Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng các nguyên liệu giàu xơ (cám lúa mỳ, vỏ đậu nành và lá khoai mì) lên một số chỉ tiêu sính sản lợn nái
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
317.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
983

Ảnh hưởng các nguyên liệu giàu xơ (cám lúa mỳ, vỏ đậu nành và lá khoai mì) lên một số chỉ tiêu sính sản lợn nái

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Khoa häc kü thuËt

8 Tạp chí chăn nuôi số 7 - 08

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

ẢNH HƢỞNG CÁC NGUYÊN LIỆU GIÀU XƠ (CÁM LÚA MỲ, VỎ ĐẬU NÀNH

VÀ LÁ KHOAI MÌ) LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN LỢN NÁI

Bùi Thị Kim Dung*, Bùi Huy Như Phúc**

1. MỞ ĐẦU*

Trong chăn nuôi lợn nái giai đoạn mang

thai, vấn đề dinh dưỡng là rất quan trọng. Một

số nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy khi tăng tỷ lệ

xơ trong khẩu phần (KP) lợn nái giai đoạn

mang thai sẽ làm giảm tỷ lệ nái bị bệnh hậu

sản, đặc biệt là hội chứng viêm vú, viêm tử

cung và mất sữa (MMA - Mastitis Metritis

Agalactia) sau khi sinh, nhờ tác dụng của nhu

động ruột. Theo Speer (1990), lợn nái ăn KP có

hàm lượng xơ cao suốt thời gian mang thai sẽ

giảm chứng táo bón và dễ đẻ hơn. Đối với lợn

nái mang thai, xơ là chất độn có tác dụng làm

tăng thể tích thức ăn (TA) gây cho lợn cảm giác

no, đồng thời có tác dụng tăng nhu động ruột,

chống táo bón, làm giảm hội chứng MMA.

Những nghiên cứu ở Mỹ cũng cho thấy nái ăn

KP xơ cao trong giai đoạn mang thai sẽ cho số

lợn con cai sữa/ổ cao hơn 0,3 con/ổ so với nái

ăn KP xơ thấp. Nhưng cần bổ sung vào KP lợn

nái mang thai những nguyên liệu nào để có ảnh

hưởng tốt đến thành tích sinh sản của lợn nái

và sự tăng trưởng phát triển của lợn con, đồng

thời tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp.

Mục tiêu của đề tài: Đánh giá ảnh hưởng

một số nguyên liệu giàu xơ làm nguồn TA cho

lợn nái mang thai để góp phần nâng cao năng

suất sinh sản đàn nái trong các xí nghiệp chăn

nuôi lợn.

2. PHƢƠNG PHÁP

Nghiên cứu được thực hiện tại Xí Nghiệp

Lợn Giống Đông Á (ấp Bình Đường, xã An

Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương).

*

Trường Cao Đẳng Nông nghiệp Nam Bộ.

** Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.

36 lợn nái mang thai lứa 1 thuộc các giống

Yorkshire, Landrace và con lai Yorkshire x

Landrace được phân chia ngẫu nhiên vào 4 lô

thí nghiệm (9 nái/lô). Bảng 1 trình bày sơ đồ bố

trí thí nghiệm.

Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Lô n

(Số nái)

Đặc điểm

khẩu phần NDF (%)

I (Đối chứng -

ĐC)

9 ít xơ 9,3

II 9 Sử dụng cám

lúa mỳ

22,7

III 9 Sử dụng vỏ

đậu nành

22,4

IV 9 Sử dụng lá

khoai mì

21,9

Các KP thí nghiệm được xây dựng và cung

cấp cho lợn nái với lượng NDF tương đương

nhau. Thời gian cho ăn KP thí nghiệm trung

bình là 93 ngày (từ 21 ngày sau khi phối giống

đến lúc sinh). Trong giai đoạn nuôi con, lợn nái

các lô thí nghiệm được ăn tự do với KP giống

nhau.

3. KẾT QUẢ

3.1. Theo dõi trên lợn nái

3.1.1. Bình quân tăng khối lượng cơ thể của

lợn nái mang thai từ 21 đến 107 ngày

Bảng 3 nêu lên kết quả khảo sát về bình

quân tăng khối lượng (KL) cơ thể của lợn nái

mang thai từ 21 đến 107 ngày.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!