Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng phật giáo trong nghệ thuật cải lương nam bộ.
PREMIUM
Số trang
67
Kích thước
740.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1715

Ảnh hưởng phật giáo trong nghệ thuật cải lương nam bộ.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

- Đà Nẵng , 05/2014 -

Đề tài:

ẢNH HƢỞNG PHẬT GIÁO TRONG NGHỆ

THUẬT CẢI LƢƠNG NAM BỘ

SVTH: Ngô Thị Kim Hạnh

Lớp 10SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

GVHD: PGS.Ts Lưu Trang

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

*****

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................2

3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................4

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .........................................................4

5. Đóng góp của đề tài.............................................................................................5

6. Bố cục đề tài ........................................................................................................5

NỘI DUNG ................................................................................................................6

CHƢƠNG 1. VÀI NÉT VỀ PHẬT GIÁO VÀ NGHỆ THUẬT CẢI LƢƠNG ...6

1.1. Khái quát chung về Phật giáo và Phật giáo ở Việt Nam..................................6

1.1.1. Hoàn cảnh ra đời Phật giáo........................................................................6

1.1.2. Giáo lý Phật giáo .......................................................................................6

1.1.3. Phật giáo ở Việt Nam...............................................................................10

1.1.3.1. Vài nét về quá trình du nhập truyền bá Phật giáo vào Việt Nam.....10

1.1.3.2. Đặc điểm Phật giáo ở Việt Nam ......................................................12

1.1.3.3. Phật giáo ở Nam Bộ .........................................................................15

1.1.3.4. Những điểm tương đồng giữa Phật giáo và văn hóa truyền thống con

người Việt Nam.............................................................................................19

1.2. Nghệ thuật cải lương ......................................................................................22

1.2.1 Hoàn cảnh ra đời.......................................................................................22

1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển ...........................................................23

1.2.3. Đặc điểm của nghệ thuật cải lương .........................................................27

CHƢƠNG 2. NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG NGHỆ

THUẬTCẢI LƢƠNG NAM BỘ............................................................................30

2.1. Vài nét về vùng đất Nam Bộ và tính cách con người Nam Bộ ......................30

2.1.1. Vùng đất Nam Bộ ....................................................................................30

2.1.2. Tính cách con người Nam Bộ..................................................................37

2.2. Cải lương Nam Bộ tiếp nhận nội dung tư tưởng Phật giáo............................39

2.2.1. Tứ trọng ân...............................................................................................39

2.2.2. Tinh thần từ, bi, hỉ, xả..............................................................................43

2.2.3. Quy luật nhân quả....................................................................................44

2.2.4. Tính giáo dục ...........................................................................................45

2.3. Âm nhạc Phật giáo trong âm nhạc cải lương .................................................47

2.4. Sự kết hợp giữa ngôn từ trong Phật giáo và ca từ cải lương ..........................54

2.5. Ý nghĩa của Phật giáo trong nghệ thuật cải lương Nam Bộ...........................56

2.6. Vai trò của Phật giáo và nghệ thuật cải lương trong đời sống, xã hội ...........57

KẾT LUẬN..............................................................................................................59

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Việt Nam là quốc gia nhiều dân tộc cùng chung sống hòa thuận. Trong quá

trình lao động, người Việt đã sản sinh ra những giá trị văn hóa của dân tộc mình.

Cùng với quy luật phát triển của xã hội loài người, trải qua những lần giao lưu, tiếp

biến văn hóa. Việt Nam đã biết chọn lọc các giá trị văn hóa và sáng tạo để chúng trở

thành những nét văn hóa gần gũi, dễ tiếp nhận hơn đối với người Việt. Một trong

những tư tưởng tiêu biểu đó là Phật giáo. Phật giáo đã được truyền vào Việt Nam từ

khi lập nước, trải qua hàng ngàn năm, Phật giáo đã chung sống hòa bình với dân tộc

Việt và đã có những ảnh hưởng rộng rãi trên các lĩnh vực xã hội, giáo dục, văn

hóa...

Từ thực tiễn được thể hiện qua đạo lý nhân quả, luân hồi, nghiệp báo, v.v...

những giáo lý của Phật giáo có giá trị thiết thực trong đời sống con người, hiện nay

không chỉ giới tri thức mà giới bình dân cũng để tâm tìm hiểu về đạo Phật. Mọi

người đến với đạo Phật không phải để thỏa mãn tri thức mà là nhằm tìm ra phương

hướng giải tỏa những khúc chiết trong đời sống, cân bằng trạng thái tâm sinh lý, tìm

đến sự thanh thản bình yên của tâm hồn và tạo nền tảng phúc lành cho tương lai.

Chính do những nhân tố trên nên từ ngữ Phật giáo được phổ cập rộng rãi trong các

giới.

Vì thế, nếu như trước đây, Phật giáo chỉ xuất hiện trong trong các bài giảng

kinh, trong từng lời ren dạy thì hôm nay đã được vận dụng trong nhiều thể loại văn

hóa nghệ thuật. Trong đó, nổi bật là nghệ thuật cải lương. Cải lương Việt Nam tiếp

nhận những tư tưởng, giáo lý nhà Phật và làm cho nó trở thành những lời ca vọng

cổ ngọt ngào, thấm đượm tinh thần dân tộc, chứa đựng nhiều triết lý nhân sinh. Mà

nổi bật nhất là vùng cải lương Nam Bộ. Cải lương Nam Bộ mang những giai điệu

dân ca mang đậm tính cách của những người dân Nam Bộ cần cù trong lao động,

hào sảng trong chí khí anh hùng nhưng cũng giàu lòng nhân hậu kết hợp với từng

2

câu chữ nơi nhà Phật đã tạo nên một vẻ đẹp mới cho cải lương Nam Bộ, một hình

thức giải trí bác học. Đồng thời Phật giáo cũng từ đó, gần gũi hơn với con người…

