Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

100 de thi thu mon hoa chon loc
PREMIUM
Số trang
166
Kích thước
3.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1043

100 de thi thu mon hoa chon loc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

§Ò 01

Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2

np4

. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X

chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là

A. 60,00%. B. 27,27%. C. 50,00%. D. 40,00%.

Câu 2: Cho cân bằng : 2NO2( khí) ⇔ N2O4(khí) ∆ < H 0 .

( màu nâu ) ( không màu)

Nhúng bình đựng hỗn hợp NO2 và N2O4 vào bình đựng nước đá thì hỗn hợp:

A. Chuyển sang màu xanh. B. Giữ nguyên màu như ban đầu.

C. Có màu nâu đậm dần. D. Có màu nâu nhạt dần.

Câu 3: Cho 1,54 gam hỗn hợp HCOOH, C6H5OH, HOOC-COOH tác dụng hết với 0,6 gam Na sinh ra 0,224 lít H2 (đktc). Khối lượng

hỗn hợp muối thu được sau phản ứng là

A. 1,98 gam. B. 1,83 gam. C. 2,14 gam. D. 2,12 gam.

Câu 4: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –

NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn

0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 60,0. B. 30,0. C. 15,0. D. 22,5.

Câu 5: Cho các chất sau: phenylamoni clorua, natri phenolat, p-crezol, vinyl clorua, ancol benzylic, phenyl benzoat và tơ nilon-6,6. Số

chất tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng là

A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.

Câu 6: Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam

KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là

A. 0,2M. B. 0,4M. C. 0,48M. D. 0,24M.

Câu 7: Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở. Dẫn 1,68 lít X (đktc) vào bình đựng dung dịch Br2 dư, không thấy có khí thoát ra khỏi

bình. Lượng Br2 đã phản ứng là 20 gam. Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên thu được 7,7 gam CO2. Hỗn hợp X gồm

A. C2H2 và C4H8. B. C2H2 và C3H6. C. C2H4 và C3H4. D. C2H4 và C4H6.

Câu 8: Hiện tượng hóa học nào sau đây được mô tả không đúng?

A. Nhỏ vài giọt dung dịch HNO3 đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thì thấy có kết tủa màu vàng xuất hiện.

B. Đưa đũa thủy tinh vừa nhúng vào dung dịch HCl đậm đặc lên miệng lọ đựng dung dịch CH3NH2 đậm đặc thì xung quanh đũa thủy

tinh bay lên một làn khói trắng.

C. Cho dung dịch NaNO2 vào dung dịch glyxin, sau đó thêm vài giọt dung dịch axit axetic vào thì thấy có bọt khí không màu bay lên

D. Cho từ từ đến dư dung dịch CH3NH2 vào dung dịch FeCl3 thì lúc đầu có kết tủa nâu đỏ xuất hiện, sau đó kết tủa tan dần đến hết.

Câu 9: Cho 6 kg bông( chứa 90% xenlulozơ) phản ứng với HNO3 dư (trong H2SO4 đặc, đun nóng) thu được 8,91 kg xenlulozơ trinitrat.

Hiệu suất của phản ứng là

A. 90%. B. 85%. C. 80%. D. 75%.

Câu 10: Cho các hợp chất: anilin, isopropylamin, phenol, natri phenolat, phenylamoni clorua và các chất được ký hiệu Ala, Val, Glu.

Tổng số chất làm quỳ tím ẩm đổi màu là

A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.

Câu 11: Cho các chất: C2H5OH, CH3COOH, C6H5OH, C2H5ONa,CH3COONa, C6H5ONa. Trong các chất đó, số cặp chất phản ứng được

với nhau là

A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.

Câu 12: Chất X có công thức phân tử C3H5O2Cl có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được sản phẩm gồm muối

(của axit cacboxylic đơn chức), anđehit, NaCl và H2O. Công thức cấu tạo của X là

A. HCOOCH2CH2Cl. B. CH3OOCCH2Cl. C. CH3COOCH2Cl. D. CH3CH(Cl)COOH.

Câu 13: Cho sơ đồ sau: Toluen 2 → +Cl ,ánh sáng,1:1 X → +NaOH Y → +CuO Z 3 3 → + AgNO NH / T. Công thức cấu tạo của T là:

A. C6H5OH. B. CH3C6H4COONH4. C. C6H5COONH4. D. p-HOOC – C6H4Cl.

Câu 14: Tiến hành các thí nghiệm sau :

- Thí nghiệm 1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng.

- Thí nghiệm 2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

- Thí nghiệm 3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

- Thí nghiệm 4: Để thanh thép ( hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm.

- Thí nghiệm 5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học là

A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.

Câu 15: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự

A. R < M < X < Y. B. M < X < R < Y. C. M < X < Y < R. D. Y < M < X < R.

Câu 16: Hoà tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư), thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào

dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là

A. Al(OH)3. B. Fe(OH)3. C. BaCO3. D. K2CO3.

Câu 17: Oxi hoá 4,6 gam hỗn hợp chứa cùng số mol của 2 ancol đơn chức thành anđehit thì dùng hết 8 gam CuO. Cho toàn bộ lượng

anđehit thu được phản ứng với AgNO3 (dư) trong NH3 thì thu được 32,4 gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức cấu tạo

của 2 ancol là

A. C2H5OH; CH3CH2CH2OH.B. CH3OH; CH3CH(CH3)OH. C. CH3OH; C2H5OH. D. CH3OH; CH3CH2CH2OH.

Câu 18: X và Y là 2 hợp chất chỉ có chức ancol, trong đó khối lượng mol của X nhỏ hơn của Y. Khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chất X, Y

đều tạo ra số mol CO2 ít hơn số mol H2O. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z gồm những lượng bằng nhau về số mol của X và Y thu được tỷ

lệ số mol CO2 và H2O tương ứng là 2:3. Số hợp chất thỏa mãn các tính chất của Y là

A. 2 chất. B. 4 chất. C. 5 chất. D. 6 chất.

Trang 1/166

Câu 19: Hỗn hợp Z gồm hai este X và Y tạo bởi cùng một ancol và hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY).

Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần dùng 3,08 lít khí O2 (đktc), thu được 2,8 lít khí CO2 (đktc) và 2,25 gam H2O. Công thức este X và giá

trị của m tương ứng là

A. (HCOO)2C2H4 và 3,30. B. HCOOC2H5 và 4,75. C. CH3COOCH3 và 3,35. D. HCOOCH3 và 3,35.

Câu 20: Khi cho khí NH3 dư tác dụng hoàn toàn với khí Cl2, sản phẩm thu được là

A. N2, H2, HCl. B. N2, NH4Cl, NH3. C. N2, NH4Cl. D. N2, NH3, HCl.

Câu 21: Hòa tan hỗn hợp X gồm 1,92 gam Cu và 2,16 gam FeO trong 100 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 1M và NaNO3 0,4M thu được

dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Thể tích dung dịch NaOH 0,5M nhỏ nhất cần dùng để tác dụng với Y cho lượng kết

tủa lớn nhất là

A. 340 ml. B. 300 ml. C. 460 ml. D. 150 ml.

Câu 22: Tiến hành điện phân 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,6M và CuSO4 1M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với

cường độ dòng điện là 1,34A trong 2 giờ.Thể tích khí thoát ra ở anot (đktc) là

A. 0,784 lít. B. 0,896 lít. C. 0,672 lít. D. 1,008 lít.

Câu 23: Đun nóng hỗn hợp axit oxalic với hỗn hợp ancol metylic, ancol etylic (H2SO4 đặc) có thể thu được tối đa bao nhiêu este?

A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.

Câu 24: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Al và FexOy bằng dung dịch HNO3 dư thu được 5,824 lít NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc)

và dung dịch X. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 133,98 gam muối khan. Nếu hòa tan lượng muối khan này vào nước rồi cho tác

dụng hết với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa, nung kết tủa ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 28,8 gam chất rắn. Công

thức của FexOy và giá trị của m là

A. Fe3O4 và 41,46. B. Fe3O4 và 33,78. C. FeO và 33,78. D. FeO và 12,96.

Câu 25: Cho các phản ứng:

Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O. 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O.

2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O. 4KClO3 →

0

t KCl + 3KClO4.

O3 → O2 + O.

Số phản ứng oxi hoá khử là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 26: Hai hiđrocacbon A và B có cùng công thức phân tử C5H12 tác dụng với Cl2(ánh sáng) theo tỉ lệ mol 1 : 1 thì A tạo ra một dẫn

xuất monoclo duy nhất còn B thì cho 4 dẫn xuất monoclo. Tên gọi của A và B lần lượt là

A. 2-metylbutan và 2,2-đimetylpropan. B. 2-metylbutan và pentan.

C. 2,2-đimetylpropan và pentan. D. 2,2-đimetylpropan và 2-metylbutan.

Câu 27: Khi trùng ngưng phenol với fomanđehit trong điều kiện: phenol lấy dư, môi trường H+

thì thu được

A. Nhựa bakelit. B. Nhựa rezol. C. Nhựa novolac. D. Nhựa rezit.

Câu 28: Cho hỗn hợp X gồm 3 chất hữu cơ đơn chức có cùng công thức phân tử là C3H8O tác dụng với CuO dư, đun nóng thu được

hỗn hợp sản phẩm Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam Ag. Nếu đun nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở

140oC thì thu được 34,5 gam hỗn hợp 4 ete và 4,5 gam H2O.Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần % khối lượng của ancol bậc 2

có trong X là

A. 30,77%. B. 15,38%. C. 46,15%. D. 61,54%.

Câu 29: Hỗn hợp X có C2H5OH, C2H5COOH, CH3CHO, trong đó C2H5OH chiếm 50% theo số mol. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu

được 3,06 gam H2O và 3,136 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho 13,2 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có p gam

Ag kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của p là.

A. 8,64. B. 10,80. C. 9,72. D. 2,16.

Câu 30: Từ 2 muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:

X

o →t

X1 + CO2. X1 + H2O →X2. X2 + Y → X + Y1 + H2O. X2 + 2Y → X + Y2 + 2H2O.

Hai muối X, Y tương ứng là

A. MgCO3, NaHCO3. B. BaCO3, Na2CO3. C. CaCO3, NaHCO3. D. CaCO3, NaHSO4.

Câu 31: Cho 0,1 mol alanin phản ứng hoàn toàn với 100 ml dung dịch HCl 1,5M thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với

dung dịch NaOH thu được dung dịch Y, làm bay hơi dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 16,95. B. 11,10. C. 14,025. D. 19,875.

