Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ẩn dụ tu từ trong chùa đàn của nguyễn tuân
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
VÕ HUỲNH THỊ ÁNH
BẢNG TÓM TẮT
ẨN DỤ TU TỪ TRONG CHÙA ĐÀN
CỦA NGUYỄN TUÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đà Nẵng, tháng 4/2019
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
BẢNG TÓM TẮT
ẨN DỤ TU TỪ TRONG CHÙA ĐÀN
CỦA NGUYỄN TUÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Người hướng dẫn:
PGS. TS. Bùi Trọng Ngoãn
Người thục hiện:
VÕ HUỲNH THỊ ÁNH
Đà Nẵng, tháng 4/2019
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ........................................................................ 2
2.1. Các tài liệu về Ẩn dụ và Ẩn dụ tu từ ......................................................... 2
2.2. Về Nguyễn Tuân ........................................................................................ 5
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................... 7
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 7
3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 7
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................. 8
4.1. Mục đích ..................................................................................................... 8
4.2. Nhiệm vụ..................................................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 8
6. Bố cục của luận văn......................................................................................... 8
Chương 1.............................................................................................................. 9
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG............................................................................... 9
1.1. Cơ sở lí luận............................................................................................... 9
1.1.1. Biện pháp ẩn dụ tu từ .......................................................................... 9
1.1.1.1. Ẩn dụ trong từ vựng học................................................................... 9
1.1.1.2. Ẩn dụ phong cách học ...................................................................... 9
1.1.2. Cơ chế của ẩn dụ tu từ......................................................................... 9
1.1.3. Phân loại các ẩn dụ tu từ .................................................................... 9
1.1.4. Hiệu quả của biện pháp ẩn dụ tu từ ................................................. 10
1.2. Nguyễn Tuân và Chùa Đàn.................................................................... 10
1.2.1. Sáng tác của Nguyễn Tuân và những nhận định về ngôn ngữ nghệ
thuật của Nguyễn Tuân............................................................................... 10
1.2.1.1. Sáng tác của Nguyễn Tuân ............................................................ 10
1.2.1.2. Những nhận định về ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Tuân........... 10
1.2.2. Giới thiệu những nhận định về ngôn ngữ Chùa Đàn ..................... 11
1.3. Tiểu kết ..................................................................................................... 11
Chương 2............................................................................................................ 12
KHẢO SÁT VỀ CÁC LOẠI ẨN DỤ TRONG CHÙA ĐÀN ........................ 12
2.1. Ẩn dụ chân thực ...................................................................................... 12
2.2. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác .................................................................... 13
2.3. Tiểu kết ..................................................................................................... 14
Chương 3............................................................................................................ 15
GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA ẨN DỤ TRONG CHÙA ĐÀN ........................... 15
3.1. Vai trò của ẩn dụ đối với ngôn ngữ người kể chuyện.......................... 15
3.2. Vai trò của ẩn dụ đối với ngôn ngữ nhân vật....................................... 15
3.2.1. Cá tính hóa nhân vật ......................................................................... 15
3.2.2. Sống động nhưng lộ rõ tầm vóc văn hóa.......................................... 15
3.3. Vai trò của ẩn dụ đối với phong cách ngôn ngữ Nguyễn Tuân.......... 16
3.3.1. Mới lạ.................................................................................................. 16
3.3.2. Bộc lộ quan niệm “văn phải ra văn” ................................................ 16
3.3.3. Xu hướng mà Nguyễn Tuân gọi là “yêu ngôn”............................... 16
3.4. Tiểu kết ..................................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 18
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa trong hệ thống từ vựng; đồng thời, ẩn
dụ là một trong các phương thức để biểu đạt một cách hình ảnh trong ngôn
ngữ nghệ thuật (Ẩn dụ tu từ). Mặt khác, như Lakoff và Johnoson đã khẳng
định “Chúng ta đang sống bằng ẩn dụ”(...). Do đó, ẩn dụ là một đối tượng
nghiên cứu có phạm vi rất rộng và luôn luôn đòi hỏi những khám phá mới.
Hơn nữa, ngôn ngữ nghệ thuật là một dạng biểu đạt mang tính cá nhân của
nhà văn; nghiên cứu về Ẩn dụ trong một tác phẩm (hay trong một tác giả) là
một góc nhìn hứa hẹn những phát hiện mới về năng lực biểu đạt của ẩn dụ
trong một trường hợp cụ thể. Đó là trường hợp Nguyễn Tuân, một tác gia lớn
của văn học hiện đại vốn được xem là nhà ảo thuật ngôn từ.
