Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Án lệ và việc áp dụng án lệ tại Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
CHÂU HOÀNG THÂN
ÁN LỆ VÀ VIỆC ÁP DỤNG ÁN LỆ
TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
CHÂU HOÀNG THÂN LU
ẬN VĂN CAO H
ỌC NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
CHÂU HOÀNG THÂN
ÁN LỆ VÀ VIỆC ÁP DỤNG ÁN LỆ
TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN NHẬT THANH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Châu Hoàng Thân, học viên lớp Cao học Luật khóa 19, chuyên
ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh. Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được
thực hiện với sự hướng dẫn của TS. Phan Nhật Thanh. Những thông tin tôi đưa ra
trong luận văn là trung thực, có trích dẫn nguồn tham khảo đầy đủ. Những phân
tích, kiến nghị được tôi đề xuất dựa trên quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của cá
nhân và chưa từng được công bố trong các công trình trước đó.
Tác giả luận văn
Châu Hoàng Thân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. ÁN LỆ VÀ SỰ CẦN THIẾT ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI VIỆT
NAM...........................................................................................................................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của án lệ .........................................................7
1.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................7
1.1.2. Đặc điểm của án lệ............................................................................................9
1.1.3. Vai trò của án lệ trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật......................10
1.2. Án lệ trong hệ thống Thông luật (Common law system) và hệ thống Dân
luật (Civil law system).............................................................................................11
1.2.1. Án lệ trong hệ thống pháp luật nước Anh.......................................................14
1.2.2. Án lệ trong hệ thống pháp luật nước Pháp.....................................................24
1.3. Sự cần thiết về việc áp dụng án lệ tại Việt Nam............................................32
1.3.1. Sự cần thiết đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.................................32
1.3.2. Sự cần thiết trong công tác xét xử...................................................................34
1.3.3. Sự cần thiết đối với công tác đào tạo luật ......................................................35
1.4. Lịch sử phát triển án lệ tại Việt Nam.............................................................37
1.4.1. Án lệ ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến.....................................................37
1.4.2. Phát triển án lệ từ năm 1945 đến trước năm 1975 .........................................38
1.4.3. Phát triển án lệ từ năm 1975 đến trước năm 2005 .........................................40
1.4.4. Phát triển án lệ từ năm 2005 đến nay.............................................................40
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM ........44
2.1. Cơ sở pháp lý và những thách thức trong việc xây dựng và áp dụng án lệ
tại Việt Nam hiện nay .............................................................................................44
2.1.1. Cơ sở pháp lý về xây dựng và áp dụng án lệ ..................................................44
2.1.2. Thách thức trong xây dựng, áp dụng án lệ tại Việt Nam................................46
2.2. Kiến nghị nguồn tạo lập và thẩm quyền tạo lập án lệ tại Việt Nam ...........50
2.2.1. Nguồn tạo lập án lệ .........................................................................................51
2.2.2. Thẩm quyền tạo lập án lệ ................................................................................56
2.3. Kiến nghị nguyên tắc áp dụng, giá trị và bãi bỏ án lệ ..................................59
2.3.1. Nguyên tắc áp dụng án lệ................................................................................59
2.3.2. Giá trị của án lệ ..............................................................................................61
2.3.3. Bãi bỏ án lệ .....................................................................................................62
2.4. Kiến nghị về cách ghi án lệ, tập hợp và công bố án lệ ..................................66
2.4.1. Cách ghi án lệ .................................................................................................66
2.4.2. Tập hợp và công bố án lệ................................................................................73
KẾT LUẬN ............................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoàn thiện hệ thống pháp luật là nền tảng cơ bản thực hiện công cuộc xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thời gian qua, hệ thống
pháp luật nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc, đạt được những thành tựu to lớn,
nhất là hoàn thiện thể chế thị trường hội nhập và hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, tình
trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản còn phổ biến;
1
hệ thống pháp luật
vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp và chậm đi vào cuộc sống.
2 Vì
vậy, thực tiễn pháp luật nước ta rất cần một giải pháp nâng cao tính thống nhất,
công bằng trong áp dụng pháp luật và bổ trợ tính khả thi, toàn diện trong các quy
định của văn bản quy phạm pháp luật. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật luôn được
Đảng khẳng định là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt; cụ thể, Đảng ta đã ban hành
Nghị quyết số 48 – NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (sau đây gọi
là Nghị quyết số 48 – NQ/TW) và Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/6/2005 về
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (sau đây gọi là Nghị quyết số 49 –
NQ/TW). Với hàng loạt các giải pháp đề ra trong các Nghị quyết thì giải pháp nổi
bật, hứa hẹn khắc phục những hạn chế nêu trên đó là xây dựng và áp dụng án lệ tại
Việt Nam.
