Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng phật giáo trong đời sống người Việt.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề Cương Chi Tiết
A. Lời mở đầu........................................................2
B. Nội Dung............................................................3
I. Phật giáo và dòng sử việt....................................................3
1. Lịch sử hình thành và phát triển phật giáo Việt nam……………….3
2. Đặc điêm cua phật giáo Việt nam........................................................3
II. Những giá trị và hạn ché của Phật giáo............................4
1. Giá trị....................................................................................................4
2. Hạn chế.................................................................................................6
III. Ảnh hưởng phật giáo trong đời sống người Việt............6
1. Ảnh hưởng Phật giáo về mặt tư tưởng và đạo lý..........................6
1.1 Về mặt tư tưởng……………………………………………………. 6
1.2 Về mặt dạo lý………………………………………………………. 7
2. Ảnh hưởng Phật giáo trong quá trình hội nhập văn hóa Việt....8
2.1 Ảnh hưởng Phật giáo qua sự dung hòa với các tín ngưỡng truyền
thống 8
2.2 Ảnh hưởng Phật giáo qua sự dung hòa với các tôn giáo khác. ……......9
2.3 Ảnh hưởng Phật giáo qua sự dung hòa với các quan hệ chính trị xã
hội .............................................................................................................9
2.4 Ảnh hưởng Phật giáo trong đời sống người bình dân và giới trí thức
10
3. Ảnh hưởng qua góc độ nhân văn và xã hội................................11
3.1 Ảnh hưởng Phật giáo qua ngôn ngữ. …………………………………………....11
3.2 Ảnh hưởng Phật giáo qua các tác phẩm văn học…………………. 13
3.3 Ảnh hưởng Phật giáo qua phong tục tập quán…………………………….... 13
4. Ảnh hưởng qua các loại hình nghệ thuật...................................16
4.1 Ảnh hưởng Phật giáo qua nghệ thuật sân khấu. …………………………...16
4.2 Ảnh hưởng Phật giáo qua nghệ thuật tạo hình. …………………………… 17
C. Kết luận..........................................................19
D. Tài liệu tham khảo.........................................21
1
A. Lời mở đầu
Ngay khi được truyền vào, từ thế kỷ đầu, Đạo Phật đã nhanh chóng thích
nghi với lối sông của người dân Việt và trong quá trình hình thành và phát
triển trên đất nước này, Đạo Phật đã không gặp một trở ngại nào trong việc
hòa nhập vào mọi giai tầng của xã hội Việt Nam. Đạo Phật đã thấm vào nền
văn minh Việt Nam tự nhiên và dễ dàng như nước thấm vào đất. Đạo Phật đã
lan tỏa khắp hang cùng ngỏ hẻm trên lãnh thổ Việt Nam và đã có một chỗ
đứng nhất định từ cung đình cho đến làng xã Việt Nam. Đạo lý của Phật giáo
Việt Nam cũng đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người dân Việt và đã trở
thành những giá trị tinh thần vô giá cho người dân trên xứ sở này. Trong suốt
chiều dài lịch sử mười tám thế kỷ qua, Đạo Phật đã chứng minh sự hiện hữu
của mình trong hầu hết các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… và có
những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực vào các mặt của đời sống xã hội
ở nước ta.
.Trong công cuộc xây dưng đất nước quá độ lên CNXH, chủ nghĩa MácLênin là tư tưởng chủ đạo, là vủ khí lý luận của chúng ta nhưng bên cạnh đó,
bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội củ vẩn có sức sống dai dẳng, trong
đó giáo lý nhà phật đã ít nhiều đã in sâu vào tư tưởng của 1 số bộ phận dân cư
Việt nam. Việc xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nó là không thể thực hiện
được nên chúng ta cần vận dụng nó 1 cách hợp lý để góp phần đạt được mục
đích của thời kỳ quá độ củng như sau này.Vì vậy việc nghiên cứu lịch sử, giáo
lý, và sự tác động của đạo Phật đối với thế giới quan, nhân sinh quan con
người là hết sức cần thiết. Việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá những mặt han
chế củng như tiến bộ, nhân đạo của Phật giáo giúp ta hiểu rỏ tâm lý người dân
hơn và qua đó tìm ra được một phương cách để hướng đạo cho họ 1 nhân
cách chinh, đúng đắn. Theo đạo để làm điều thiện, tránh điều ác, hình thành
nhân cách con người tốt hơn chứ không trở nên mê tín di doan, cúng bái, lên
đồng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, niềm tin của quần chúng nhân dân.
2