Câu 32: X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 1M. Thêm 240 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X, khuấy đều đến

khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 6,24 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y, khuấy đều tới khi kết thúc các phản

ứng thấy trong cốc có 4,68 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch X bằng:

A. 1,5 M. B. 1,0 M. C. 1,6 M. D. 1,2 M.

Câu 33: Dung dịch A có chứa 4 ion: Ba2+ (x mol); H+

(0,2 mol); Cl-

(0,1 mol) và NO3

-

(0,4 mol). Cho từ từ V ml dung dịch K2CO3 1M

vào dung dịch A đến khi lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị là

A. 400 ml. B. 200 ml. C. 150 ml. D. 250 ml.

Câu 34: Hỗn hợp X gồm CuO và oxit MO có tỉ lệ mol tương ứng là 1 :2 (M là kim loại hóa trị không đổi). Khử hoàn toàn 4,8 gam hỗn

hợp X bằng H2 dư, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Để hòa tan hết Y cần vừa đủ 200 ml dung dịch HNO3 1 M và thu được sản phẩm khử

duy nhất là khí NO. Kim loại M là

A. Ca. B. Mg. C. Zn. D. Pb.

Câu 35: Cho các chất: AgNO3, Cu(NO3)2, MgCO3, Ba(HCO3)2, NH4HCO3, NH4NO3 và Fe(NO3)2. Nếu nung các chất trên đến khối

lượng không đổi trong các bình kín không có không khí, rồi cho nước vào các bình, số bình có thể tạo lại chất ban đầu sau các thí

nghiệm là

A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.

Câu 36: Có 6 dung dịch loãng của các muối BaCl2, ZnCl2, Pb(NO3)2, CuSO4, FeCl2, FeCl3. Khi cho dung dịch H2S dư vào các dung

dịch muối trên thì số trường hợp có phản ứng tạo kết tủa là

A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Trang 2/166

Câu 37: Trộn 9,6 gam SO2 với 1,6 gam oxi rồi cho đi qua bình đựng V2O5 nung nóng. Hỗn hợp thu được cho hấp thụ vào dung dịch

Ba(OH)2 dư cho đến khi phản ứng hoàn toàn thấy có 33,51 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 là

A. 75%. B. 60%. C. 40%. D. 25%.

Câu 38: Dung dịch X gồm KI và một ít hồ tinh bột. Cho lần lượt từng chất sau: O3, Cl2, H2O2, FeCl3, AgNO3, Br2 tác dụng với dung

dịch X. Số chất làm dung dịch X chuyển sang màu xanh là

A. 5 chất. B. 6 chất. C. 4 chất. D. 3 chất.

Câu 39: Sục 3,136 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,32 M thu được dung dịch X. Rót 250 ml dung dịch Y gồm BaCl2

0,32 M và Ba(OH)2 a M vào dung dịch X thu được 7,88 gam kết tủa và dung dịch Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

A. 0,03M. B. 0,04M. C. 0,05M. D. 0,06M.

Câu 40: Cho các chất: Phenol, anilin, axit acrylic, benzanđehit, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy phản ứng được với

nước brom là

A. 5 chất. B. 4 chất. C. 3 chất. D. 6 chất.

Câu 41: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng,

nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn

toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là

A. 1,344 lít. B. 0,672 lít. C. 1,008 lít. D. 2,016 lít.

Câu 42: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính axit: (1) C2H5COOH; (2) CH3COOH ; (3) Cl-CH2COOH; (4)

(CH3)2CHCOOH ; (5) (Cl)2CHCOOH.

A. (4) < (3) < (2) < (1) < (5). B. (4) < (2) < (1) < (3) < (5).

C. (5) < (3) < (2) < (1) < (4). D. (4) < (1) < (2) < (3) <(5).

Câu 43: Cho m gam bột Al vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,3M và CuSO4 0,6M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 27,6 gam hỗn hợp

2 kim loại. Giá trị của m là

A. 5,40. B. 8,10. C. 10,80. D. 9,45.

Câu 44: Cho các chất và các dung dịch: (1) Thuỷ ngân; (2) dung dịch NaCN; (3) dung dịch HNO3; (4) Nước cường toan. Tổng số chất

và dung dịch hoà tan được vàng là:

A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.

Câu 45: Hấp thụ hoàn toàn 2a mol CO2 vào dung dịch có chứa a mol Ba(OH)2 thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng được với

tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. KHSO4, Na2CO3, Ca(OH)2, NaCl. B. HCl, Na2CO3, NaCl, Ca(OH)2.

C. HNO3, KHSO4, Na2CO3 , Ca(OH)2. D. HNO3, KHSO4, Mg(NO3)2, Ca(OH)2.

Câu 46: Có một lượng anđehit HCHO được chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần chứa a mol HCHO.

- Phần 1: Cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m gam Ag.

- Phần 2: Oxi hóa bằng oxi thành HCOOH với hiệu suất 40% thu được dung dịch X. Cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch

AgNO3/NH3 dư thu được m1 gam Ag. Tỉ số m1/m có giá trị là.

A. 0,4. B. 0,6. C. 0,2. D. 0,8.

Câu 47: Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch

Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị ô nhiễm bởi ion

A. Cu2+

. B. Fe2+

. C. Cd2+

. D. Pb2+

.

Câu 48: Cho 3 hoặc 4 giọt chất lỏng X tinh khiết vào một ống nghiệm có sẵn 1 - 2ml nước, lắc đều thu được một chất lỏng trắng đục,

để yên một thời gian thấy xuất hiện hai lớp chất lỏng phân cách. Cho 1 ml dung dịch HCl vào và lắc mạnh lại thu được một dung dịch

đồng nhất. Cho tiếp vào đó vài giọt dung dịch NaOH thấy xuất hiện hai lớp chất lỏng phân cách. Chất X là

A. Hồ tinh bột. B. Anilin. C. Phenol lỏng. D. Lòng trắng trứng.

Câu 49: Lên men m gam glucozơ, cho toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong tạo thành 20 gam kết tủa và thu

được dung dịch có khối lượng giảm 6,8 gam so với dung dịch nước vôi trong ban đầu. Hiệu suất quá trình lên men là 90%. Giá trị của

m là.

A. 40. B. 24. C. 30. D. 36.

Câu 50: X là một ancol (rượu) no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi nước và 6,6 gam CO2. Công

thức của X là

A. C3H5(OH)3. B. C3H7OH. C. C3H6(OH)2. D. C2H4(OH)2.

Câu 51: Cho các phản ứng:

(1) Cu2O + Cu2S o →t

(2) Cu(NO3)2

o →t

(3) CuO + CO o →t

(4) CuO + NH3

o →t

Số phản ứng tạo ra kim loại Cu là

A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 52: Cho m gam hỗn hợp A gồm Al, Zn, Ni tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 3,584 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam X

tác dụng với 200 ml dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 0,7M và AgNO3 0,4M đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được x gam chất rắn. Giá trị

của x là

A. 13,28 gam. B. 11,20 gam. C. 16,32 gam. D. 17,60 gam.

Câu 53: Dung dịch natri phenolat không tác dụng với chất nào sau đây ?

A. CO2 .B. NaHSO4. C. HCl. D. NaHCO3.

Câu 54: Một loại bột gỗ chứa 60% xenlulozơ được dùng làm nguyên liệu sản xuất rượu etylic. Từ 1 tấn bột gỗ trên có thể điều chế

được bao nhiêu lít rượu 700

. Biết hiệu suất của quá trình điều chế là 70%, khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml.

A. 709,88lít. B. 608,47 lít. C. 425,93 lít. D. 1014,11 lít.

Câu 55: Dung dịch X chứa hỗn hợp KOH và Ba(OH)2 có nồng độ tương ứng là 0,2M và 0,1M. Dung dịch Y chứa hỗn hợp H2SO4 và

HCl có nồng độ lần lượt là 0,25M và 0,75M. Thể tích dung dịch X cần để trung hòa vừa đủ 40 ml dung dịch Y là

A. 0,125 lít. B. 0,15 lít. C. 0,133 lít. D. 0,25 lít.

Câu 56: Trong các dung dịch sau: Ca(OH)2, BaCl2, Br2, H2S, KMnO4. Số dung dịch có thể dùng để phân biệt được 2 khí CO2 và SO2 là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 5.

Trang 3/166

Câu 57: X là một anđehit đơn chức. Thực hiện phản ứng tráng bạc hoàn toàn a mol X. Lượng kim loại Ag thu được đem hòa tan hết

trong dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 4a/3 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Tên gọi của X là

A. Anđehit axetic. B. Anđehit acrylic. C. Fomanđehit. D. Benzanđehit.

Câu 58: Chất X có công thức phân tử C4H9O2N Biết: X + NaOH →Y + CH4O.

Y + HCl (dư) → Z + NaCl. Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là

A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH. B. CH3CH(NH2)COOCH3và CH3CH(NH3Cl)COOH.

C. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH. D. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH.

Câu 59: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Crom(VI) oxit là oxit bazơ. B. Crom(III) oxit và crom(III) hiđroxit đều là chất có tính lưỡng tính.

C. Ancol etylic bốc cháy khi tiếp xúc với Crom(VI) oxit. D. Khi phản ứng với dung dịch HCl, kim loại Cr bị oxi hoá thành ion Cr2+

Câu 60: Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau.

Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu

tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là

A. HOOC-COOH và 60,00%. B. HOOC-COOH và 42,86%.

C. HOOC-CH2-COOH và 70,87%. D. HOOC-CH2-COOH và 54,88%.

ĐỀ 02

Câu 1: Chia m gam hỗn hợp M gồm hai ancol đơn chức kế tiếp trong dãy đồng đẳng thành 2 phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng

với Na (dư), được 3,36 lít khí hiđro (đktc). Cho phần hai phản ứng hoàn toàn với CuO ở nhiệt độ cao, được hỗn hợp M1 chứa hai

anđehit (ancol chỉ biến thành anđehit). Toàn bộ lượng M1 phản ứng hết với AgNO3 trong NH3, thu được 86,4 gam Ag. Giá trị của m là

A. 24,8 gam B. 30,4 gam C. 15,2 gam D. 45,6 gam

*đáp án. nH2= 0,15. →nancol = 0,3 = n andehyt , t= n Ag/Andehyt =2,67, suy ra có HCHO, mà đồng đẳng liên tiếp →CH3CHO. Dễ

có nHCHO =0,1, CH3CHO =0,2, vậy mancol =(32.0,1 +46.0,2)*2 =A

Câu 2: Chia 156,8 gam hỗn hợp L gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch

HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa đủ với dung dịch M là hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng thu được 167,9 gam

muối khan. Số mol của HCl trong dung dịch M là

A. 1,75 mol B. 1,50 mol C. 1,80 mol D. 1,00 mol

Dễ thấy mất 1O thay 2 Cl, ∆M =2.35,5- 16=55, ∆m= 155,4-156,8/2 , vậy số mol HCl =nH+= (∆m/∆M )*2 =2,8 mol.Ta có m muối 2

= mOxit – mO +x,35,5+y.96 =167,9│ x +2y =2,8, vậy x=1,8

Câu 3: Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn

hợp rắn A1. Cho A1 vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan C1. Cho khí CO dư qua bình chứa C1

nung nóng được hỗn hợp rắn E (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa:

A. 1 đơn chất và 2 hợp chất. B. 3 đơn chất.

C. 2 đơn chất và 2 hợp chất. D. 2 đơn chất và 1 hợp chất.

Đáp án> Rắn A1= BaO, Fe2O3, Al2O3,CuO, MgO. Dd B = Ba(AlO2)2và Ba(OH)2, Rắn E =Fe, Cu, MgO.

