầu là 50 và tỷ lệ quan
sát/biến đo lƣờng là 5. Mô hình khảo sát trong luận án gồm 7 yếu tố độc lập với 38
biến quan sát. Do đó, số lƣợng mẫu cần thiết là 38 x 5 = 190 mẫu trở lên. Số lƣợng
mẫu trong nghiên cứu này n = 190 và để đạt kích thƣớc mẫu này 300 bảng câu hỏi sẽ
đƣợc gửi đi phỏng vấn (đề phòng trƣờng hợp phải loại bỏ những phiếu kém giá trị). Sử
dụng phiếu điều tra bao gồm câu hỏi đóng và mở, nội dung phiếu điều tra phục vụ cho
mục đích nghiên cứu yếu tố khám phá EFA (xem phụ lục).
Do hạn chế về thời gian, chi phí…, tác giả sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu phi xác
suất. Đây là phƣơng pháp thông dụng và đại diện cho tổng thể không bằng phƣơng
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, nhƣng tác giả sẽ cố gắng vận dụng các nguồn thông tin để
lựa chọn đƣợc nhóm mẫu có tính đại diện nhất thông qua hình thức chọn mẫu hạn
ngạch (quota sampling) tại 4 thành phố trọng điểm mà Bảo Minh xác định trong chiến
lƣợc kinh doanh là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. Đối tƣợng
khảo sát là lãnh đạo, nhân viên bán hàng và khách hàng tại 4 địa bàn kể trên.
Bảng 1: Dung lƣợng mẫu khảo sát
Nguồn: Tác giả luận án
4.2.4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu
a. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp trong luận án bao gồm các số liệu về sự hình thành và hoạt động,
tình hình cơ sở vật chất, kết quả hoạt động, sản xuất kinh doanh... Các số liệu này đƣợc
sử dụng để mô tả thực trạng phát triển kinh doanh của Bảo Minh. Những số liệu này
đƣợc thu thập từ nguồn báo cáo của Bảo Minh, các kết quả nghiên cứu có liên quan,
các bài báo, tin tức... (số liệu từ năm 2015 đến 2019)
b.Thu thập số liệu sơ cấp
Stt Đơn vị Số mẫu Tỷ lệ
1 Lãnh đạo công ty và lãnh đạo
tạo các đơn vị trực thuộc
20 6,6%
2 Nhân viên bán hàng, đại lý 90 (trên 1755) 30,0%
4 Khách hàng 190 (trên
(80.000)
63,4%
Tổng 300 100%
6
Số liệu sơ cấp là những thông tin đƣợc thu thập trực tiếp từ việc điều tra, khảo sát
lãnh đạo, nhân viên bán hàng, khách hàng thông qua phiếu điều tra chuẩn bị sẵn. Phiếu
điều tra đƣợc xây dựng nhằm tìm hiểu, đánh giá việc áp dụng marketing mix và các
yếu tố ảnh hƣởng đến áp dụng marketing mix tại Bảo Minh.
4.2.4.3. Mô hình đánh giá
Qua quá trình nghiên cứu lý thuyết, trao đổi với lãnh đạo Bảo Minh, các phòng
ban, ý kiến của khách hàng và giáo viên hƣớng dẫn, tác giả đã tiến hành xây dựng mô
hình nghiên cứu cho luận án này (Chi tiết xem phụ lục: Mô hình nghiên cứu về áp
dụng marketing mix đƣợc đề xuất cho Bảo Minh và Phụ lục Mô hình nghiên cứu các
yếu tố ảnh hƣởng đến áp dụng marketing mix đƣợc đề xuất cho Bảo Minh)
Về thang đo, luận án áp dụng thang đo Likert 5 mức độ phổ biến trong nghiên
cứu marketing với các mức độ sau: 1-Yếu, 2- Trung bình, 3- Khá, 4- Tốt, 5- Rất tốt.
Minh họa cụ thể các thang đo mức độ hài lòng của khách hàng về áp dụng marketing
mix đƣợc đề xuất cho Bảo Minh và các yếu tố ảnh hƣởng đến áp dụng marketing mix
đƣợc đề xuất cho Bảo Minh đƣợc minh họa trong phần phụ lục:
4.2.4.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu
a. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu thứ cấp sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc chọn lọc phù hợp với các chỉ tiêu
nghiên cứu của đề tài và đƣợc xử lý qua phần mềm MS Excel. Các phiếu phỏng vấn
thiếu trả lời các câu hỏi và trả lời giống nhau và các phiếu không trả lời sẽ loại bỏ. Sau
đó, tác giả tổng hợp và xử lý số liệu trên phần mềm MS EXCEL; SPSS 22.0.
b. Phƣơng pháp phân tích số liệu
- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để mô tả số liệu
nhƣ: số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân, tỷ trọng... của các số liệu sử dụng trong
đề tài.
- Phƣơng pháp so sánh:Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để đánh giá sự thay đổi của
tình hình nghiên cứu theo thời gian. Trong nghiên cứu này, phƣơng pháp so sánh đƣợc
sử dụng để so sánh số lao động, doanh số, lợi nhuận... của Bảo Minh qua các năm.
- Phƣơng pháp phân tích kinh tế: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích xu
thế và mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến áp dụng marketing mix tại Bảo Minh.
- Phƣơng pháp phân tích định lƣợng: Để xác định các yếu tố ảnh hƣởng áp dụng
marketing mix tại Bảo Minh. Nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp phân tích yếu tố
khám phá (EFA-Exploratory Factor Analysis), kết hợp phân tích hồi quy đa biến đơn
để phân tích.