Ngày 31/10/2012 Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số
74/QĐ-TANDTC về việc phê duyệt đề án phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối
cao (sau đây gọi là Quyết định số 74/QĐ-TANDTC). Quyết định nêu lên mục tiêu,
quan điểm, định hướng và những giải pháp cơ bản trong quá trình phát triển án lệ
tại Việt Nam nhưng định hướng của Quyết định chưa thật sự rõ ràng, chi tiết. Trong
thời gian qua có rất nhiều các công trình nghiên cứu, tài liệu viết về án lệ, có cả
những tài liệu chứng minh án lệ đã từng phát triển trong lịch sử pháp luật Việt Nam.
Mặc dù đã có định hướng từ năm 2005 và sự phát triển nhất định các tài liệu nghiên
cứu về án lệ nhưng đến nay án lệ vẫn chưa được áp dụng trong thực tiễn pháp lý
nước ta.
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã chính thức ghi nhận thuật ngữ
án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Điều này mở ra một thời kỳ mới với
1 Nguyễn Văn Cương, “Một số giải pháp tăng cường tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật”,
[http://phapche.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=544592e4-5845-4594-9ffe-f8ada4d9d7c3] (Truy cập ngày
24/01/2015).
2 Bộ Tư pháp, “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam”,
[http://moj.gov.vn/htpl/ttc/Lists/ThongTinLienQuan/View_Detail.aspx?ItemID=25] (Truy cập ngày
15/01/2015).
2
những điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển án lệ. Giá trị và sự phát
triển lan rộng của án lệ đã được khẳng định trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc
gia; trong khi đó, ở Việt Nam thực trạng định hướng phát triển án lệ chưa đạt được
những kết quả cụ thể trong thực tiễn, tình hình nghiên cứu đã có nhiều thay đổi nên
tác giả chọn đề tài “Án lệ và việc áp dụng án lệ tại Việt Nam” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp cao học luật.
2. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về án lệ trong hệ thống Thông luật (thông qua
nghiên cứu án lệ của nước Anh) và hệ thống Châu âu lục địa (thông qua nghiên cứu
án lệ của nước Pháp), từ đó rút kết kinh nghiệm học tập trong xây dựng và áp dụng
án lệ tại Việt Nam. Căn cứ trên chiến lược phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối
cao đã được phê duyệt tại Quyết định số 74/QĐ-TANDTC, các văn bản pháp luật
hiện hành và thực trạng hệ thống pháp luật nước ta để phân tích, đánh giá và đề xuất
những giải pháp về xây dựng, phát triển án lệ hiện nay. Đề tài tập trung nghiên cứu
hai vấn đề chính yếu: một là, nghiên cứu về sự phát triển án lệ của một số quốc gia
trên thế giới; hai là, sự cần thiết áp dụng án lệ tại Việt Nam và kiến nghị những nội
dung chi tiết về phương án xây dựng, áp dụng án lệ vào thực tiễn nước ta trong giai
đoạn hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài được vận dụng nhiều phương pháp khác nhau tùy
thuộc vào đối tượng và mục đích nghiên cứu trong từng vấn đề. Bao gồm các
phương pháp sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng để nhận thức và đánh giá các vấn đề trong
quá trình nghiên cứu. Là cơ sở lý luận đề xuất các giải pháp trong xây dựng và áp
dụng án lệ;
- Phương pháp lịch sử là phương pháp chủ yếu để tìm hiểu về lịch sử hình
thành và phát triển của án lệ trong các hệ thống pháp luật cũng như trong lịch sử
pháp luật Việt Nam;
- Phương pháp tổng hợp, so sánh, logic được sử dụng để phân tích, bố cục
các tài liệu nghiên cứu theo mục đích và các nhiệm vụ cụ thể của đề tài;
- Phương pháp phân tích luật viết sử dụng phân tích các quy định pháp luật;
- Phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch: được sử dụng để diễn đạt
các vấn đề.
3
3. Nhiệm vụ và mục đích của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu đề tài phải giải quyết những nhiệm vụ cơ bản
sau:
Một là, nghiên cứu quá trình phát triển án lệ của hệ thống Thông luật và
Châu âu lục địa thông qua nghiên cứu về án lệ của một số quốc gia tiêu biểu như
Anh (hệ thống Thông luật) và Pháp (hệ thống Dân luật). Qua đó thấy được giá trị
của án lệ, kinh nghiệm trong xây dựng và áp dụng án lệ từ hai hệ thống pháp luật
lớn trên thế giới.
Hai là, đề tài kiến nghị những nội dung cơ bản, chi tiết trong xây dựng và áp
dụng án lệ ở nước ta. Về mặt lý luận và thực tiễn, án lệ có sự khác biệt giữa hai hệ
thống Thông luật và Dân luật. Trong Thông luật, án lệ mang tính bắt buộc vào
những quy tắc đã thiết lập và được xem là nguồn luật chủ yếu thì ngược lại, Dân
luật không xem án lệ là nguồn luật chủ yếu bởi lẽ nó chỉ mang tính chất thuyết
phục, không mang tính bắt buộc đối với thẩm phán khi họ đưa ra phán quyết. Do
đó, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu một phương án phát triển án lệ phù hợp với
Việt Nam, cụ thể về: nguồn và thẩm quyền tạo lập án lệ, nguyên tắc áp dụng, giá trị
của án lệ, bãi bỏ án lệ và cách ghi, tập hợp và công bố án lệ.