Câu 4: Cho a gam Na vào 160 ml dung dịch gồm Fe2(SO4)3 0,125M và Al2(SO4)3 0,25M. Tách kết tủa rồi nung đến khối lượng không

đổi thì thu được 5,24 gam chất rắn. Giá trị a nào sau đây là phù hợp?

A. 9,43. B. 11,5. C. 9,2. D. 10,35.

Đáp án> mFe2O3= 0,02*160=3,2 →m Al2O3=2,04 →nAl2O3 =0,02. Mà Al3+ ban đầu =0,08 vậy

OH-

=3Fe3++ 4.0,08- 0,02.2 =nNa =0,4. Vậy =mNa= 9,2

Câu 5: Cho hỗn hợp Na, Al, Fe, FeCO3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa rồi chia làm 2 phần. Phần 1 đem tác

dụng với dung dịch HNO3 loãng dư. Phần 2 đem tác dụng với dung dịch HCl dư. Số phản ứng oxi hóa khử xảy ra là:

A. 5. B. 6. C. 8. D. 7.

Đáp án>NaOH có 2 OXH –K, HNO3 có 3 OXH-K, HCl có 1 OXH-K vậy =B

Câu 6: Cho sơ đồ dạng: X → Y → Z. Cho các chất sau đây: etilen, etyl clorua, ancol etylic. Số sơ đồ nhiều nhất thể hiện mối quan

hệ giữa các chất trên là

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Đáp án 3! =6

Câu 7: Cho các chất sau: propyl clorua, anlyl clorua, phenyl clorua, natri phenolat, anilin, muối natri của axit amino axetic, ancol

benzylic. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng khi đun nóng là

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Đáp án> Propyl Cl, Anlyl Cl,

Câu 9: Oxi hoá 25,6 gam CH3OH (có xúc tác) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Chia X thành hai phần bằng nhau Phần 1 tác dụng với

AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Phần 2 tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch KOH 1M. Hiệu suất quá trình oxi

hoá CH3OH là 75%. Giá trị của m là

A. 64,8. B. 32,4. C. 129,6. D. 108.

Đáp án > nCH3OH =0,8, n p/ư =0,75*0,8=0,6 ! mỗi phần 0,3 mol p/ư trong đó axit =0,1 =nKOH, vậy mAg=( 0,2*4 +0,1*2)*108 =D

Câu 10: Đốt cháy 0,2 mol hợp chất A thuộc loại tạp chức thu được 26,4 gam khí CO2, 12,6 gam hơi H2O, 2,24 lít khí nitơ (đktc) và

lượng O2 cần dùng là 0,75 mol. Số đồng phân của A tác dụng được với dung dịch NaOH và HCl là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Đáp án>nCO2 =0,6 , C=3, nH2O =0,7, H= 0,7*2/0,2=7, nN=0,2, N =1, O=0,6*2+0,7-0,75*2=0,4, O= 2. Vậy C3H7NO2, đồng phân

aa = 2. Đồng phân RCOONR’R’’R’’’ =2

Câu 11: Số đồng phân là hợp chất thơm có công thức phân tử C8H10O tác dụng được với NaOH là

A. 9. B. 6. C. 7. D. 8.

Đáp án>Tác dụng NaOH, hợp chất thơm, đó là phenol, vậy .CH3-CH2-C6H4(OH) có 3 đp, (o, m, p) .

CH3-C6H3(OH)-CH3 có đp 4 (2,3,4,5 ofC vòng benzen).

Câu 12: Cho các phản ứng: (I) Fe + HCl → ; (II) Fe3O4 + H2SO4 (đặc) → ;

(III)KMnO4 + HCl → ; (IV) FeS2 + H2SO4 (loãng) → ; (V) Al + H2SO4 (loãng) → ;

Trang 4/166

Số phản ứng mà H+

đóng vai trò là chất oxi hoá là:

A . 3 B . 2 C . 4 D . 1

Đ á p á n ( I . V ) t ứ c p h ả i s i n h r a H 2

I . s i n h H 2 , I I s i n h S O 2 , I I I s i n h C l 2 , I V s i n h r a H 2 S , V s i n h r a H 2

Câu 13: Hỗn hợp X có C2H5OH, C2H5COOH, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% theo số mol. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu

được 3,06 gam H2O và 3,136 lít CO2 (đktc). Mặt khác 13,2 gam hỗn hợp X thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có p gam Ag kết tủa. Giá

trị của p là

A. 9,72. B. 8,64. C. 10,8. D. 2,16.

Đáp án. nAncol= x= nH2O-nCO2 =0,17-0,14= 0,03, C2H5COOH (y) +CH3CHO (z)= 0,03.

nCO2=nC= 2x+3y+2z=0,14. x=0,03, y=0,02,z=0,01. m= 0,03*46+0,02*74 +0,01*44=3,3 g. Vậy trong 13,2g có CH3CHO=

(13,2/3,3)*0,01 =0,04. mAg=( 0,04*108)*2 =8,64

Câu 14: Các nhận định sau: 1)Axit hữu cơ là axit axetic. 2)Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2% - 5%. 3)Khi cho 1 mol

axit hữu cơ (X) tác dụng với Na dư, số mol H2 sinh ra bằng ½ số mol X và khi đốt cháy axit X thì thu được n(H2O) : nCO2 =1. Vậy X

là axit no đơn chức no. 4)Khi đốt cháy hiđrocacbon no thì ta có n(H2O) : nCO2 >1. Các nhận định sai là:

A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 1, 3, 4.

Đáp án sai 1.sai vì axit acetic là axit HC, ngược lại không đúng. 4 sai vì ankan(hydrocacbon no mạch hở) còn hydrocacbon no mạch

vòng (xicloankan) không đúng.

Câu 15: Cho đồ phản ứng sau X + H2SO4 (đặc, nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Số chất X có thể thực hiện phản ứng trên là

A. 4. B. 6. C. 5. D. 7.

Đáp án.X = Fe, FeO, Fe3O4, FeS,FeS2,Fe(OH)2, FeSO3 –nên nhớ Fe2(SO3)3 không tồn tại, (nguyên tắc Fe có số OXH <3) vì đây là

p/ư OXH –K và không được sinh chất khác( theo phương trình)

Câu 16: Có 4 dung dịch loãng của các muối: BaCl2, ZnCl2, FeCl2, FeCl3. Khi sục khí H2S dư vào các dung dịch muối trên thì số trường

hợp có phản ứng tạo kết tủa là

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Đáp án> Ba2+ và S2- tan, và Fe3+ +S2- →FeS↓+S↓

Câu 17: Cho V lít hỗn hợp khí A gồm clo và oxi tác dụng vừa hết với hỗn hợp B gồm 0,2 mol Al và 0,1 mol Mg thì thu được 25,2

gam hỗn hợp muối clorua và oxit của 2 kim loại. Số mol của Cl2 có trong V lít hỗn hợp khí A là

A. 0,15. B. 0,3. C. 0,2. D. 0,25.

mO +mCl = 25,2-0,2*27 +0,1*24 =17,4 =16x +35,5y, x*2 +y*1 =0,2*3 +0,1*2 ! y =0,4, nCl2 =0,2

Câu 18: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với

HNO3 đặc, nóng, dư. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là

A. 7 B. 8 C. 10 D. 9

Câu 19: Cho bột Fe vào dung dịch NaNO3 và H2SO4. Đến phản ứng hoàn thu được dung dịch A, hỗn hợp khí X gồm NO và H2 có và

chất rắn không tan. Biết dung dịch A không chứa muối amoni. Trong dung dịch A chứa các muối:

A. FeSO4, Fe(NO3)2, Na2SO4, NaNO3. B. FeSO4, Fe2(SO4)3, NaNO3, Na2SO4.

C. FeSO4, Na2SO4. D. FeSO4, Fe(NO3)2, Na2SO4.

Đáp án> rắn ko tan Fe dư, ddA chỉ thu được Fe2+, do sinh ra H2 nên NO3 hết

Câu 20: Hỗn hợp X có 2 hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp, có tỉ khối hơi so với H2 bằng 15,8. Lấy 6,32 gam X lội vào 200 gam dung

dịch chứa xúc tác thích hợp thì thu được dung dịch Z và thấy thoát ra 2,688 lít khí khô Y ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối hơi so với H2

bằng 16,5. Biết rằng dung dịch Z chứa anđehit với nồng độ C%. Giá trị của C% là:

A. 1,305% B. 1,407% C. 1,043% D. 1,208%

Đáp án . M=15,8*2=31,6. nX=0,2. MY=33, nY=0,12, mY =3,96, mdd Z= 200+(6,32-3,96)=202,36.

Theo bài ra dễ thấy X là an kin, có andehyt→có axetilen, ankin kia là C3H4, dùng đường chéo trong X và Y, suy ra số mol C2H 2

(phản ứng) =CH3HCO =(nC2Hbd –nC2H2 dư) =0,12-0,12/2 =0,06, C%=(0,06*44/202,36)*100% =A

Câu 21: Có các nhận định sau đây:

1) Nguyên tắc sản xuất gang là khử sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. 2) Nguyên tắc sản xuất thép là khử các tạp chất trong gang.

3) Tính chất hóa học của Fe2+ là tính khử. 4) Nước cứng là nước có chứa ion Ca2+, Mg2+ dưới dạng muối Cl-

, HCO3

-

, SO4

2-

.

Số nhận định đúng là

A. 2. B. 3. C. 0. D. 1.

Đáp án 1 sai, 2 đúng, 3 đúng (nên hỏi là tính chất hóa học đặc trưng chuẩn hơn –vì ngoài tính khử đặc trưng Fe2+ còn có tính OXH,

và tính axit). 4 đúng

Câu 22: Có các nhận định sau:

1)Cấu hình electron của ion X2+ là 1s2

2s2

2p6

3s2

3p6

3d6

. Trong BTH các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB

2)Các ion và nguyên tử: Ne , Na+

, F−

có điểm chung là có cùng số electron.

