Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ancol hay và khó
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bµi tËp ancol
1.Công thức của ancol no, mạch hở
a. CxHy(OH)m b. CnH2n +2(OH)m
c. CnH2n +2Om d. CnH2n(OH)2
2.Đốt cháy A (chứa C, H, O) thu được 2nCO2 = nH2O. Khi A tác
dụng với Na dư, số mol H2 bằng 1/2 số mol A. CTPT A là
a. C3H5OH b. C2H5OH c. C3H6(OH)2 d. CH3OH
3.Để phân biệt 3 chất lỏng: ancol etylic, glixerin và dd phenol, ta
dùng thí nghiệm nào:
I/ Thí nghiệm 1 dùng NaOH và thí nghiệm 2 dùng Cu(OH)2.
II/ Thí nghiệm 1 dùng dd Br2 và thí nghiệm 2 dùng Cu(OH)2.
III/Thí nghiệm 1 dùng Na và thí nghiệm 2 dùng dd Br2.
a. I, II b. I, III c. II, III d. Chỉ dùng II
4.Đốt cháy 0,2 mol ancol no X dùng đúng 0,7 mol oxi. Công
thức của X là:
a. C2H4(OH)2 b. C4H8(OH)2 c. C3H5(OH)3 d. C2H5OH
5.CTPT của ancol có công thức thực nghiệm (C2H5O)n là:
a. C4H10O2 b. C2H5O c. C4H10O d. C8H20O4
6.Sắp xếp các chất sau: n-butan(1), metanol(2), etanol(3),
nước(4) theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần là:
a. (1)<(2)<(3)<(4) b. (1)<(3)<(2)<(4)
c. (1)<(4)<(2)<(3) d. (2)<(3)<(4)<(1)
7.Nhiệt độ sôi của benzen(1), phenol(2) và p-cresol(3). Sắp xếp
theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần là:
a. (1)<(2)<(3) b. (2)<(1)<(3)
c. (3)<(1)<(2) d. (2)<(3)<(1)
8.Danh pháp thay thế của ancol sau:
CH3 - CH(CH3)- CH2 – CH2 – OH.
a. 3-metylbutan-1-ol b. 2-metylpentan-2-ol
c. 2,2-đimetylpropan-1-ol d. 3-metylbutan-2-ol
9. Hiện tượng xảy ra khi sục khí CO2 (dư) vào ống nghiệm chứa
dung dịch natriphenolat :
a. Dung dịch từ trong hóa đục b. Dung dịch từ đục hóa trong
c. Dung dịch từ trong hóa đục rồi lại từ đục hóa trong
d. Có kết tủa xuất hiện sau đó kết tủa tan
10.Công thức của ancol A là CnH2mOx. Điều kiện của m và n để
A là ancol no, mạch hở là:
a. m = 2n b. m = 2n + 2 – x
c. m = 2n + 2 d. m = n +1
11. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột X Y axit
axetic.X và Y lần lượt là những chất nào sau đây?
a. ancol etylic, anđehit axetic c. glucozơ, etyl axetat b.
glucozơ, anđehit axetic d. glucozơ, ancol etylic
12.Cho các chất sau: HO–CH2-CH2–OH; CH3–CH2–CH2OH;
CH3–CH2–O–CH3; HO–CH2–CH(OH)–CH2–OH Số lượng các
chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là?
a.1 b. 2 c. 3 d. 4
13. Ở cùng điều kiện, một lít hơi ancol A có khối lượng bằng
một lít O2 . Phát biểu nào sau đây về A là đúng :
a. A là ancol bậc II b. A tan hữu hạn trong nước
c. A tách nước chỉ tạo một anken duy nhất
d. A có nhiệt độ sôi thấp nhất trong dãy đồng đẳng
14. Đốt cháy hết 1 mol ancol no đơn chức, mạch hở A cần 3 mol
O2 , chỉ ra phát biểu sai về A
a. Là ancol bậc I b. Tách nước chỉ tạo một anken duy nhất
c. Có nhiệt độ sôi cao hơn rượu metylic
d. A còn có 2 đồng phân không cùng chức khác
15. So sánh tính linh động của H trong nhóm OH của các ancol
sau: (X): metanol (Y): etanol (Z): propanol
a. X>Y>Z b. Y>X>Z c. Z>Y>X d. X>Z>Y
16. Phenol ít tan trong nước là vì:
a. có nhóm -OH linh động b. không có nhóm -OH linh động
c. gốc phenyl cồng kềnh làm tăng tính kị nước
d. gốc benzyl háo nước.
