Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Áp dụng hoạt động đổi mới sáng tạo trong trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp của Trường Đại học Đà Lạt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Hội thảo Khoa học Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo năm 2021 (ISSC2021)
Ngày 26/12/2021 ISBN: 978-604-920-136-3
19 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
ID: ISSCF.02
ÁP DỤNG HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG TRUNG TÂM HỖ TRỢ
KHỞI NGHIỆP CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
TRƯƠNG THỊ NGỌC THUYÊN1 , LÝ MỸ DUNG2
, NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO3*
1 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Lạt
2 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Lạt
3Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp, Trường Đại học Đà Lạt
1
2
Tóm tắt. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng là chủ đề được
cả nước quan tâm. Nhiều chương trình và cuộc thi khởi nghiệp đã được triển khai ở nhiều quy mô khác
nhau từ cấp cơ sở, cấp tỉnh cho đến cấp quốc gia nhằm thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đối với thế
hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng. Kết hợp các phương pháp giáo dục trên thế giới, đặc biệt dựa trên
triết lý giáo dục học theo dự án, trường Đại học Đà Lạt đã xây dựng trung tâm Khởi nghiệp của riêng mình
nhằm hỗ trợ và là tiền đề cho làn sóng khởi nghiệp tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu này làm rõ cơ sở lý luận
và vai trò của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo qua việc phân tích thực trạng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của
sinh viên trường đại học Đà Lạt. Qua đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo của sinh viên nhà trường cũng như tăng cường sự kết nối với các hoạt động khởi nghiệp của tỉnh
Lâm Đồng trong thời gian tới.
Từ khóa. Giáo dục, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, sinh viên, Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng.
1. LỜI MỞ ĐẦU
Trong Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, sự chuyển dịch từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế số
trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây đã và đang mang lại những chuyển biến tích cực trên mọi
phương diện của đời sống kinh tế - xã hội. Cuộc cách mạng này đã tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ của các
doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và thuật ngữ "khởi nghiệp đổi mới sáng tạo" đã trở thành chủ
đề nóng đang được cả nước quan tâm. Trong bối cảnh đó, những điều chỉnh trong triết lý giáo dục, đặc biệt
là trong giáo dục đại học, cần được quan tâm hơn nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực trẻ có năng lực thích
ứng tốt với những đổi thay của thế giới.
Làn sóng khởi nghiệp đã bắt đầu và bùng nổ mạnh mẽ từ nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Mỹ, có khoảng
31.7 triệu doanh nghiệp nhỏ được thành lập trong 2020. Cụ thể tại San Fracisco và thung lũng Silicon –
biểu tượng cho khởi nghiệp của Mỹ, có khoảng 13.5% thương vụ khởi nghiệp được thành lập tại đây. Một
ví dụ khác cho làn sóng khởi nghiệp lần 2 tại Hàn Quốc, Wooowa Brothers là một trong những công ty
khởi nghiệp thành công trong thị trường mới. Năm 2010, Woowaa Brothers đã phát triển ứng dụng giao
thức ăn tại Hàn Quốc mang tên “Baedal Minjok” (viết ngắn: Baemin) và hiện nay ứng dụng giao thức ăn
Baemin đã chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường Hàn Quốc và đang mở rộng quy mô sang các quốc gia
khác. Có thể thấy, đặc điểm chung của làn sóng khởi nghiệp này là các ý tưởng tốt, đáp ứng nhu cầu nhất
định của khách hàng và rất gần gũi, thiết thực. Điều đặc biệt là độ tuổi của các nhóm khởi nghiệp không hề
có giới hạn, tuy nhiên trong gần đây, độ tuổi của các nhóm khởi nghiệp ngày càng trẻ hoá và có xu hướng
tập trung vào các nhóm sinh viên.
Đã từ lâu, nhiệm vụ của trường đại học là nơi cung cấp kiến thức chuyên môn, đào tạo nhân lực có trình độ
cao phục vụ cho yêu cầu giáo dục – đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội. Với sự