3)Khi đốt cháy ancol no thì ta có n(H2O) : n(CO2)>1.

4)Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là K, Mg, Si, N.

5)Tính bazơ của dãy các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 giảm dần. Số nhận định đúng:

A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

Đáp án> 1.Fe. đúng, 2 đúng Vì đều có 10e, 3sai( ancol no mạch hở mới đúng) 4.đúng (r cùng nhóm tăng dần, cùng chu kỳ giảm

dần) 5. đúng

Câu 23: Hỗn hợp X gồm 3 ancol đơn chức A, B, C trong đó B, C là 2 ancol đồng phân. Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol X thu được 3,96

gam H2O và 3,136 lít khí CO2 (đktc). Số mol ancol A bằng 5/3 tổng số mol 2 ancol (B + C). Khối lượng của B, C trong hỗn hợp là:

A. 3,6 gam B. 0,9 gam C. 1,8 gam D. 2,22 gam

ĐÁP ÁN .nH2O =0,22, nCO2=0,14, do 0,08=0,22-0,14 khẳng định cùng dãy đồng đẳng. CTRUNG BÌNH=0,14/0,08=1,75. Có

CH3OH,n=0,05 mol, CB=CC =(1,75*8-1C*5)/3=3, MB,C= C3H7OH*0,03=1,8

Câu 24: Cho độ âm điện của các nguyên tố như sau: O(3,44), Cl(3,16), Mg(1,31), C(2,55), H(2,2)

Trong các phân tử: MgO, CO2, CH4, Cl2O. Số chất có kiểu liên kết cộng hóa trị có cực là

Trang 5/166

A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

DỰA vào hiệu độ âm điện ta có MgO =2,13 (LK ion) CO2 =0,89 (tuy nhiên dựa vào cấu tạo) liên kết cộng ht không phân cực, 2

chất còn lại chọn .

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ancol no, mạch hở X cần vừa đủ 5,6 lít oxi (đktc). X cùng với axit HOOCC6H4COOH là 2

monome được dùng để điều chế polime, làm nguyên liệu sản xuất tơ:

A. Nilon-6,6. B. Lapsan. C. Capron. D. Enang

ĐÁP ÁN .dễ thấy ancolX =etilenglicol,

Câu 26: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến

khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: N2 = 84,77%; SO2 = 10,6% còn lại là O2.

Thành phần % theo khối lượng của FeS trong X là

A. 68,75% B. 59,46% C. 26,83% D. 42,3%

FeS(x) FeS2(y). x+2y=10,6 . Oban đầu 84,77/4=21,1925. O2dư =4,63, Otrong Fe2O3=Obd-Odư-O(SO2)=11,925mol nguyên tư

̉.x+y=(11,925/3)*2=7,95 .x= 5,3.y=2,65

Câu 27: Cho 32,8 gam hỗn hợp gồm axit glutamic và tyrosin (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 1M, phản ứng hoàn

toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 49,2 B. 52,8 C. 43,8 D. 45,6

Câu này rất dễ hs tự làm (tuy nhiên không hay, mà đề thi cũng khong ra vì học sinh không nhớ được tyrosin=p(OH)-C6H4-CH2-

CH(NH2)-COOH.

Câu 28: Cho các chất và ion sau đây: NO2

-

, Br2, SO2, N2, H2O2, HCl, S. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là

A. 7. B. 4. C. 6. D. 5.

Câu 29: Cho quỳ tím vào lần lượt các dung dịch: CH3COOK, FeCl3, NH4NO3, K2S, Zn(NO3)2, Na2CO3. Số dung dịch làm đổi màu giấy

quỳ là

A. 4 B. 6 C. 5 D. 3

Câu 30: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang. Nh loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo là:

A. Tơ nilon – 6,6 và tơ capron. B. Tơ tằm và tơ enang.

C. Tơ visco và tơ nilon-6,6. D. Tơ visco và tơ axetat.

Câu 31: Cho phản ứng sau: 2SO2(k) + O2(k) ¬ → 2SO3(k) ;∆ H < 0

Để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận thì: (1): tăng tăng nhiệt độ, (2): tăng áp suất, (3): hạ nhiệt độ, (4): dùng xúc tác là

V2O5, (5): Giảm nồng độ SO3. Biện pháp đúng là:

A. 1, 2, 5. B. 2, 3, 5. C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 2, 3, 4, 5.

Câu 32: Từ etilen và benzen, chất vô cơ và điều kiện phản ứng có đủ. Tổng số phản ứng ít nhất để có thể điều chế được polibutađien,

polistiren, poli (butađien - stiren), poli (vinyl clorua) là

A. 11. B. 12. C. 9. D. 10.

Etilen –etanol-buta-1,3dien- polibutadien (4p Benzen- etylbenzen-styren-PS (3 pt)

Buta1,3dien – cao subuna S (1pt) Etilen- dicloetan-vinylclorua- PVC(3pt)

Câu 33: Xà phòng hóa hoàn toàn 100gam chất béo có chỉ số axit bằng 7 cần a gam dung dịch Na0H 25%, thu được 9,43gam glyxerol

và b gam muối natri. Giá trị của a, b lần lượt là:

A. 49,2 và 103,37 B. 51,2 và 103,145 C. 51,2 và 103,37 D. 49,2 và 103,145

nGlyxerol=0,1025, nNaOH=0,1025*3 +(7*100/1000/56)=0,32. a =51,2. B=100+12,8-9,43-(0,7/56)*18=103,145

Câu 34: Tích số ion của nước ở một số nhiệt độ như sau: Ở 200C là 7,00.10-15, ở 250C là 1,00.10-14, ở 300C là 1,50.10-14. Sự điện ly của

nước là

A. thu nhiệt B. tỏa nhiệt hay thu nhiệt tùy theo điều kiện phản ứng

C. tỏa nhiệt D. không xác định tỏa nhiệt hay thu nhiệt

Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai este đơn chức no, mạch hở cần 3,976 lít oxi (đktc) thu được 6,38 gam CO2. Cho

lượng este này tác dụng vừa đủ với KOH thu được hỗn hợp hai ancol kế tiếp và 3,92 gam muối của một axit hữu cơ. Công thức của hai

chất hữu cơ trong hỗn hợp đầu là:

A. HCOOC3H7 và HCOOC2H5 B. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5

C. C2H5COOC2H5 và C2H5COOCH3 D. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7

nCO2=0,145=nH2O, O(E) =0,145*3-(3,976/22,4)*2=0,08.mE=3,31. Ctb=3,68. Tìm R=15 (CH3)

Câu 36: Xét các chất: đimetylete (1), ancol metylic (2), ancol etylic (3), axit axetic (4), axeton (5).

Các chất trên được xếp theo nhiệt độ sôi tăng dần (từ trái sang phải) là:

A. 1, 5, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4, 5, 1 C. 5, 1, 2, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4, 5

Câu 37: Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp BaO, Al2O3 và FeO đốt nóng thu được chất rắn X1. Hoà tan chất rắn X1 vào nước thu

được dung dịch Y1 và chất rắn E1. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y1 thu được kết tủa F1. Hoà tan E1 vào dung dịch NaOH dư thấy bị tan

một phần và còn chất rắn G1. Cho G1 vào dung dịch AgNO3 dư (Coi CO2 không phản ứng với nước). Tổng số phản ứng xảy ra là

A. 7. B. 8. C. 6. D. 9.

Rắn X1=(BaO.Al2O3,Fe) ,E1(Al2O3dư, Fe) G1=Fe, F1(BaCO3, Al(OH)3, Fe +Ag+ →Fe2++Ag,Fe2++Ag+→Fe3+ +Ag.

CO+FeO (1pt) BaO+H2O (1pt), Ba(OH)2+Al2O3 (1pt), Ba (AlO2)2 +CO2 (1pt) (do Al2O3 dư,nên Ba(OH)2hết).NaOH+Al2O3 (1pt)

Câu 38: Cho 25,65 gam muối gồm H2NCH2COONa và H2NCH2CH2COONa tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO41M. Sau

phản ứng cô cạn dung dịch thì khối lượng muối do H2NCH2COONa tạo thành là:

A. 29,25 gam B. 18,6 gam C. 37,9 gam D. 12,4 gam

Đa>97x+111y=25,65 , 2x+2y=0,25*2, x=0,15,y=0,1. m= 0,15*97 +0,15*98=A

Câu 39: Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được chất rắn Y và O2. Biết KClO3 phân hũy hoàn toàn, còn KMnO4 chỉ bị

phân hũy một phần. Trong Y có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% theo khối lượng. Trộn lượng O2 ở trên với không khí theo tỉ lệ thể tích

O2

V : VKK =1:3 trong một bình kín ta thu được hỗn hợp khí Z. Cho vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon, phản ứng hoàn

toàn, thu được hỗn hợp khí T gồm 3 khí O2, N2, CO2, trong đó CO2 chiếm 22,92% thể tích. Giá trị m (gam) là

A. 12,59 B. 12,53 C. 12,70 D. 12,91

Trang 6/166

KlO3→KCl +3/2 O2, 2 KMnO4→K2MnO4 +MnO2+O2. nKCl=KclO3=0,012. nO2(oF KclO3)=0,018.

mY=11g. nCO2=0,044, nhh khí=0,1919=0,2. =nO2 sinhra (x)+3x, x=0,05, vậy theo bảo toàn mX=mY+mO2(sinh=11+0,05*32=12,6=A

Câu 40: Chất hữu cơ X mạch hở, không chứa liên kết (-O-O-) và có công thức phân tử là C3H6On.Biết X chỉ chứa một loại nhóm chức.

Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là

A. 4. B. 6. C. 7. D. 5.

Đáp án Dễ thấy n≤3 /n=1. C3H6O, ancol =1, ête=1 (mạch hở), andehyt=1, xton =1,

n=2. Axit =1, este =1, O HC-H2C- CH2- OH= 1, n=3 loại

Câu 41: Dùng một lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20%, đun nóng để hòa tan vừa đủ a mol CuO. Sau phản ứng làm nguội dung dịch

đến 1000C thì khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O đã tách ra khỏi dung dịch là 30,7 gam. Biết rằng độ tan của dung dịch CuSO4 ở 1000C

là 17,4 gam. Giá trị của a là

A. 0,1. B. 0,15. C. 0,2. D. 0,25.

mdd=a*80+a*98/20%=570a , mct=a*160 ,theo bai ra cứ 117,4 gdd bão hoa có 17,4 ganm ctan. mct có trong

dd=570a*17,4/117,4=84,48a, mct tách ra=160a-84,48a=75,52a=30,7*160/250, a=D

Câu 42: Có dung dịch X gồm (KI và một ít hồ tinh bột). Cho lần lượt từng chất sau: O3, Cl2, H2O2, FeCl3, AgNO3 tác dụng với dung

dịch X. Số chất làm dung dịch X chuyển sang màu xanh là

A. 4 chất B. 5 chất C. 3 chất D. 2 chất

Đó là các chất OXH mạnh

Câu 43: Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp: S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 0,48 mol NO2 và dung dịch X. Cho dung dịch

Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:

A. 17,545 gam B. 18,355 gam C. 15,145 gam D. 2,4 gam

ĐÁP ÁN> 56X +32Y= 3,76, 3X +6Y =0,48*1, X=0,03, Y=O,065, m↓= 0,065*233+0,015*160=A

Câu 44: Người ta có thể điều chế cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau:

Xenlulozơ →

35% glucozơ →

80% C2H5OH  →

60% Buta-1,3-đien TH→ Cao su Buna

Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn cao su Buna là

A. 25,625 tấn. B. 37,875 tấn. C. 5,806 tấn. D. 17,857 tấn.

M=(1*162/54)/0,35/0,8/0,6/=D

Câu 45: Hỗn hợp A gồm 0,1 mol anđehit metacrylic và 0,3 mol khí hiđro. Nung nóng hỗn hợp A một thời gian, có mặt chất xúc tác Ni,

thu được hỗn hợp hơi B gồm hỗn hợp các ancol, các anđehit và hiđro. Tỉ khối hơi của B so với He bằng 95/12. Hiệu suất của phản ứng

hiđro hóa anđehit metacrylic là:

A. 100% B. 70% C. 65% D. 80%

0,1*(CH2=C(CH3)-CHO)+0,3*2 =MB*nB, nB=0,24= 0,4-2x, x=0,08. H=0,08/0,1=D

Câu 46: Cho 6,0 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HCl 18,25% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch muối A và hiđro thóat ra.

Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch muối sẽ là:

A. 22,41% B. 22,51% C. 42,79% D. 42,41%

nMg=6/24 =0,25 HCl = 0,5, mHCl=(0,5*36,5)/18,25%=100g, C%=0,25*(24+71)/(100-0,5*1+6)=B

Câu 47: Có 5 khí đựng riêng biệt trong 5 lọ là Cl2, O2, HCl, O3, SO2. Hãy chọn trình tự tiến hành nào trong các trình tự sau để phân biệt

các khí:

A. Quỳ tím ẩm, dung dịch KI/hồ tinh bột, Cu đun nóng.

B. Dung dịch AgNO3, dung dịch KI/hồ tinh bột, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ.

C. Nhận biết màu của khí, dung dịch AgNO3, dung dịch KI, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ.

D. Dung dịch H2S, dung dịch AgNO3, dung dịch KI.

Câu 48: Từ butan, chất vô cơ và điều kiện phản ứng có đủ. Số phương trình phản ứng tối thiểu để điều chế glixerol là

A. 5. B. 4. C. 7. D. 6.

Đáp án.Butan------ propen------- 1clo propen------1,3 điclo propan-2ol-----glixerol

Câu 49: Tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau :

A. Nhiệt độ sôi của ankanol cao hơn so với ankanal có phân tử khối tương đương.

B. Phenol là chất rắn kết tinh ở điều kiện thường.

C. Metylamin là chất lỏng có mùi khai, tương tự như amoniac.

D. Etylamin dễ tan trong H2O.

Metyl amin la chất khí

Câu 50: Cho các chất sau: C2H5OH, C6H5OH, C6H5NH2, dung dịch C6H5ONa, dung dịch NaOH, dung dịch CH3COOH, dung dịch HCl.

Cho từng cặp chất tác dụng với nhau có xúc tác, số cặp chất có phản ứng xảy ra là

A. 12 B. 8 C. 9 D. 10

Etanol =2, phenol =1, anilin=2, phenolat=2, NaOH =2

Câu 51: Cho NH3 dư vào lần lượt các dung dịch sau: CrCl3, CuCl2, ZnCl2, AgNO3, NiCl2. Số trường hợp kết tủa hình thành bị tan là

A. 4. B. 3. C. 1. D. 5.

Câu 52: Một bình kín dung tích 1 lít chứa 1,5 mol H2 và 1,0 mol N2 (có xúc tác và nhiệt độ thích hợp). Ở trạng thái cân bằng có 0,2 mol

NH3 tạo thành. Muốn hiệu suất đạt 25 % cần phải thêm vào bình bao nhiêu mol N2?

A. 1,5 B. 2,25 C. 0,83 D. 1,71

Câu 53: Cho 12gam hỗn hợp Fe và Cu vào 200ml dung dịch HNO3 2M, thu được một chất khí (sản phẩm khử duy nhất) không màu,

hóa nâu trong không khí, và có một kim loại dư. Sau đó cho thêm dung dịch H2SO4 2M, thấy chất khí trên tiếp tục thoát ra, để hoà tan

hết kim loại cần 33,33ml. Khối lượng kim loại Fe trong hỗn hợp là

A. 8,4 gam B. 5,6 gam C. 2,8 gam D. 1,4 gam

Câu 54: Thủy phân hoàn toàn một lượng mantozơ, sau đó cho toàn bộ lượng glucozơ thu được lên men thành ancol etylic thì thu được

100 ml rượu 460

. Khối lượng riêng của ancol là 0,8 gam/ml. Hấp thụ toàn bộ khí CO2 vào dung dịch NaOH dư thu được muối có khối

lượng là:

A. 84,8 gam. B. 42,4 gam. C. 212 gam. D. 169,6 gam.

Trang 7/166

Câu 55: Cho các chất sau đây: 1)CH3COOH, 2)C2H5OH, 3)C2H2, 4)CH3COONa, 5)HCOOCH=CH2, 6)CH3COONH4. Dãy gồm các

chất nào sau đây đều được tạo ra từ CH3CHO bằng một phương trình phản ứng là:

A. 1, 2, 3, 4, 5, 6. B. 1, 2, 6. C. 1, 2. D. 1, 2, 4, 6.

Câu 56: Cho biết thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá khử: 2H+/H2; Zn2+/Zn; Cu2+/Cu; Ag+

/Ag lần lượt là 0,00V; -0,76V; +0,34V;

+0,80V. Suất điện động của pin điện hoá nào sau đây lớn nhất?

A. Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag. B. 2Ag + 2H+ → 2Ag+

+ H2.

C. Zn + Cu2+

→ Zn2+ + Cu. D. Zn + 2H+

→ Zn2+ + H2.

Câu 57: Các khí thải công nghiệp và của các động cơ ô tô, xe máy...là nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa axit. Những thành phần hóa

học chủ yếu trong các khí thải trực tiếp gây ra mưa axit là:

A. SO2, CO, NO. B. SO2, CO, NO2. C. NO, NO2, SO2. D. NO2, CO2, CO.

Câu 58: Cho isopren tác dụng Br2 theo tỷ lệ mol 1:1 thu được tối đa x dẫn xuất mono brom. Đun nóng ancol bậc 2 C5H12O với H2SO4

đặc ở 1800C thu được tối đa y sản phẩm hữu cơ. Mối liên hệ giữa x, y là :

A. x - y = 1 B. x = y C. y - x = 1 D. y - x = 2

Câu 59: Cho các chất sau: axit glutamic; valin, lysin, alanin, trimetylamin, anilin. Số chất làm quỳ tím chuyển màu hồng, màu xanh,

không đổi màu lần lượt là

A. 2, 1,3. B. 1, 2, 3. C. 3, 1, 2. D. 1, 1, 4.

Câu 60: Cho sơ đồ phản ứng sau :

Công thức cấu tạo của Y là

A. CH2=C(CH3)-COOC6H5. B. CH2=CH-COOC6H5. C. C6H5COOCH=CH2. D. CH2=C(CH3)-COOCH2-C6H5.

§Ò 03

Câu 1: Phương pháp điều chế etanol trong phòng thí nghiệm là:

A. Hiđrat hóa etilen, xúc tác H2SO4 loãng, 3000C. B. Cho hỗn hợp etilen,và hơi nước qua tháp chứa H3PO4.

C. Thủy phân etyl clorua trong môi trương kiềm. D. Lên mem glucozơ.

Câu 2: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra các môi trường kiềm là:

A. Fe, K, Ca B. Zn, Na, Ba C. Li, K, Ba D. Be, Na, Ca

Câu 3: Nhiệt độ sôi của các chất CH3Cl, CH3OH, HCOOH, CH4 tăng theo thứ tự là:

A. CH3Cl < CH4< CH3OH < HCOOH B. CH4 < CH3Cl < CH3OH < HCOOH

C. CH3Cl > CH3OH < CH4 < HCOOH D. CH4 < CH3OH < HCOOH < CH3Cl

Câu 4: Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng dư, khẫy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 6,4 gam

kim loại không tan và dung dịch X. Cho NH3 tới dư vào dung dịch X, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn

lại 32 gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 35,2 B. 25,6 C. 70,4 D.51,2

Câu 5: Các ion nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch?

A. Cu2+, Fe3+, SO4

2-, NO3

- B. Ag+

, Fe2+, NO3

-

, SO4

2- C. Fe3+, I-

, Cl-

, K+

D. Ba2+, Na+

, HSO4

-

, OH￾Câu 6: Cho m gam anilin tác dụng với 150ml dung dịch HCl 1M thu được hỗn hợp X có chứa 0,05 mol anilin. Hỗn hợp X này tác dụng

vừa đủ với V ml dung dich NaOH 1M. Giá trị của m và V lần lượt là:

A. 9,3 và 300 B. 18,6 và 150 C.18,6 và 300 D. 9,3 và 150

Câu 7: Nung 35,8 gam hỗn hợp X gồm FeCO3 và MgCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, còn lại 22 gam chất rắn. Hấp thụ

hoàn toàn bộ khối lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Y chứa 0,1 mol Ba(OH)2 và 0,2 mol NaOH. Khối lượng kết tủa thu được sau

phản ứng là.

A. 9,85 gam B. 19,7 gam C. 17,73 D. 39,4 gam

Câu 8: Phất biểu nào sau đây không đúng?

A. Tinh bột, Xenlulozơ, matozơ đều bị thủy phân trong môi trường axit.

B. Ở nhiệt độ thường glucozơ, anđehit oxalic, saccarozơ đều bị hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

C. Glucozơ, fructozơ, đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, to

) cho poliancol.

