Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Án treo trong pháp luật hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
HUỲNH VĂN ÚT
ÁN TREO TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60380140
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Quang Vinh
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Người viết Luận văn xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung Luận văn là
kết quả của một quá trình tổng hợp và nghiên cứu nghiêm túc của riêng bản
thân người viết. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Tất cả các ý
kiến các của tác giả khác được đưa vào luận văn đều được người viết giữ
nguyên ý tưởng và trích dẫn rõ rang.
Tác giả luận văn
Huỳnh Văn Út
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật hình sự
BLHS 1999 Bộ luật hình sự năm 1999
BLHS 1985 Bộ luật hình sự năm 1999
BLTTHS 2003 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
HĐTP Hội đồng Thẩm phán
HĐTP TANDTC Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Luật THAHS 2010 Luật Thi hành án hình sự năm 2010
Nghị định số 61/2000/NĐ-CP
Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000
của Chính phủ quy định về hình phạt tù cho
hưởng án treo
NQ-HĐTP Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán
Nghị quyết số 01/1990/HĐTP
Nghị quyết số 01-HĐTP ngày 18/10/1990 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao
hướng dẫn áp dụng Điều 44 BLHS 1985.
Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP
Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối
cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong
phần cung của BLHS 1999
Nghị quyết số 01/2007/NQHĐTP
Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày
02.10.2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số
quy định của BLHS về thời hiệu thi hành bản
án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn
chấp hành hình phat.
Thông tư liên tịch số
08/2012/TTLT/BCA-BQPTANDTC-VKSNDTC
Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT/BCABQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14/8/2012
hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách án treo
TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
Sắc lệnh số 21/SL/1946
Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 về tổ chức
Toà án Quân sự của Chính phủ lâm thời nước
Việt Nam dân chủ Cộng hòa
UBND Ủy ban nhân dân
UBTP Ủy ban Thẩm phán
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH ÁN TREO ...... 6
1.1. Khái niệm, bản chất pháp lý, ý nghĩa của án treo .............................. 6
1.1.1. Khái niệm, bản chất pháp lý của án treo ............................................... 6
1.1.2. Ý nghĩa, vai trò của chế định án treo................................................... 10
1.2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển các quy định về án treo ....... 12
trong pháp luật hình sự Việt Nam ................................................................. 12
1.2.1. Quy định án treo thời kỳ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 ............ 12
1.2.2. Quy định án treo thời kỳ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước
năm 1985` .................................................................................................... 13
1.2.3. Quy định án treo trong luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1985 đến nay 14
1.3. Chế định án treo theo quy định pháp luật hình sự một số nước ....... 17
1.3.1. Chế định án treo trong pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp .................... 17
1.3.2. Chế định án treo trong pháp luật hình sự Cộng hòa liên bang Đức ..... 21
1.3.3. Chế định án treo trong pháp luật hình sự Thụy Điển ........................... 23
1.3.4. Chế định án treo trong pháp luật hình sự Trung Hoa .......................... 25
Chương 2. TÌNH HÌNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY
ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ ÁN TREO................. 27
2.1. Tình hình áp dụng quy định về án treo................................................... 31
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về án treo .
..................................................................................................................... 31
2.2.1. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về điều kiện
cho hưởng án treo ......................................................................................... 31
2.2.2. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về điều kiện
thử thách của án treo .................................................................................... 47
2.2.3. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về điều kiện
thử thách của án treo .................................................................................... 50
2.2.4. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về hình phạt bổ sung đối với
người được hưởng án treo và thực tiễn áp dụng ............................................ 56
2.2.5. Thực tiễn áp dụng quy định về rút ngắn thời gian thử thách của án treo
..................................................................................................................... 57
2.2.6. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tổng hợp
hình phạt khi người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử
thách............................................................................................................. 60
2.2.7. Thực tiễn áp dụng quy định về xóa án tích đối với người được hưởng án
treo ............................................................................................................... 63
Chương 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ÁN TREO VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
ÁN TREO ................................................................................................... 66
3.1. Đánh giá tổng quan những bất cập của quy định Bộ luật hình sự năm
1999 về án treo và những vướng mắc trong thực tiễn ................................... 66
3.1.1. Những bất cập của các quy định Bộ luật hình sự năm 1999 về án treo ....
..................................................................................................................... 67
3.2. Hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về án treo và giải pháp nâng
cao hiệu quả của án treo ............................................................................... 67
3.2.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về án treo ......................... 67
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng của án treo ......................... 71
KẾT LUẬN ................................................................................................. 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Chế định án treo được ra đời trong xã hội tư bản vào cuối thế kỷ thứ 19,
điển hình ở các nước Anh và Mỹ năm 1859, Bỉ 1888, Pháp 1891. Ở Việt
Nam, ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công và Nước Việt
Nam dân chủ Cộng hoà thành lập, chế định án treo cũng được ra đời, quy định
tại Điều IV Sắc lệnh số 33C ngày 13/9/1945 của Chính phủ lâm thời Việt
Nam dân chủ Cộng hòa; Điều 10 Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 về tổ
chức Toà án Quân sự.