Với những yếu tố trên, tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng Phật giáo trong nghệ

thuật cải lương Nam Bộ” làm đề tài khóa luận của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ảnh hưởng Phật giáo đến các lĩnh vực trong đời sống đã được đề cập nhiều

trong các tác phẩm, các công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, hầu hết các công trình

nghiên cứu chủ yếu nói về tiến trình du nhập, sự phát triển của Phật giáo và sự ảnh

hưởng của Phật giáo đến đạo đức, lối sống. Về sự ảnh hưởng của tôn giáo này đến

lĩnh vực văn hóa, mà ở đây là loại hình cải lương thì chưa có công trình nào chuyên

sâu.

- Trong tác phẩm “Lịch sử cải lương” của Tuấn Giang, là công trình viết về

lịch sử sân khấu cải lương, là đề tài lần đầu tiên có tính hệ thống các giai đoạn lịch

sử hoạt động sân khấu cải lương, nêu bật những bước phát triển cải lương với

những nhận định mới, quan điểm mới về một cách lý giải lịch sử, có văn phong lịch

sử khá thống nhất về một bút pháp viết sử sân khấu. Những đóng góp khoa học của

công trình làm nổi bật lên: Quá trình hình thành sân khấu cải lương có tính hiện

thực khoa học, về một thể loại sân khấu dân tộc, bản địa Nam Bộ. Nêu lên quá trình

phát triển sân khấu cải lương có những hoạt động nổi bật về tác phẩm kịch, đội ngũ

diễn viên, tác giả cải lương... qua các giai đoạn lịch sử. Khẳng định những giá trị

văn hoá tinh thần dân tộc, bản địa của sân khấu cải lương, góp phần xây dựng đời

sống xã hội, đó là ý nghĩa bài học lịch sử ra đời, phát triển cải lương trên mọi miền

đất nước. Tuy nhiên, tác giả chưa làm rõ được vai trò, ảnh hưởng, tác động của Phật

giáo tới sự phát triển của nghệ thuật cải lương, nhất là trong thời đại ngày nay.

- “Ảnh hưởng Phật giáo trong đời sống Việt” của Thích Nguyên Tạng nói về

sự du nhập Phật giáo truyền vào Việt Nam và ảnh hưởng đến các lĩnh vực trong đời

sống của người Việt như về tư tưởng, đạo lý,…về sự dung hòa giữa Phật giáo và

các tín ngưỡng, tôn giáo bản địa. Đồng thời còn ảnh hưởng qua góc độ nhân văn và

xã hội và các loại hình nghệ thuật như nghệ thuật sân khấu và nghệ thuật tạo hình.

3

Bài viết đưa ra những nhận định để làm rõ sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời

sống Việt nhưng chưa nhấn mạnh sự ảnh hưởng sâu sắc của Phật trong nghệ thuật

cải lương. Tuy nhiên, đây cũng là một nguồn tư liệu quý giá trong quá trình nghiên

cứu.

- “100 năm nghệ thuật cải lương” của Hoàng Chương. Với những tư liệu dày

dặn, phong phú, được sưu tầm công phu, kỹ lưỡng và chuẩn xác qua sách, báo, qua

phỏng vấn hàng loạt các nghệ sĩ gạo cội, tìm hiểu những yếu tố kinh tế, chính trị,

văn hóa, xã hội để tìm ra sự hình thành sân khấu cải lương, cuốn sách đã mang đến

một cái nhìn toàn cảnh, tổng thể về lịch sử phát triển 100 năm của nghệ thuật cải

lương trên khắp các vùng, miền của cả nước với những vở diễn nổi tiếng, những

nghệ sĩ tài năng bên cạnh việc hình thành phong cách cải lương của hai miền nam,

bắc. Nghiên cứu về góc độ âm nhạc, nghệ thuật biên kịch cải lương, mỹ thuật sân

khấu…Trong khi phân tích những giá trị tinh túy của nghệ thuật cải lương, công

trình nghiên cứu cũng chỉ ra mặt yếu kém, hạn chế của nó trong bối cảnh hiện nay,

nhất là việc xa rời hoặc làm sai lệch cái nền truyền thống. Sân khấu cải lương ngày

càng thiếu những tác giả cải lương dẫn đến hiện tượng thiếu vắng kịch bản cải

lương hay, buộc các đơn vị nghệ thuật phải tìm cách lấy những kịch bản kịch nói

chuyển thể thành kịch bản cải lương. Công trình nghiên cứu 100 năm nghệ thuật cải

lương Việt Nam đã bám sát quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật cải

lương gần một thế kỷ qua, vừa tổng kết thực tiễn một cách khoa học, vừa lấy lý luận

soi rọi cho thực tiễn đã mang tính ứng dụng cao. Công trình không chỉ giúp ích cho

những nhà hoạt động thực tiễn đi sáng tác, đạo diễn, biểu diễn mà còn giúp cho việc

đào tạo bộ môn cải lương ở các trường nghệ thuật sân khấu trong cả nước cũng như

phục vụ cho đông đảo công chúng muốn tìm hiểu về bộ môn đặc sắc này.

Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu về Phật giáo và các bài viết về

cải lương của các tác giả. Tuy chưa có công trình nào chuyên sâu về sự ảnh hưởng

của Phật giáo trong nghệ thuật cải lương ở Nam Bộ nói riêng và cải lương Việt

Nam nói chung. Nhưng đây là những tài liệu cần thiết để tôi có thể vận dụng vào đề

tài khóa luận của mình.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!