D. Khi cho isopren tác dụng với HBr theo tỉ lệ mol 1 : 1 thu được tối đa 6 sản phẩm (không kể đồng phân hình học ).

Câu 9: Thốc thử cần dùng để phân biệt ancol etylic nguyên chất và cồn 960

A. HCl B. Cu(OH)2 C. Na D. CuSO4

Câu 10: Dãy gồm các chất mà phân tử chỉ có liên kết ion là

A. NH4Cl, K2S, BaCl2, NaF. B. NaCl, BaO, LiF, KBr. C. LiF, KCl, Na2O2, CaBr2. D. NaCl, Ba(OH)2, KF, Li2O.

Câu 11: Hòa tan hết 52 gam kim loại M trong 811,14 gam HNO3, kết thúc phản ứng thu được 0,2 mol NO; 0,2 mol N2O và 0,02 mol

N2. Biết không phản ứng tạo muối NH4NO3 và HNO3 đã lấy dư 15% so với lượng cần thiết. Kim loại M và nồng độ phần trăm của

HNO3 ban đầu lượt là .

A. Cr và 21,96 B. Zn và 20 C. Cr và 20 D. Zn và 17,39

Câu 12: Cho từng chất: C, Fe, BaCl2, Fe3O4, FeCO3, FeS, H2S, HI, AgNO3, HCl, Na2CO3, NaNO3, FeSO4 lần lượt tác dụng với H2SO4

đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại oxi hóa - khừ là.

A. 9 B. 6 C. 7 D. 8

Câu 13: Cho các polime: tơ nilon-6, tơ lapsan, poli(vinyl axetat), tơ nilon-7, polistiren, PVC. Số polime tác dụng được với dung dịch

NaOH loãng, nóng là.

A. 2 B. 3 C. 5 D.6

Câu 14: Để tách Al2O3 ra khỏi hỗn hợp gồm Cu(OH)2, Al2O3 mà không làm thay đổi khối lượng của nó, người ta chỉ cần dùng.

A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch NaOH, HCl C. Dung dịch NH3 D. Dung dịch HCl

Trang 8/166

Câu 15: Hòa tan hết 5,36 gam hỗn hợp FeO, Fe2O3. Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,03 mol HNO3 và 0,18 mol H2SO4, kết thúc phản ứng

thu được dung dịch X và 0,01 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho 0,02 mol Cu tác dụng hết với ½ dung dịch X, thu được dung

dịch Y. Khối lượng Fe2(SO4)3 chứa trong dung dịch Y là.

A. 20 gam B. 10 gam C. 24 gam D. 5 gam

Câu 16: Khối lượng xenlulozơ và khối lượng axit nitric cần lấy để sản xuất ra 445,5 kg xenlulozơ trinitrat, biết hiệu xuất phản ứng đạt

75% là

A. 162 kg xenlulozơ và 378 kg HNO3 B. 182,25 kg xenlulozơ và 212,625 kg HNO3

C. 324 kg xenlulozơ và 126 kg HNO3 D. 324 kg xenlulozơ và 378 kg HNO3

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn gam hỗn hợp X gồm hai este đồng phân của nhau cần dùng 0,525 mol O2 và thu được 0,45 mol CO2, 0,45

mol H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 0,2 mol NaOH, rồi khô cạn dung dịch tạo thành còn lại 12,9 gam chất rắn khan. Phần trăm

khối lượng của este có gốc axit nhỏ hơn trong X là.

A. 60 B. 33,33 C. 66,67 D. 50

Câu 18: Hòa tan hết 1,08 gam Ag vào dung dịch HNO3 đặc, đun nóng thu được khí X (sản phẩm khử duy nhất). Hấp thụ toàn bộ khí X

vào 20ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y rồi nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn

còn lại là. A. 1,994 gam B. 1,914 gam C. 1,41 gam D. 2,26 gam

Câu 19: Hỗn hợp X gồm hai anđêhit. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X thu được 0,3 mol CO2. Mặt khác, nếu cho 0,25 mol X tác dụng

hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 0,9 mol Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của hai anđêhit trong X là.

A. HCHO và HOC-CHO B. CH3CHO và HOC-CHO

C. HCHO và HOC-CH2-CHO D. HCHO và CH3-CHO

Câu 20: Thủy phân hoàn toàn 1 mol oligopeptit X mạch hở thu được 2 mol Gly, 1 mol Ala, 1 mol Val, 1 mol Tyr. Mặt khác, nếu thủy

phân không hoàn toàn thì thu được sản phẩn có chứa Gly-Val, Val-Gly. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là.

A. 4 B. 1 C. 2 D. 6

Câu 21: Dung dịch chứa muối X là quỳ tím hóa đỏ. Dung dịch chứa muối Y không làm quỳ tím hóa đỏ. Trộn hai dung dịch trên với

nhau thấy có kết tủa và khí bay ra. Vậy X và Y có thể là cặp chất nào trong các cặp dưới đây.

A. NaHSO4 và Ba(HCO3)2 B. NaHSO4 và NaHCO3 C. NH4Cl và AgNO3 D. CuSO4và BaCl2

Câu 22: Hốn hợp khí gồm 3 hiđrocacbon mạch hở X, Y, Z trong đó Y, Z thuộc cùng dãy đồng đẳng. Cho 0,035 mol A lội qua bình

đựng dung dịch Brom dư thì khối lượng của bình tăng lên 0,56 gam và có 0,01 mol brom phản ứng. Hỗn hợp khí không bị hấp thụ đem

đốt cháy hoàn toàn cần dùng vừa đủ 0,7 mol không khí (chứa 20% oxi), hấp thụ hết sản phẩm cháy và nước vôi trong dư, xuất hiện

0,085 mol kết tủa đồng thời khối lượng bình tăng a gam. Công thức phân tử của X và giá trị của a lần lượt là.

A. C4H8 và 5,72 B. C3H6 và 2,78 C. C3H6 và 5,72 D. C4H8 và 2,78

Câu 23: cho cân bằng sau trong bình kín:H2(K) +I2(K) ⇔ 2HI(K) ΔH<0

Nếu thay đổi một trong các yếu tố nào sau đây thì cân bằng không chuyển dịch ?

A. Giảm thể tích của bình B. Tăng nhiệt độ C. Tăng nồng độ H2 hoặc I2 D. Giảm nồng độ HI

Câu 24: Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H6O2 vừa tác dụng với NaOH, vừa tác dụng với Na?

A. 3 B. 5 C. 2 D. 4

Câu 25: Cho dáy chất: NaHSO4; Na2CO3; CrO; Al2O3; Zn(OH)2; (NH4)2SO3. Số chất trong dãy là chất lưỡng tính theo Bronstet là:

A. 4 B. 3 C. 5 D. 2

Câu 26: Nung 1,92 gam hỗn hợp gồm Fe và S trong bình kín không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn Y. Hòa tan hết Y

trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Z và khí V lít khí thoáy ra (đktc). Cho Z tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu

được 5,825 gam kết tủa. Giá trị của V là:

A. 4,704 B. 1,568 C. 3,136 D. 1,344

Câu 27: Phương pháp nào nhận biết không đúng?

A. Để phân biệt được mantozơ và fructozơ ta cho các chất phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.

B. Để phân biệt propan-1,2-điol và propan-1,3-điol ta cho các chất phản ứng với dung dịch Cu(OH)2

C. Để phân biệt strren và toluen ta cho các chất phản ứng với dung dịch brom

D. Để phân biệt phenol và ancol benzylic ta cho các chất phản ứng với dung dịch brom

Câu 28: Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử X và Y là 25. Y thuộc nhóm VIIA. Ở dạng đơn giản đơn chất X tác dụng với Y.

khẳng định nào sau đây đúng?

A. Ở trạng thái cơ bản X có 2 electron độc thân

B. Công thức oxit cao nhất của X là X2O

C. X là kim loại, Y là phi kim.

D. Công thức oxit cao nhất của Y là Y2O7.

Câu 29: Trộn 100ml dung dịch chứa X2CO3 1M và XHCO3 1M với 50ml dung dịch Y2CO3 1M và YHCO3 1M thu được dung dịch Z

(X, Y là kim loại Kiềm). Nhở từ từ đến hết 350ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch Z. Thể tích khí thoát ra (đktc) là:

A. 3,92 lít B. 4,48 lít C. 7,84 lít D. 2,24 lít

Câu 30: Cho a mol Al vào dung dịch chứa b mol Fe2+ và c mol Cu2+. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa 2 loại ion kim loại.

kết luận nào sau đây đúng?

A.2b/3 ≤a< 2(a+c)/3 B. 2c/3 ≤a≤ 2(a+c)/3 C. 2c/3 ≤a< 2(a+c)/3 D. 2b/3 ≤a≤ 2(a+c)/3

Câu 31: Đốt cháy hết m gam cacbon trong V lít không khí (chứa 80% N2, còn lại O2) vừa đủ, thu được hỗn hợp khí X. Cho khí X đi

qua ống CuO dư, đun nóng, kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn khí Y lội chậm qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy

có 0,4 mol kết tủa xuất hiện và 1,2 mol khí không bị hấp thụ . Giá trị của m và V lần lượt là (V đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn

toàn)

A. 2,4 và 16,8 B. 2,4 và 33,6 C. 4,8 và 33,6 D. 4,8 và 16,8

Câu 32 : Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm một axit hữu cơ A và một este B (B hơn A một nguyên tử cacbon trong phân tử)

thu được 0,2 mol CO2. Vậy khi cho 0,2 mol X tác dụng hoàn toàn với AgNO3/NH3 dư thì khối lượng bạc thu được là

A.16,2 gam B. 21,6 gam C. 6043,2 gam D. 32,4 gam

Trang 9/166

Câu 33: Trộn một thể tích H2 với một thể tích anken X thu được hỗn hợp Y có thỉ khối so với H2 là 11. Cho Y vào bình kín có chứa sẵn

một ít bột Ni thể tích không đáng kể. Nung bình một thời gian rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì thu được hỗn hợp Z có tỉ khối do với H2

là 55/3. Phần trăm khối lượng của ankan trong Z là:

A. 66,67 B. 50 C. 60 D. 80

Câu 34 : Cho 0,01 mol amino axit X tác dụng vừa đử với 200ml dung dịch HCl 0,1M thu được 2,19 gam muối khan. Công thức của X

là:

A.(H2N)2C5H9COOH B. H2NC5H9(COOH)2 C. (H2N)2C3H4COOH D. (H2N)2C4H7COOH

Câu 35: Nung m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 trong bình kín không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn

hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,11 mol NO (sản phẩm khử

duy nhất). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,03 mol H2. Giá trị m là:

A.19,59 B. 19,32 C. 9,93 D. 9,66

Câu 36: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C5H10O. Cho X tác dụng với H2 (xt Ni, to

) thu được pentan-2-ol. Số chất phù

hợp của X là.