Chế định án treo không phải quốc gia nào cũng có. Quá trình soạn thảo
và thông qua Bộ luật hình sự năm 1999, có nhiều ý kiến đề nghị bỏ chế định
án treo, vì hình phạt cải tạo không giam giữ “tương tự” như án treo. Tuy
nhiên, bản chất pháp lý của hai chế định này có nhiều điểm khác biệt nhau, vì
vậy chế định án treo được thống nhất đề xuất giữ lại, phù hợp với chính sách
hình sự và tình hình của đất nước.
Kế thừa quy định về án treo trước đó, Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời
và án treo được quy định tại Điều 44, đến Bộ luật hình sự năm 1999 thay thế
Bộ luật hình sự 1985 thì án treo được quy định tại Điều 60, được giải thích là
"miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện". Quy định này đã đi đến một mức
độ hoàn chỉnh nhất định, điều này thể hiện tính nhân đạo, khoan hồng trong
chính sách hình sự, một mặt cho thấy sự nghiêm khắc của Nhà nước đối với
người bị kết án treo. Chính vì sự ràng buộc “có điều kiện” nên việc áp dụng
án treo phải tuân thủ các quy định pháp luật hình sự một cách chặt chẽ, nhưng
thực tiễn xét xử, không ít trường hợp vì lý do này hay lý do khác, Hội đồng
xét xử đã lạm dụng quy định án treo để cho các bị cáo được hưởng án treo
một cách tuỳ tiện… Bên cạnh đó, công tác thi hành án treo cho thấy yếu tố
tích cực của nó là giúp cho người bị kết án được sửa chữa lỗi lầm, thông qua
sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương. Tuy
nhiên, do luật định ngoài việc không được phạm tội mới trong thời gian thử
thách, thì luật không quy định xử lý người hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ
thử thách… làm cho tâm lý của người bị kết án treo coi nhẹ biện pháp này và
không quan tâm đến thực hiện nghĩa vụ trong thời gian thử thách…
Mặc dù chế định án treo được cụ thể hoá nhiều văn bản dưới luật nhưng
vẫn còn nhiều điểm chưa đầy đủ, mâu thuẫn. Quy định án treo tại Điều 60 Bộ
luật hình sự năm 1999 vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, từ quy định về điều kiện
cho hưởng án treo, quy định bắt đầu tính thời gian thử thách… đến việc giao
người được hưởng án treo cho nơi giám sát, giáo dục…
2
Trong bối cảnh cải cách tư pháp, cùng với yêu cầu đấu tranh phòng
chống tội phạm đang đặt ra, đặc biệt là tội tham nhũng, thì việc nghiên cứu lý
luận, thực tiễn áp dụng án treo, tìm ra những khiếm khuyết của chế định và từ
đó có đề xuất mới để hoàn thiện chế định án treo, nâng cao hiệu quả áp dụng
chế định án treo là một vấn đề hết sức cấp thiết.
Đó là những lý do để tôi chọn đề tài: "Án treo trong pháp luật hình sự
Việt Nam" làm Luận văn tốt nghiệp cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Trước khi chọn đề tài này, chúng tôi đã nghiên cứu qua nhiều bài viết,
công trình nghiên cứu của các chuyên gia pháp lý đã được công bố. Về thành
tựu nghiên cứu liên quan đến đề tài án treo, có thể sơ lược qua hai giai đoạn:
- Từ năm 1985 đến trước năm 1999: Các bài viết được đăng trên Tập chí
Toà án nhân dân: “Nhân thân người phạm tội và việc áp dụng biện pháp án
treo theo Điều 44 Bộ luật hình sự”, 1989 và bài viết “Án treo và những hình
phạt bổ sung”, 1990 của Vũ Thế Đoàn; “Một số suy nghĩ về chế định án
treo” của Nguyễn Khắc Công, 1991; “Vấn đề hình phạt tù nhưng cho hưởng
án treo” của Lê Văn Hưng, 1994; “Sự cần thiết của việc áp dụng án treo đối
với người phạm tội” của Lê Tiến Dũng, 1994; “Án treo và thực tiễn áp dụng”
của Đoàn Đức Lương, 1996. Luận văn thạc sỹ “Chế định án treo trong Luật
hình sự Việt Nam” của Phạm Thị Học, 1996. Luận văn này đi vào nghiên cứu
lý luận chung về án treo, nội dung các quy định có liên quan về chế định án
treo, thực tiễn áp dụng, vướng mắc và đề xuất giải pháp hoàn thiện… Dưới
gốc độ khoá luận“Án treo trong luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam” của Lê Ngọc Huân, 1997.