17. Dung dịch Phenol không có pư với các chất nào sau đây
a. Natri và dung dịch NaOH b. Nước Brom
c. Dung dịch hh axit HNO3 và H2SO4 đặc d Dung dịch NaCl
18. Phản ứng nào dưới đây tạo kết tủa trắng :
a. Cho dung dịch natriphenolat tác dụng với nước Brom
b. Cho dung dịch phenylamoniclorua tác dụng với nước Brom
c. Cho anilin tác dụng với nước Brom d. Cả a, b, c đều đúng
19. Số đồng phân ancol thơm có thể ứng với công thức phân tử
C8H10O là:
a. 7 b. 4 c. 5 d. 6
20. ancol đơn chức no A có %C (theo khối lượng) là 52,17%. A
có đặc điểm : a.Tác dụng với CuO đun nóng cho ra một anđêhit
b. Không cho phản ứng tách nước tạo anken
c. Rất ít tan trong nước
d. Có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy đồng đẳng
21. Đồng phân nào của C4H9OH khi tách nước sẽ cho 3 olephin
đồng phân ? a. ancol isopropylic b. 2metyl propan-1ol
c. Butan-1ol d. Butan-2ol
22. Phenol tác dụng được với những chất nào dưới đây :
a. Na, NaOH, HCl, Br2 b. Na, NaOH, NaCl, Br2
c. Na, NaOH, NaHCO3, Br2 d. K, KOH, Br2
23.Đốt cháy hoàn toàn hh X gồm 2 ancol đơn chức no kế nhau
trong dãy đồng đẳng thì thấy tỉ lệ số mol CO2 và số mol H2O
sinh ra lần lượt là 9: 13. Phần trăm số mol của mỗi ancol trong
hh X (theo thứ tự ancol có số C nhỏ, ancol có số C lớn) là:
a. 40%, 60% b. 75%, 25% c. 25%, 75% d. 60%, 40%
24.Cho 1,52g hỗn hợp hai ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp
nhau tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 2,18g chất
rắn. Công thức phân tử của hai ancol là:
a. CH3OH; C2H5OH b. C2H5OH; C3H7OH
c. C3H5OH C3H7OH d. C3H7OH C4H9OH
25. Hỗn hợp X gồm ancol metylic và ancol no, đơn chức A. Cho
7,6g X tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít H2 (đktc), mặt khác
oxi hóa hoàn toàn 7,6g X bằng CuO (t0
) rồi cho toàn bộ sản
phẩm thu được tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được
21,6g kết tủa. Công thức cấu tạo của A là:
a. C2H5OH b. CH3-CH2-CH2-OH
c. CH3-CH2-CH2-CH2-OH d. CH3-CH(CH3)OH
26.Đốt cháy hoàn toàn m gam hh X gồm hai ancol A và B thuộc
cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít CO2 và 7,65g H2O. Mặt
khác khi cho m gam hh X tác dụng với Na dư thu được 2,8 lít H2.
Biết tỉ khối hơi của mỗi chất so với hiđro đều nhỏ hơn 40, các
thể tích khí đo ở đktc. A và B có công thức lần lượt là:
a. CH3OH; C2H5OH b. C2H5OH; C3H7OH
c. C3H8O2 C2H6O2 d. C3H6O2 C2H8O2
28. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít hơi 2 rượu no, đơn chức thu được
7,84 lít CO2 (các thể tích đều đo ở đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm
cháy vào bình đựng 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M. Khối
lượng dung dịch sau phản ứng Thay đổi như thế nào?
a. Giảm 23,05g b. Tăng 12,25 g
c. Giảm 26,2 g d. Tăng 26,2 g
29. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan trong nước của
ancol đều cao hơn so với hiđrocacbon, dẫn suất halogen, ete có
phân tử khối tương đương hoặc có cùng số nguyên tử C, là do:
a. Ancol có phản ứng với Na
b. Ancol có nguyên tử oxi trong phân tử
c. Các ancol có liên kết hiđro
d. Trong phân tử ancol có liên kết cộng hóa trị.
30. Đun 132,8g hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức với H2SO4 đặc ở
1400C thu được hỗn hợp gồm các ete có số mol bằng nhau và có
khối lượng là 111,2g. Số mol của mỗi ete trong hỗn hợp là giá trị
nào dưới đây ?
a. 0,1 mol b. 0,2 mol c. 0,3 mol. d. 0,4 mol
31. Đun nóng 27,4g CH3CHBrCH2CH3 với KOH dư trong
C2H5OH , sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hh khí X
gồm hai olefin trong đó sản phẩm chính chiếm 80%, sản phẩm
phụ chiếm 20%. Đốt cháy hoàn toàn X thu được bao nhiêu lít
CO2 (đktc) ? a. 4,48 lít b. 8,96 lít c. 11,2 lít d. 17,92 lít
32.Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol đồng đẳng đơn
chức hơn kém nhau 2 nhóm -CH2- ta thu được 4,48 1ít khí CO2
(đktc) và 5,4 gam H2O. Công thức phân tử của hai ancol là:
a. CH4O, C3H8O b. C2H6O, C4H10O
c. CH4O, C5H12O d CH4O, C4H10O