A.2 B. 4 C. 5 D. 3

Câu 37: Một hỗn hợp X gồm N2 và H2, có tỉ khối so với H2 bằng 6,2 được dẫn vào một bình có xúc tác thích hợp. Khi phản ứng đạt đến

trạng thái cân bằng thu được hỗn hợp khí Y. Có tỉ khối so với H2 là 6,74. Hiệu suất tổng hợp NH3 là?

A. 40 % B. 25% C. 20% D. 10%

Câu 38: Hiên tượng xảy ra khi cho từ từ kim loại bari đến dư vào dung dịch FeCl2 là

A. Có Fe lim loại bám vào mẫu bari và khí bay ra

B. Có khí thoát ra tạo dung dịch trong suốt.

C. Có khí thoát ra tạo và có kết tủa trắng xanh hóa nâu không tan

D. Có khí thoát ra tạo và có kết tủa trắng xanh hóa nâu sau đó tan.

Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol thu được 0,35 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Mặt khác, nếu cho m gam X tác

dụng hết với 10,35 gam Na thu được (10+m) gam chất rắn. Công thức phân tử của hai ancol trong X là.

A. CH3OH và C2H4(OH)2 B. C2H5OH và C3H5(OH)3

C. CH3OH và C2H5OH D. CH3OH và C3H6(OH)2

Câu 40: Các chất trong dãy nào sau đây khi tác dụng với dung dịch AgNO3 /NH3 dư đều tạo ra sản phẩm là kết tủa:

A. Fructozơ, anđehit axetic, mantozơ, xenlulozơ. B. Glucozơ, metyl fomat, saccarozơ, anđehit axetic.

C. Đivinyl, glucozơ, metyl fomat, tinh bột. D. Vinylaxetilen, glucozơ, metyl fomiat, axit fomic

Câu 41: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic X1, X2 (X1 có số nguyên tử cacbon nhở hơn X2). Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X thu được

0,35 mol CO2 . Cho 0,25 mol X tác dụng vừa hết với dung dịch chứa 0,35 mol NaOH. Phần trăm số mol của X1 trong X là.

A. 56,61 B. 43,39 C. 40 D. 60

Câu 42: Cho 4,41 gam K2Cr2O7 vào dung dịch HCl đặc, dư. Thể thích khí thoát ra (đktc) sau khi kết thúc là.

A. 1,008 lít B. 0,336 lít C. 1,344 lít D. 0,672 lít

Câu 43: Hòa tan hết 15,55 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Al và Zn vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 0,4 mol H2 . Mặt khác,

nếu oxi hóa hoàn toàn hỗn hợp X trên trong O2 dư, thu được 23,15 gam chất rắn Y. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là.

A. 64,82 B. 36,01 C. 54,02 D. 81,03

Câu 44: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm Fe, Cu vào dung dịch AgNO3 1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y gồm 3

muối ( không chứa AgNO3) có khối lượng giảm 50 gam so với ban đầu. Giá trị của m là.

A. 64,8 B. 14,8 C. 17,6 D. 114,8

Câu 45: Trong phân tử amilozơ các mắt xích glucozơ liên kết với nhau bởi liên kết

A. α-1,6-glicozit B. α -1,4-glicozit và α-1,6-glicozit

C. α-1,4-glicozit D. α-1,4-glicozit và β -1,6-glicozit

Câu 46: Cho sơ đồ sau:

Cumen (X) (Y) (Z)

Các chất X, Z lần lượt là.

A. CH3COCH3, CH3CH(OH)COOH B. CH3COCH3, (CH3)2C(OH)COOH

C. C6H5OH, HOC6H4NH2 D. C6H5OH, HOC6H4COOH

Câu 47: Khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Dung dịch natri phenolat làm quỳ tím hóa xanh

B. Lòng trắng trứng gặp HNO3 tạo thành hợp chất có màu vàng.

C. Phản ứng cộng H2 (xt Ni, t0

) vào hiđrocacbon không làm thay đổi mạch cacbon của hiđrocacbon.

D. Đường saccarozơ gặp Cu(OH)2 tạo thành hợp chất màu xanh lam.

Câu 48: Thủy phân hoàn toàn hợp chất 20,625 gam PCl3 thu được dung dịch X chứa hỗn hợp 2 axit H3PO4 và HCl. Thể tích dung dịch

NaOH 2M để trung hòa dung dịch X là.

A. 450ml B. 225ml C. 750ml D. 375ml

Câu 49: Có 5 dung dịch riêng biệt trong 5 ống: AgNO3, CuSO4, NiSO4, AlCl3, Cr2(SO4)3. Cho dung dịch NH3 đến dư vào 5 dung dịch

trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là.

A. 2 B. 1 C. 4 D. 3

Câu 50: Cho dãy chất: phenyl clorua, anlyl clorua, benzyl clorua, natri phenolat, protein, lipit, tinh bột, amoni axetat. Số chất trong dãy

không tác dụng với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường cũng như khi đun nóng là

A. 5 B. 3 C. 2 D. 1

Câu 51: Ứng dụng nào sau đây không đúng?

A. Từ gỗ người ta sản xuất cồn.

B. Xenlulozơ là nguyên liệu dùng để sản xuất may mặc.

C. Trong công nghiệp người ta dùng sacarozơ làm nguyên liệu để tráng gương.

Trang 10/166

+O2(kk)

H2SO4

+HCN loãng +H2O/H3O

+

D. Dung dịch sacarozơ được truyền vào tĩnh mạch cho người bệnh.

Câu 52: Cho 25,77 gam hợp kim Sn-Pb trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,1 mol NO (sản phẩm khử duy nhất) . Nếu hòa tan

hết 2,577 gam hợp kim trên trong dung dịch KOH đặc, nóng dư thấy thoát ra V ml H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Sn trong hợp

kim trên và giá trị của V lần lượt là.

A. 8,26 và 296 B. 27,7 và 296 C. 8,26 và 336 D. 27,7 và 336

Câu 53: Cho 4,8 gam bột Cu2S vào 120 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm 200ml dung dịch HCl 1M vào, kết thúc phản ứng thu

được dung dịch X và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là.

A. 67,2 B. 22,4 C. 2,24 D. 6,72

Câu 54: Cho một pin điện hóa được tạo bởi cặp oxi hóa-khử Fe2+/Fe và Ni2+/Ni. Phản ứng xảy ra ở cực âm của pin điện hóa (ở điều

kiện tiêu chuẩn) là.

A. Fe Fe2+ +2e B. Ni Ni2+ +2e

C. Fe2+ +2e Fe D. Ni2+ +2e Ni

Câu 55: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây?

A. Khí ozon B. Khí cacbonic

C. Khí sunfurơ D. Khí hiđrosunfua

Câu 56: Cho dãy Chất: CH3OH, C6H12O6, CH4, C2H2, C2H4, CH2Cl2, HCOOH. Số chất trong dãy chỉ bằng một phản ứng trực tiếp điều

chế HCHO là.

A. 2 B. 3 C. 1 D. 4

Câu 57: Số đồng phân cấu tạo của amin bậc nhất ứng với công thức phân tử C5H13N là.

A. 6 B. 9 C. 7 D. 8

Câu 58: Các dung dịch : NaHCO3 (1); NaCl (2); NH4NO3 (3); CuSO4 (4); CH3COONH4 (5); K2SO3 (6). Có giá trị pH như thế nào?

(Cho biết K(NH4

+

)= K(CH3COO-

) )

A. (1), (3), (4) có pH<7 B. (5), (6) có pH >7

C. (2), (4), (5) có pH =7 D. (1), (6) có pH >7

Câu 59: Cho sơ đồ :

Xiclopropan X1 X2 X3 X4

X4 có công thức cấu tạo là

A. HOOC-CH2-COOH B. CH3-CH(OH)-COOH

C. CH3-CO-COOH D. CH2=CH-COOH

Câu 60: Hỗn hợp X gồm ancol etylic và một ancol đa chức Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 0,6 mol CO2 và 0,85 mol H2O .

Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng với Na dư thì thu được 0,225 mol H2. Công thức của Y và phần trăm khối lượng của nó trong X

lần lượt là.

A. C3H6(OH)2 và 52,41 B. C3H6(OH)2 và 57,41

C. C3H5(OH)3 và 57,41 D. C3H5(OH)3 và 52,41

§Ò 04

Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm x mol NaOH và y mol Ba(OH)2 từ từ vào dung dịch chứa z mol AlCl3 thất kết tủa xuất hiện, kết tủa tăng

dần và tan đi một phần. Lọc thu đựơc m gam kết tủa. Giá trị của m là :

A. 78(4z - x - 2y) B. 78(2z - x - y) C. 78(4z - x - y) D. 78(2z - x - 2y)

Câu 2: Với thuốc thử duy nhất là quỳ tím sẽ nhận biết được dung dịch các chất nào sau đây ?

A. CH3-COOH; C6H5-OH; HN2-CH2-COOH B. CH3-COOH; C6H5-OH; CH3-CH2-NH2

C. C6H5-NH2; HN2-CH2-COOH; CH3-COOH D. C6H5-NH2; C6H5-OH; HN2-CH2-COOH

Câu 3: Hòa tan hồn hợp X nặng m gam gồm Fe, FeCl2, FeCl3 trong HNO3 đặc nóng được 8,96 lit NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc)

và dung dịch Y. Thêm NaOH dư vào Y được 32,1 gam kết tủa. Giá trrị m là .