Trong thực tế, lý thuyết về ẩn dụ luôn luôn được làm mới và về cơ bản đã
cung cấp những cơ sở lý luận cần thiết cho những người muốn tiếp cận
chúng. Nhưng sự nghiên cứu từng trường hợp cụ thể vẫn là một sự bổ sung
cần thiết cho nội dung lý thuyết và đem lại cách nhận diện một cách tin cậy
hơn về năng lực biểu hiện trong những ngữ cảnh cụ thể. Nó đã trở thành đối
tượng nghiên cứu của nhiều công trình nhưng ngôn ngữ tài hoa của Nguyễn
Tuân, nhất là ngôn ngữ của Chùa đàn, kiệt tác của nhà văn, vẫn còn đó
những vấn đề cần được bàn thảo sâu hơn, trong đó có ẩn dụ tu từ trong câu
văn của Nguyễn Tuân.
Sử dụng các biện pháp tu từ làm nổi bật hình ảnh là thủ pháp quen thuộc
trong văn chương Việt Nam. Trong mỗi tác phẩm văn học đều có màu sắc
của các thủ pháp nghệ thuật, nó dựa vào tư duy và năng lực của tác giả để
đánh dấu sự thành công ở nét đặc trưng riêng và màu sắc riêng ở mỗi tác
phẩm. Trong số đó, biện pháp ẩn dụ tu từ là một trong những phương tiện tu
từ được Nguyễn Tuân sử dụng khá nhiều và đó cũng là thủ pháp nghệ thuật
ngôn ngữ giúp tác phẩm của ông trở nên sâu sắc. Nghiên cứu về Nguyễn
2
Tuân nói chung và các tác phẩm văn chương nói riêng song ít người nghiên
cứu một cách trọn vẹn về sử dụng biện pháp tu từ mà chủ yếu là đi khai thác
về nội dung, cốt truyện, phong cách nghệ thuật. Chính vì vậy, chúng tôi chọn
đề tài Ẩn dụ tu từ trong Chùa Đàn của Nguyễn Tuân nhằm đi sâu vào khai
thác thêm về biện pháp ẩn dụ tu từ trong Chùa Đàn để thấy được tài năng của
tác giả trong sử dụng ngôn từ, cũng như nhìn nhận, đánh giá về giá trị của tác
phẩm.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. Các tài liệu về Ẩn dụ và Ẩn dụ tu từ
Trong suốt quá trình học tập và đọc các tài liệu, công trình nghiên cứu, sách
– báo khoa học liên quan đến ngôn ngữ nói chung. Và những phần liên quan
đến ẩn dụ và ẩn dụ tu từ nói riêng. Tại bài luận văn này, tôi sẽ giới thiệu về các
nhận định cũng như ý kiến của các nhà nghiên cứu đã đề cập đến ẩn dụ và ẩn
dụ tu từ, nhằm giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về các tài liệu đã nói gì
về nó.
Những tài liệu nghiên cứu về ẩn dụ và ẩn dụ tu từ xuất hiện không chỉ ở nền
ngôn ngữ trong nước mà ở cả nền ngôn ngữ nước ngoài. Cho ta thấy được từng
ý kiến hay nhận định của mỗi nhà nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước, đều
dựa trên nền tảng ngôn ngữ mà họ đã xây dựng nêu cái nhận định và khái niệm
về ẩn dụ và ẩn dụ tu từ.
Ở nền ngôn ngữ nước ngoài, có ông Roman Giakopson vốn là một nhà Hình
luận Nga với cấu trúc luận hiện đại, đã thành lập nhóm ngôn ngữ học Praha
năm 1926, là cầu nối giữa Hình thức Luận Nga với Cấu trúc hiện đại. Theo ý
kiến của ông nói ẩn dụ là kết quả của sự tương đồng giữa các sự vật, hiện
tượng; là hình ảnh ngôn từ mang tính chất nước đôi, tức là cùng một lúc có hai
nghĩa, vừa là cái này vừa là cái kia. Ẩn dụ chính là ký hiệu này thay thế ký hiệu
khác và có thể viết một hệ ngữ pháp về cách sắp xếp các ẩn dụ (Trích theo [2;
tr.2]).
3
Ngoài ông Roman Giakopson, nhiều nhà khoa học cũng bàn luận về ẩn dụ.
Ông A- ri- xtốt đã có công nêu được quan hệ tu từ của sự hùng biện, thuyết
phục và quan hệ lôgic về khả năng của sự thuyết phục. Chính là ở tu từ và thi
pháp là hai thế giới biệt lập và ẩn dụ đều có chân ở cả hai bên: ẩn dụ có một
cấu trúc nhưng hai chức năng; chức năng tu từ là đi tìm chứng cớ để thuyết
phục khi tranh luận, chức năng thi pháp là mô phỏng hành động thực (Trích
theo [2]). Theo ông, các hiện tượng chuyển nghĩa tập trung vào từ là chính mà
không phải là từ ngữ.
