Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

8 bài đọc THÊM về DỊCH BỆNH THỦY sản
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
8 BÀI ĐỌC THÊM VỀ DỊCH BỆNH THỦY SẢN
Bài 1.Khái quát về quản lý dịch bệnh thuỷ sản
Dịch bệnh thủy sản (thường gọi là bệnh cá tôm) là khó khăn đầu tiên, gây trở
ngại lớn đối với sự phát triển cả về mặt kinh tế và xã hội của nhiều nước trên thế giới.
Tổ chức Dịch tễ động vật Thế giới (Office International des Epizooties, viết tắt
OIE) được thành lập năm 1923, có trụ sở tại số 12, đường Prony, F-75017 – Paris
(Pháp) hiện có 164 quốc gia là thành viên. Việt Nam đã (tái) gia nhập OIE vào năm
1991, vì vậy các bộ luật (code) của OIE có hiệu lực thi hành ở nước ta. Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn là cơ quan đại diện của Việt Nam tại Tổ chức OIE.
Tổ chức OIE trong Aquatic Animal Health Code 2008 gọi tắt là Aquatic code
2008 đã nêu danh sách 37 loại bệnh của cá (17), nhuyễn thể (8), giáp xác (10),
lưỡng thê (2) có ý nghĩa quan trọng về kinh tế với yêu cầu phải khai báo với tổ chức
này (xem phụ lục). Những tiêu chuẩn khai báo là: Những bệnh phải khai báo với OIE
là những bệnh có thể lây lan, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế-xã hội, sức khỏe con
người và có ý nghĩa lớn trong thương mại quốc tế về động vật thuỷ sinh và sản
phẩm động vật thuỷ sinh. Báo cáo phải được đệ trình mỗi năm một lần, nhưng có
những trường hợp phải được báo cáo thường xuyên hơn theo quy định tại các điều
khoản 1.2.1.2, 1.2.1.2., 1.2.1.3 và 1.2.1.4. Những thông tin ngắn gọn về các tác nhân
gây nên các bệnh trong danh mục bệnh phải báo cáo với OIE cũng như những bệnh
đáng kể khác đều được OIE giới thiệu. Những bệnh đáng kể khác được hiểu là những
bệnh nguy hiểm hoặc có nguy cơ tiềm ẩn lớn cho nghề NTTS nhưng không có trong
Danh mục bệnh phải báo cáo với OIE hoặc là vì chúng ít nguy hiểm hơn, hoặc vì chúng
chỉ giới hạn trong một số địa phương hẹp, hoặc là chưa được xác định đầy đủ, nguyên
nhân gây bệnh, hoặc chưa có phương pháp chẩn đoán bệnh. Các báo cáo và hồ sơ về
những bệnh này được Văn phòng trung tâm (Central Bureau) trong đó có bộ phận
Veterinary Administration) OIE cung cấp để cập nhật tình hình phân bố của bệnh. Trong
quá khứ đã có những bệnh chưa đưa vào danh mục của OIE vẫn gây tác hại lớn cho sự
phát triển nuôi trồng thủy sản ở một số khu vực. Ví dụ, trong Aquatic Code 2000 chưa
đề cập đến một số bệnh xảy ra nghiêm trọng châu Á như tình trạng cá vược
(Dicentrarchus labrax and Lates spp.) và cá song (Epinephelus spp.) chết hàng loạt vì
một số bệnh do vius gây nên; Bệnh đốm đỏ cũng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
việc nuôi cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) ở Việt Nam và bệnh lở loét - xuất huyết
(EUS) cũng đã gây nên hiện tượng chết hàng loạt ở nhiều loài cá nuôi và cá hoang dại
ngoài tự nhiên ở châu Á và Ôxtrâylia… nhưng trong Aquatic Code 2008, một số bệnh
trên cá, trên giáp xác, trên lưỡng thê đã được bổ sung, từ 29 bệnh lên đến 37 bệnh.
Các quy định trong Aquatic Code rất chặt chẽ. Thí dụ trong AC 2008 có nêu
danh sách 10 bệnh ở giáp xác (tăng 2 bệnh so với AC 2000), trong đó có hội chứng
Taura (Taura syndrome - TSV), bệnh đốm trắng (White spot disease - WSSV hoặc
WSV) và bệnh đầu vàng (Yellowhead disease); Luật quy định các tổ chức có thẩm
quyền của nước nhập khẩu ấu trùng tôm, tôm con, tôm bố mẹ và tôm chết (tôm nguyên
liệu) có thể yêu cầu các nước xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện về việc đảm bảo
tôm không có những dấu hiệu bị nhiễm các bệnh trên.
1