- Từ năm 1999 đến nay: Các bài viết đã đăng trên Tập chí Toà án nhân
dân: “Vấn đề vận dụng các điều kiện cho hưởng án treo trong Bộ luật hình
sự” của Trịnh Tiến Việt, 2003; “Chế định án treo và mô hình lý luận của nó
trong luật hình sự Việt Nam” của TSKH.PGS.Lê Văn Cảm, 2005; "Chế định
án treo trong luật hình sự Cộng hòa Pháp" của Trần Văn Dũng, 2006; “Chế
độ thử thách của án treo trong luật hình sự Việt Nam” của Phạm Văn Báu,
2007; “Án treo và thực tiễn áp dụng” của Đỗ Văn Chỉnh, 2007; “Quy định về
án treo và thực tiễn áp dụng” của Nguyễn Thanh Tùng, 2010; “Hoàn thiện
chế định án treo đáp ứng xu thế hội nhập và phát triển” của Đỗ Đức Hồng Hà
và Nguyễn Thanh Tùng, 2011; “Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện
quy định án treo” của Nguyễn Thị Minh Thu, 2011; "So sánh một số quy định
án treo giữa BLHS Đức và BLHS Việt Nam” của Đỗ Mạnh Quang, 2011;
“Một số vấn đề về tổng hợp hình phạt tù với án treo” của Đinh Văn Quế, năm
2012; "Bàn về hình phạt bổ sung đối với người bị xét xử được hưởng án treo
theo BLHS 1999” của Huỳnh Văn Út, 2013...
3
Các bài viết đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Tạp chí Luật học,
Tạp chí Kiểm sát: “Cần có văn bản hướng dẫn giải quyết một số vướng mắc
khi áp dụng chế định án treo” của Nguyễn Hồng Quang, 2009; “Cần nghiên
cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 60, Nghị định 61 và khắc phục công tác quản
lý giáo dục án treo, cải tạo không giam giữ” của Lương Đệ, 2011…
Dưới gốc độ Luận văn cử nhân: “Vấn đề hiệu quả án treo trong luật
hình sự Việt Nam” của Nguyễn Thị Thu Huyền, 2002; “Án treo: Lý luận và
thực tiễn” của Nguyễn Tuấn Lộc, 2003; “Thi hành án treo: Lý luận và thực
tiễn” của Nguyễn Ngọc Hải, 2004…
Đối với cấp bậc cao học, có Luận văn thạc sỹ: “Án treo và thi hành án
treo tại thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Hồng Hạnh, 2004; “Án treo
trong pháp luật hình sự Việt Nam” của Hồ Thị Phấn, 2007.
Ngoài các bài viết, công trình nghiên cứu trên, chế định án treo còn được
đề cập trong các giáo trình luật hình sự, bình luận khoa học Bộ luật hình sự
phần chung, sách chuyên khảo, như: “Những vấn đề cơ bản trong khoa học
hình sự” của Lê Văn Cảm, 2005; “Chế định án treo trong luật hình sự Việt
Nam” của Lê Văn Luật, 2007...
Có thể nói các bài viết, công trình nghiên cứu đã hơn 05 năm đã không
còn tính thời sự. Các bài viết, công trình nghiên cứu này có những đề xuất
hoàn thiện án treo nhưng chưa được toàn diện, còn thiếu sự đúc kết đánh giá
từ kinh nghiệm thực tiễn, mang lại hiệu quả chưa cao. Đối với những bài viết
gần đây khẳng định được giá trị về mặt lý luận và thực tiễn nhất định... Tuy
nhiên, phần lớn nội dung của các bài viết chỉ mang tính định hướng hoàn
thiện một cách chung chung mà không đi sâu vào phân tích các vấn đề có tính
hệ thống về mặt lý luận và chỉ ra từng hạn chế, để từ đó đưa ra hướng hoàn
thiện của chế định này.
Luận văn thạc sỹ gần đây nhất là “Án treo trong pháp luật hình sự Việt
Nam” của Hồ Thị Phấn (2007), đã đóng góp một cách tích cực vào việc hoàn
thiện việc hoàn thiện chế định án treo. Tuy nhiên, với đề xuất sửa đổi, bổ sung
khoản 1 Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999 theo hướng giới hạn phạm tội lần
đầu và ít nghiêm trọng1
mà người phạm tội thực hiện là căn cứ để xem xét
cho hưởng án treo... nhưng tác giả không lý giải vì sao lại thu hẹp điều kiện
cho hưởng án treo này, và tội phạm nghiêm trọng tại sao không được áp
dụng? Theo chúng tôi, đối với tình hình hiện nay thì đề xuất này quá thu hẹp
(phạm tội lần đầu và ít nghiêm trọng), nên khó được chấp nhận, trong khi theo
luật thực định, thì từ tội phạm nghiêm trọng... đến rất nghiêm trọng đều có thể
được hưởng án treo, nếu thỏa mãn điều kiện luật định khác... Mặt khác, Luận
văn này cũng chưa đề xuất được những giải pháp giải thích luật nhằm tháo gỡ
1
Hồ Thị Phấn (2007), Án treo trong pháp luật hình sự Việt Nam, tr. 91.