Mục đích chính yếu và cụ thể của đề tài nhằm góp phần xây dựng án lệ mang
tính đặc trưng của hệ thống pháp luật Việt Nam và kiến nghị những giải pháp chi
tiết về triển khai áp dụng án lệ ở nước ta hiện nay.
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay nghiên cứu về án lệ không còn là đề tài quá xa lạ trong khoa học
pháp lý nước ta. Từ những ưu điểm của án lệ và nhu cầu cấp thiết của án lệ với hệ
thống pháp luật đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm trong khoa học và cả thực
tiễn. Đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phát triển án lệ ở Việt Nam
cả trong và ngoài nước như:
- Tài liệu nước ngoài:
Năm 2007, Tòa án nhân dân tối cao dưới sự hỗ trợ của JICA3 Nhật Bản đã
nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chung Việt – Nhật về việc phát triển án lệ tại Việt
Nam”. Công trình được công bố song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh), đề tài khái
quát những nét chính về cơ sở lý luận của án lệ, chủ yếu kiến nghị và hoàn thiện
cách trình bày Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao. Một công trình tiêu biểu nghiên cứu về phát triển án lệ tại Việt Nam trên cơ
sở kinh nghiệm từ án lệ trong các quốc gia Thông luật là luận án tiến sĩ của Đỗ Thị
3 Tìm hiểu thêm về JICA tại http://www.vjcc.org.vn/tin-tuc/35.html.
4
Mai Hạnh (2011), Evaluation of applicability of common law approaches to
precedent in Viet Nam, A thesis of doctor of philosophy, University of Wollongong.
Đề tài phân tích những học thuyết, giá trị của án lệ trong hệ thống Thông luật; đặc
biệt học thuyết cấy ghép pháp luật. Đề tài cũng phân tích những khó khăn, hạn chế
của hệ thống pháp luật Việt Nam khi xây dựng, áp dụng án lệ và kiến nghị những
giải pháp tiền đề cho áp dụng án lệ ở nước ta.
- Tài liệu trong nước: Việc nghiên cứu về án lệ tại Việt Nam hiện nay đang
có những thuận lợi nhất định và các công trình nghiên cứu về án lệ, đặc biệt là sự
cần thiết và khả năng áp dụng án lệ tại Việt Nam đã phong phú hơn trước đây rất
nhiều. Để phục vụ cho luận văn tác giả đã sơ lược một số công trình nghiên cứu
sau:
Nổi bật là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Tòa án nhân dân tối cao
vào năm 2011, đề tài “Triển khai án lệ vào công tác xét xử của Tòa án Việt Nam”.
Đề tài với rất nhiều chuyên đề nghiên cứu về lịch sử và kinh nghiệm phát triển án lệ
của các quốc gia trên thế giới; chứng minh tính cấp thiết và đề xuất giải pháp cho
việc áp dụng án lệ ở nước ta. Nguyễn Văn Nam (2012), Lý luận và thực tiễn về án
lệ trong hệ thống pháp luật của các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến nghị
đối với Việt Nam. Quyển sách chuyên khảo này đã hệ thống các vấn đề cơ bản về án
lệ tại một số quốc gia trong hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới, nghiên cứu về
tiếp nhận học thuyết án lệ ở Việt Nam và vai trò của Tòa án trong phát triển án lệ ở
nước ta.
Bên cạnh đó tác giả còn tham khảo các công trình nghiên cứu được công bố
trên các tạp chí khoa học, các đề tài luận văn như: Phan Nhật Thanh (2006), “Khái
niệm và những nguyên tắc của tiền lệ pháp – Hình thức pháp luật đặc trưng của hệ
thống pháp luật Anh – Mỹ”, Tạp chí khoa học pháp lý. Bài viết này tác giả đã làm
rõ khái niệm án lệ, tiền lệ pháp; đồng thời bài viết nêu lên những nguyên tắc cơ bản
về tiền lệ pháp, những ưu điểm và bất cập nhất định khi áp dụng tiền lệ pháp trên cơ
sở tham khảo tài liệu án lệ ở Anh quốc. Đỗ Văn Đại, Đỗ Văn Kha (2008), “Án lệ
trong pháp luật thực định Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp. Bài viết đã chỉ
ra sự tồn tại của án lệ trong thực tiễn xét xử ở nước ta thông qua những vụ án cụ
thể. Bùi Tiến Đạt (2009), “Áp dụng án lệ - nhu cầu tất yếu trong điều kiện cải cách
tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học
quốc gia Hà Nội. Bài viết chỉ ra nhu cầu của việc xây dựng, áp dụng án lệ ở nước ta
trong điều kiện thực hiện cải cách tư pháp. Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Ngọc Ánh
(2009), “Án lệ Nhật Bản và một số vấn đề đặt ra khi đưa án lệ vào công tác xét xử
tại Tòa án Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân. Tác giả đã nêu lên kinh nghiệm