Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

An toàn nợ nước ngoài của việt nam
MIỄN PHÍ
Số trang
13
Kích thước
342.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
846

An toàn nợ nước ngoài của việt nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

An toàn nợ nước ngoài của Việt Nam

Đặng Văn Thanh

Trường Đại học Kinh tế

Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế Chính trị; Mã số: 60 31 01

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh

Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến nợ nước ngoài, đặc biệt là

cơ sở lý luận về an toàn nợ nước ngoài gồm phương pháp, chỉ tiêu so sánh, đánh

giá... Nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài bao gồm cả kinh nghiệm thành công và

hạn chế trong việc đảm bảo an toàn nợ nước ngoài. Đánh giá thực trạng an toàn nợ

Việt Nam trong giai đoạn 2001 đến 2010. Đưa ra phương hướng và một số giải pháp

cơ bản đảm bảo an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

Keywords. Nợ nước ngoài; Kinh tế tài chính; An toàn nợ; Việt Nam

Content

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cho vay và đi vay, việc vay nợ nước

ngoài trở thành phổ biến cho các nước giàu và ngèo. Nguồn vốn vay nợ nước ngoài luôn luôn

là động lực thúc đẩy đầu tư phát triển cho toàn bộ nền kinh tế của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó,

việc vay nợ, đặc biệt là nợ của Chính phủ không được nghiên cứu kỹ về sự an toàn, cũng như

quản lý an toàn nợ sẽ dẫn tới khủng hoảng nền kinh tế, nổi bật như Hy Lạp, Ai Len hiện nay,

trước kia là Mê xi cô và các nước Nam Mỹ ....

Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, nguồn vốn vay nước

ngoài của Chính phủ đã đã và đang là nguồn tài chính quan trọng cho đầu tư phát triển, góp

phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao vị thế của Việt Nam trên

trường Quốc tế. Các chỉ tiêu về nợ của chính phủ (bao gồm cả bảo lãnh của Chính phủ) trong

năm 2010 là rất cần báo động: tổng số nợ là 32,5 tỷ USD, trả nợ gốc trong năm là 1,672 tỷ

USD, trả lãi và phí là 0,616 tỷ USD [13, tr.13]. Qua đó cho thấy, việc tính đến an toàn nợ

nước ngoài của Việt Nam là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng nợ công đã và

đang trở nên trầm trọng ở nhiều nước trên thế giới.

Việt Nam là một nước đang trong quá trình chuyển đổi, bước đầu tham gia vào hội

nhập với quốc tế và khu vực, các hoạt động vay, sử dụng vốn vay và trả nợ nước ngoài vẫn

còn bộc lộ nhiều hạn chế. Với các chỉ tiêu giám sát về nợ nước ngoài năm 2010: tổng số nợ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!