Theo J. Le Kôp và Mác Giôn Xơn (Mỹ) quan niệm: ẩn dụ thường thấy trong
ngôn ngữ tu từ, ngôn ngữ mỹ văn (Trích [2]). Nhưng nó không chỉ thuộc lĩnh
vực sử dụng mà tồn tại ngay từ trong quan niệm và cả trong hành động của con
người trong cuộc sống. Theo ông, ẩn dụ còn là cái cấu trúc của cái ta cảm nhận,
cái ta nghĩ và cái ta làm. Còn Mác Blek khi bàn về ẩn dụ đã nhấn mạnh đến tác
động qua lại giữa hai mặt (mặt nổi và mặt chìm) và cũng là hai sự vật cùng tồn
tại trong ẩn dụ.
Ở nền ngôn ngữ Việt Nam, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thường xem xét ẩn
dụ theo từng góc độ, từng phương diện. Xét ở góc độ Từ vựng – ngữ nghĩa,
riêng Đỗ Hữu Châu nghiên cứu về ẩn dụ là một phương thức chuyển nghĩa của
từ, ẩn dụ là một quy luật, một phương thức tạo nghĩa làm giàu vốn từ tiếng Việt
và đó là ẩn dụ từ vựng. Xét ở góc độ phong cách học, các nhà ngôn ngữ như
Cù Đình Tú, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Thiện Giáp đều xem
ẩn dụ là một phương tiện tu từ ngữ nghĩa. Các tác giả đã cố gắng khái quát về
ẩn dụ ở các phương diện: cấu tạo, giá trị nhận thức, giá trị hình tượng và biểu
cảm của ẩn dụ. Nhìn tổng thể các nhà nghiên cứu đã có sự thống nhất về cách
nhìn nhận nhưng trong chi tiết, các tiêu chí phân biệt đều có điểm khác nhau.
Ví dụ, ở tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa thì sắp xếp ẩn dụ vào nhóm
phương tiện tu từ ngữ nghĩa. Riêng Cù Đình Tú lại không phân biệt bằng
phương tiện mà gọi chúng là các cách tu từ - tác giả dựa theo tiêu chí quan hệ
ngôn ngữ cho nên có các cách tu từ theo quan hệ liên tưởng và các cách tu từ
4
theo quan hệ tổ hợp. Qua đó, cho ta thấy các tác giả đã nghiên cứu ẩn dụ tu từ
theo góc độ ngôn ngữ học đã chỉ ra khái niệm hoàn chỉnh về hiện tượng này, đã
chỉ ra cơ chế tạo nghĩa, giá trị biểu đạt của nó trong giao tiếp của con người
Việt Nam. Nên ẩn dụ là hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt và khá phổ biến trong
giao tiếp tiếng Việt – thơ ca – văn chương. Xét ở góc độ lý luận văn học, các
nhà nghiên cứu như Trần Đình Sử, Phương Lựu đề cập đến ẩn dụ là một
phương tiện chuyển nghĩa – một biện pháp được sử dụng trong văn chương,
nhằm tạo ra nét đặc sắc và mới mẻ cho ngôn từ trong văn học. Chính vì thế, ẩn
dụ đã trở thành một trong những phương tiện cấu tạo nên hình tượng văn học.
Ngoài ra, luận văn tiếp tục tìm hiểu những vấn đề về ẩn dụ. Đặc biệt là
những đặc điểm nào của ẩn dụ tu từ khiến cho nó trở thành phương tiện diễn
cảm đặc biệt, sử dụng trong nhiều phong cách chức năng ngôn ngữ, cách nhận
biết và phân tích ẩn dụ tu từ nhất là trong văn chương nghệ thuật.
Trong bài giảng Phong cách học Tiếng Việt, PGS. TS. Bùi Trọng Ngoãn
xác định: Ẩn dụ tu từ hay ẩn dụ nghệ thuật là cách cá nhân lâm thời lấy tên
gọi của đối tượng này để biểu thị đối tượng kia trên cơ sở liên tưởng về những
nét tương đồng giữa hai đối tượng”. Trong ẩn dụ tu từ cũng có hai yếu tố là
cái được ẩn dụ và cái dùng để ẩn dụ. Nhưng trên bề mặt ngôn bản, cái được
ẩn dụ không xuất hiện trực tiếp. Do đó ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm.
Cơ sở để tạo nên những nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng, hoạt
động, trạng thái, cảm giác. Vì thế, có bao nhiêu khả năng tương đồng sẽ có
bấy nhiêu khả năng cấu tạo ẩn dụ. Sau đây là các loại ẩn dụ chủ yếu: Ẩn dụ
chân thực, ẩn dụ bổ sung, ẩn dụ tượng trưng, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Trong giáo trình Tu từ học và đặc điểm tu từ học tiếng Việt, Cù Đình Tú
nói: Ẩn dụ là một lối ví ngầm, vì cấu tạo của nó có những điểm gần gũi với so
sánh như sau: