Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

1001 câu chuyện cảm động 3
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tên sách: Tuyển tập 1001 câu chuyện cảm độngVol 3
Nguồn: internet
Chính tả+ chế bản: capthoivu (TVE)
Chuyển sang ebook: capthoivu (TVE)
Ngày hoàn thành: 22/9/2006
Nơi hoàn thành: ASEC-Jak
Mục lục:
Giọng hò của mạ
Mẹ ...
Hoa Lay ơn
Người làmcông kỳ lạ
Một trận cười
Cha tôi
Mẹ tôi
Hoa Tử đinh hương Ba Tư
Câu chuyện bát mì
Cho và nhận
Hoa Hướng dương
Cổ tích về loài bướm
Bài học về sự Đánh giá
Thư của Thượng Đế gửi cho phụ nữ
Đương đầu cuộc sống
Sự khác biệt
Đừng
Tin nhắn
Người duy nhất
Tỷ lệ của tình yêu
Sức mạnh mà tất cả chúng ta đều có
Bạn có thể làmđược mọi điều
Niềmtin
Tình yêu
Túi sỏi
Truyện cười đọc bên mộ
Những cảmgiác bình thường tuyệt vời
Đào hố
6 hình ảnh người cha
Lỗ nhỏ đắmthuyền
Đích đến
Đi tìmhạnh phúc
Ủng hộ
Câu chuyện cho những ai đã là vợ chồng
Tình yêu
Một Chuyện Tình
Một cách xử sự
Nụ hoa trên chuyến tàu
Phép lạ
Đại bàng và Gà
Lầmlẫn về sự thành đạt
Chuyện con vịt
Bồ tèo, xin cảmơn!
Ngày hômsau không đến
Chú mèo không có miệng
Nhiệmvụ kép
Một vài dòng...
Bài kiểmtra nhớ đời
Nếu và thì
Đôi thiên nga
Bốn người vợ của nhà vua
Chuyện hình như không có thật.
Hãy buộc một dải ruy băng vàng lên cây sồi già
Ai cũng có thể bay
Nửa bơ gạo
Bài thuyết giảng
Món quà của cha
Con yêu mẹ
Học cách lắng nghe
Thamvọng và hạnh phúc
Cái máy bơm
Hoa Trái TimTan Vỡ
Emyêu anh - phẩy
Chiếc hộp kỳ diệu
Người nghệ sĩ dương cầm
Thần Hạnh Phúc
Cánh én báo tin vui
Cô giáo
Kiểmtra sự tự tin
Sỏi hay Kimcương?
Một vài dòng...
Sự tha thứ
Cuộc nổi loạn của bọn số 0
Lời hứa danh dự
Cuộc sống là một điều tuyệt vời
Giọng hò của mạ
“Hò ơ… con chi
“Hò ơ… con chi
không có chân mà đi năm rừng bảy rú. Con chi không có vú
mà nuôi tám chín người con…” - chú Năm em tôi (nhà thơ
Đoàn Vị Thượng) hò đố. Không ai biết trả lời làm sao.
Thấy thế mạ tủm tỉm cười hò đáp: “Hò ơ… Con rắn không
có chưn mà đi năm rừng bảy rú. Con gà mái không vú mà
nuôi tám chín đứa con…”. Các con vỗ tay mừng vì đã “dụ”
được mạ hò. Bởi vì các con biết mạ hò rất hay và có cả
một bụng ca dao hò vè. Không phải mười anh em chúng tôi
lớn lên trong lời hát ru nôi hiền hòa của mạ đó sao?
Ba tôi mất đã hơn ba năm nhưng ngày nào mạ cũng
cúng cơm, ngày nào bàn thờ ba cũng nghi ngút khói
hương. Tôi đi xa về, nhìn lên bàn thờ ba thấy lòng ấm lại, và
đôi khi cứ ngỡ còn sống trong hạnh phúc như những ngày
còn ba. Mạ nói chừng nào mạ còn sống thì mạ còn cúng
cơm cho ba hằng ngày.
“Ông ơi về ăn cơm” - mạ thường khấn khe khẽ như thế
khi thắp nhang cho ba như thể ba tôi còn sống và đi chơi
đâu đó về muộn. Lúc ấy, trên gương mặt mẹ tôi đọc được
lòng thành kính, thương yêu của người dành cho ba. Vâng,
đối với mạ ba còn sống mãi bên người.
Ba tôi được thờ trong chùa Diệu Giác, một ngôi chùa
nhỏ khuất trong xóm lao động nghèo đường Trần Kế
Xương, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Bệ thờ của ba được lót
gạch men trắng lúc nào cũng sạch sẽ, trong mùi trầm
hương phảng phất mùi thơm kín đáo của bông huệ trắng
mạ thay hằng ngày.
Lúc còn trẻ ba mạ tôi có cuộc sống kinh tế khá dễ chịu.
Đến lúc về già ba mạ gần như trắng tay vì nuôi mười đứa
con chỉ biết ăn học, đến núi cũng lở. Những đứa con của
mạ, cũng kỹ sư, nhà giáo, cũng giám đốc, trưởng phòng
như ai nhưng cuộc sống đạm bạc, thậm chí có phần khó
khăn.
Anh Hai Trinh, kỹ sư nông nghiệp, nhận xét về mấy anh
em tôi: “Anh em mình bị ảnh hưởng ông già chất kẻ sĩ. Đói
cho sạch, rách cho thơm”. Bởi vậy, đã ngoài 70 nhưng mạ
tôi ngày nào cũng xách giỏ ra ngồi ngoài chợ Tân Định
mua đi bán lại những quần áo cũ kiếm tiền mua gạo qua
ngày. Mạ tôi về nhà giỏ gạo luôn kè kè một bên vai.
Một chiều, đi làm về sớm, tôi ngồi nơi bậc cửa nhìn ra
đầu hẻm đợi mạ đi chùa về. Bóng mạ từ xa đi tới, đôi vai
của mạ bị lệch về bên trái, nơi ngày nào mạ cũng kè kè
một giỏ gạo. Nước mắt tôi tự nhiên ứa ra. Bây giờ giỏ gạo
không còn nhưng gánh nặng của thời gian làm cho vai
người cứ lệch đi.
Gánh nặng thời gian kia làm sao tính hết? Anh em
chúng tôi có những lúc vô tâm không thấy sự hi sinh thầm
lặng của người. Cuộc sống như cơn lốc cứ cuốn lấy chúng
tôi, vì miếng cơm manh áo chúng tôi thật hiếm khi đến ngồi
bên mạ để tâm sự, sẻ chia những vui buồn của cuộc sống
thường ngày. Ôi, mạ của chúng con!
Ngày giỗ ba, sư Nhân - một nhà sư đã hoàn tục, nay
chạy xe ôm - đọc bài thơ mừng thọ ba tôi. Bài thơ này anh
viết cách đây ba năm, có ý định tặng ba tôi nhưng bài thơ
chưa xong thì ba tôi đã ra người thiên cổ. Bây giờ sư Nhân
vừa đọc vừa khóc thút thít: “Tấm lòng ba rộng mở chân trời.
Bóng hình ba bóng mát muôn nơi…”. Nghe xong mạ tôi
ngồi khóc ngon lành, còn chúng tôi lảng đi chỗ khác để kịp
giấu những đôi mắt đỏ hoe.
Gần mười năm trước, nhà ba mạ tôi ở đường Thích
Quảng Đức, quận Phú Nhuận. Nhà nhỏ, bạn bè của con cái
lại đông, vậy mà ba mạ tôi mở vòng tay đón hết. Dân miền
Trung hiếu học nhưng nghèo khó, cơ nhỡ cũng nhiều,
thường ghé nhà ba mạ tôi tá túc, ăn học. Tính từ năm 1975
đến gần những năm 1990 cũng có cả trăm người trọ chứ ít
gì. Ba tôi sáng sớm cắp cái bàn gỗ đi bộ ra tận đường Võ
Thị Sáu ngồi bán vé số. Mạ tôi xách giỏ cuốc bộ ra chợ
Tân Định ngồi mua bán áo quần cũ. Mười anh em tôi đứa
đi dạy, đứa đi học, đứa bán thuốc lá, con gái thì may hoặc
đan lá buông hợp tác xã.
Dạo đó toàn thành phố ăn bo bo, riêng nhà tôi bo bo
cũng không có mà ăn, phải ăn khoai mì trừ bữa. Đói đến
vàng mắt. Dẫu vậy, ba mạ tôi đều coi bạn bè của con như
con cháu trong nhà, gặp bữa có gì ăn đó, mỗi người nhín
một chút mà vui. Sau này, những người bạn của các con
đã lớn khôn, trưởng thành, mỗi người mỗi công việc, mỗi
dịp tết đến thường ghé nhà thăm ba mạ tôi kèm theo món
quà nho nhỏ, khi thì chai rượu khi thì gói trà…
Có những hôm vui, mạ và các con ngồi chuyện trò. Các
con nói mạ hò đi mạ. Mạ cất giọng hò. Tiếng mạ vẫn còn
hay. Mạ có thể ngồi hò cả buổi mà không hết “cả bụng” ca
dao hò vè. Mạ kể: hồi nhỏ, ông ngoại kêu mấy chị em ra
sân tập hò vào những đêm trăng sáng. Ai hò dở hoặc
không thuộc thì bị roi mây vào đít. Mạ là người hò khá nhất
trong mấy chị em.
Một hôm, làng mở hội thi hò nam nữ đối đáp. Dân làng
tụ tập trước sân đình lớp trong lớp ngoài. Mấy chị em muốn
đi coi nhưng ông ngoại bắt nằm ngủ vì… còn con nít. Năm
đó mạ mới 12 tuổi. Mạ nằm trằn trọc không ngủ được vì
những tiếng hò theo gió từ sân đình vọng về. Ông ngoại
kêu dậy hỏi có thích đi nghe hò không. Mạ nói thích. Ông
ngoại ra điều kiện: tới đó thì phải hò mới cho đi. Mạ gật
đầu đại.
Tới sân đình gặp lúc người làng Lệ Thủy quê mạ hò
thua làng Bố Trạch, ông ngoại tức khí kêu mạ ra hò. Mạ
còn… con nít, ông ngoại phải đỡ lên ngồi trên vai để mọi
người thấy. Tiếng mạ thanh mà lanh lảnh, nhưng điều quan
trọng nhất là tài ứng khẩu đối đáp ngay với bên kia, nếu
chậm thì coi như thua. Những hội thi hò như thế thường kéo
dài đến quá nửa đêm và phần thắng luôn nghiêng về phía
làng Lệ Thủy. Thế rồi, trong những chàng trai mến mộ
giọng hò của mạ có ba tôi...
TỪ NGUYÊN THẠCH (Viết nhân ngày giỗ ba 14-6-
2003)
Mẹ ...
...là một phụ nữ tỏ vẻ ngac nhiên và vui mừng khi các
con mang bữa điêmr tâm vào lúc 4 giờ vào Ngày Dành
Cho Mẹ.
...có 10 đôi tay. Mẹ phải có đủ.
...là một người phụ nữ thanh lịch có vụn bánh rơi rớt
trên dải lụa thêu đính trên chiếc áo váy mặc buổi chiều.
... là người mình sẽ thấy cần vô cùng khi không còn ai
sẵn lòng với mình nữa.
...là người phụ nữ ngồi trên bờ biển cố núng níu việc
đắp một lâu đài trên cát theo mẫu cầu kỳ nhất của Mad
King Ludwig vùng Bavaria - trong khi các con ngồi ném đá
vào.
...không hề vô lý. Không bao giờ thái quá.
...là người phụ nữ biết dùng lời lẽ trấn an một điều vô lý
và làm cho mọi việc trở thành tốt đẹp hơn.
...là một phụ nữ có những ngăn tủ đầy ắp những bức vẽ
loằng ngoằng, những lá thư, những thiệp chúc mừng làm
bằng tay, những con thỏ nhồi bông móp méo làm vào dịp
Phục sinh, những con mèo bằng đất sét, những bằng khen
và các huy chương. Và là người không bao giờ chịu cho ai
thuyết phục rời ra bất cứ vật gì trong ấy.
...là người một khi đã biết yêu thương thì không bao giờ
chịu rời bỏ thói quen đó.
...là người gần như ngất đi khi điện thoại reo lúc 11 giờ
khuya.
...là người phụ nữ có thể làm hàng lô việc cùng một lúc
mà còn có thời giờ để hôn một cái đầu gối thâm tím cho đỡ
đau.