A. 16,8 B. 25,675 C. 34,55 D. 17,75

Câu 4: Dung dịch A chứa Ca(OH)2. Cho 0,06 mol CO2 vào A thu được 4m gam kết tủa còn cho 0,08mol CO2 thì thu được 2m gam kết

tủa. Giá trị m (g)

A. 4 B. 2 C. 3 D. 1

Câu 5: Đốt cháy 1,6 gam một este E đơn chức được 3,52 gam CO2 và 1,152 gam H2O. Nếu cho 10 gam E tác dụng với 150ml dung

dịch NaOH 1M , cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16 gam chất rắn khan . Vậy công thức của axit tạo nên este trên có thể là

A. CH2=CH-COOH B. HOOC(CH2)3CH2OH

C. HOOC-CH2-CH(OH)-CH3 D. CH2=C(CH3)-COOH

Câu 6: Hoà tan hoàn toàn m gam bột Al vào 150 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với 320 ml

dung dịch NaOH 1M thu được 4,68 gam kết tủa. Tính m

A. 1,89 gam B. 2,16 gam C. 2,7 gam D. 1,62 gam

Câu 7: Ancol X, anđehit Y, axit cacboxylic Z có cùng số nguyên tử H trong phân tử, thuộc các dãy đồng đẳng no đơn chức mạch hở. Đốt hoàn toàn

hỗn hợp 3 chất này với số mol bằng nhau thu được số mol CO2 : số mol H2O bằng 8 : 9. CTPT của X, Y, Z lần lượt là:

A. CH4O, C2H4O, C2H4O2 B. C3H8O, C4H8O, C4H8O2

C. C4H10O, C5H10O, C5H10O2 D. C2H6O, C3H6O, C3H6O2

Câu 8: Hòa tan hỗn hợp Na2CO3, KHCO3, Ba(HCO3)2 (trong đó số mol Na2CO3 và KHCO3 bằng nhau) vào nước lọc thu được dung

dịch X và m gam kết tủa Y . Biết X tác dụng vừa đủ 0,16mol NaOH hoặc 0,24mol HCl thì hết khí bay ra . Giá trị m là :

A. 7,88 g B. 4,925 g C. 1,97 g D. 3,94g

Câu 9: Để hoà tan hết một mẫu Al trong dung dịch axít HCl ở 30oC cần 20 phút. Cũng mẫu Al đó tan hết trong dung dịch axít nói trên

ở 50oC trong 5 phút. Để hoà tan hết mẫu Al đó trong dung dịch nói trên ở 80oC thì cần thời gian là:

A. 30 s. B. 187,5 s. C. 44,6 s. D. 37,5 s.

Câu 10: Cho một ancol đơn chức X phản ứng với HBr có xúc tác thu được chất hữu cơ Y chứa C, H, Br trong đó % khối lượng Br

trong Y là 69,56%. Biết MY < 260 đvC. Công thức phân tử của ancol X là:

Trang 11/166

+Br2 +NaOH +CuO +O2, xt,t0

A. C5H7OH B. C4H7OH C. C5H9OH D. C5H11OH

Câu 11: Cho các chất sau: HOOC-CH2-COONa, K2S, H2O, NaHCO3, Zn(OH)2, Al, KHSO4, Zn, (NH4)2CO3. Số chất có tính lưỡng tính

theo Bromsted là:

A. 7 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 12: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C5H6O4. Thuỷ phân X bằng dung dịch NaOH dư, thu được một muối và một ancol.

Công thức cấu tạo của X có thể là

A. HOOC–CH = CH–OOC–CH3. B. HOOC–COO–CH2–CH = CH2.

C. HOOC–CH2–COO–CH = CH2. D. HOOC–CH2–CH = CH–OOCH.

Câu 13: Cho 12,4 gam chất A có CTPT C3H12N2O3 đun nóng với 2 lít dung dịch NaOH 0,15 M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được chất

khí B làm xanh quỳ ẩm và dung dịch C . Cô cạn C rồi nung đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn ?

A. 14,6 B. 17,4 C. 24,4 D. 16,2

Câu 14: R là nguyên tố mà nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là np2n+1 (n là số thứ tự của lớp e). Có bao nhiêu nhận định đúng

về R trong các nhận định sau:

1.Tổng số hạt mang điện của nguyên tử R là 18

2. Số electron ở trạng thái kích thích lớn nhất trong nguyên tử R là 7

3. Oxit cao nhất tạo ra từ R là R2O7.

4. NaR + dung dịch AgNO3 tạo kết tủa

A. 2 B. 3 C. 4 D. 1

Câu 15: Có thể dùng H2SO4 đặc làm khô được các khí:

A. O2, H2, SO3 B. O2, H2, NO2, H2S, Cl2

C. N2, H2, SO2,CO2 D. Cl2, SO2, CO2, NO2, H2S

Câu 16: Dung dịch Br2 màu nâu đỏ, chia làm 2 phần. Dẫn khí X không màu qua phần 1 thấy mất màu. Khí Y không màu qua phần 2,

thấy dung dịch sẫm màu hơn. X và Y là:

A. SO2 và HI. B. HI và CO2. C. H2S và SO2. D. SO2 và H2S.

Câu 17: Một hỗn hợp Y gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na sinh ra 672ml khí (đktc) và hỗn hợp rắn X . Nếu

đốt cháy hết Y thu được 4,03 2 lit CO2(đktc). Nếu đốt cháy hết X được Na2CO3 và số mol CO2 tạo ra là

A. 0,16 B. 0,18 C. 0,12 D. 0,15

Câu 18: Trong công thức cấu tạo sau : CH3 - CH = CH2 . Thứ tự lai hóa của nguyên tử C từ trái sang phải là

A. sp3

,sp2 , sp2 B. sp , sp2 , sp3 C. sp3 , sp2 , sp D. sp3 , sp , sp2

Câu 19: Đốt 24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong không khí thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y gồm Fe, Cu, CuO, Fe3O4. Cho hỗn

hợp Y vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 6,72 lít SO2 (đktc) và 72,0 gam muối sunfat khan. Xác định giá trị của m ?

A. 26,4 B. 27,2 C. 28,8 D. 25,6

Câu 20: Cho hỗn hợp A gồm 0,15 mol Mg, 0,35 mol Fe phản ứng với V lít HNO3 2M, thu được hỗn hợp X gồm 0,05 mol N2O, 0,1

mol NO và còn lại 2,8 gam kim loại. Giá trị của V lít là:

A. 0,55 B. 0,45 C. 0,61 D. 0,575

Câu 21: Dung dịch CH3COOH 1,0M (dd X) có độ diện li α . Cho vào dd X một lượng nhỏ lần lượt các chất : CH3COONa ; HCl ;

Na2CO3 ; NaCl và H2O . Có bao nhiêu chất làm tăng độ điện li α của dung dịch X ?

A. 4 B. 2 C. 3 D. 1

Câu 22: Khi đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và b gam H2O. Biểu

thức tính V theo a, b là:

A. V = 22,4.( a-b ) B. V = 11,2.( b-a) C. V = 5,6.( a-b ) D. V = 5,6.( b-a )

Câu 23: Cho a gam bột Fe vào 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,4M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn

toàn, thu được 0,8a gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của a và V lần lượt là

A. 17,8 và 4,48. B. 30,8 và 2,24. C. 20,8 và 4,48. D. 35,6 và 2,24.

Câu 24: Cho sơ đồ: C6H6 → X → Y → Z → m-HO-C6H4-NH2 Các chất X, Y, Z tương ứng là:

A. C6H5Cl, m-Cl-C6H4-NO2, m-HO-C6H4-NO2 B. C6H5NO2, m-Cl-C6H4-NO2, m-HO-C6H4-NO2

C. C6H5Cl, C6H5OH, m-HO-C6H4-NO2 D. C6H5NO2, C6H5NH2, m-HO-C6H4-NO2

Câu 25: Cho hợp chất thơm Cl-C6H4-CH2-Cl tác dụng với dung dịch KOH (loãng , dư , t0

) sản phẩm thu được là :

A. KO-C6H4-CH2 -OH. B. HO-C6H4-CH2- OH.

C. HO-C6H4-CH2-Cl. D. Cl-C6H4-CH2 -OH.

Câu 26: Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen), CH3CHO.

Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là

A. 5. B. 6 C. 7 D. 4

Câu 27: Hoà tan hết 4,8 gam hỗn hợp 2 kim loại M, N vào cốc đựng m gam dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 (vừa đủ) thu được dung

dịch chỉ chứa muối của 2 kim loại và 2,1504 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí gồm NO2 và X, sau phản ứng khối lượng dung dịch trong cốc tăng

thêm 0,096 gam so với m Khối lượng muối khan thu được là:

A. 5,648 gam. B. 11,296 gam. C. 12,750 gam. D. 13,250 gam.

Câu 28: Để kết tủa hết ion SO 2−

4

trong V1 lít dung dịch A chứa HCl 0,05M và H2SO4 0,02M cần V2 lít dung dịch B chứa NaOH 0,025M

và Ba(OH)2 0,005M. Dung dịch sau phản ứng có pH bằng:

A. 11 B. 12 C. 3 D. 2

Câu 29: Cho sơ đồ chuyển hóa trực tiếp sau: Hidrocacbon X → Y → Ancol Z → Andehit E → Axit F. Cặp X, Y nào không thỏa mãn

sơ đồ trên ?

A. C2H4, C2H5Cl. B. C3H6, C3H6Br2. C. C2H2, C2H3Cl. D. C3H6, C3H5Cl

Câu 30: X là một oxit kim loại chứa 70% khối lượng kim loại. Cần bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 1M để hòa tan hết 40 gam X

A. 0,75 lít B. 1 lít C. 1,25 lít D. 0,5 lít

Câu 31: Ion X3+

có cấu hình e 1s2

2s2

2p6

3s2

3p6

3d5 . Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là:

A. chu kì 3, nhóm VIB. B. chu kì 4, nhóm VIIIB C. chu kì 4, nhóm IIA. D. chu kì 4, nhóm VIIIA.

Trang 12/166

Câu 32: Cho một lượng dd chứa 12,7 (g) FeCl2 vào một lượng nước Brom chứa 4,8 (g) Br2 nguyên chất . Sau khi phản ứng kết thúc ,

cho dd AgNO3 dư vào dd tạo thành thu dược a(g) kết tủa . Tính a :

A. 28,5 (g) B. 55,58(g) C. 44,3(g) D. 39,98(g)

Câu 33: Cho sơ đồ: H2N-R-COOH  → + HCl du A1 +NaOHdu→ A2 ;

H2N-R-COOH +NaOHdu→ B1  → + HCl du B2. Nhận xét nào sau đây là đúng ?

A. A1 khác B2 B. A1 trùng với B2 và A2 trùng với B1

C. A1, A2, B1, B2 là 4 chất khác nhau D. A2 khác B1

Câu 34: Trong môi trường thích hợp, các muối cromat và đicromat chuyển hóa lẫn nhau theo một cân bằng:

2CrO4

2- + 2H+

D Cr2O7

2- + H2O. Chất nào sau đây khi thêm vào, làm cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận?

A. dung dịch NaHCO3 B. dung dịch NaOH C. dung dịch CH3COOK D. dung dịch NaHSO4

Câu 35: X là hỗn hợp gồm 2 anđehit đồng đẳng liên tiếp. Cho 0,1 mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 25,92 gam

bạc . % số mol anđehit có số cacbon nhỏ hơn trong X là

A. 60%. B. 40%. C. 20%. D. 75%.

Câu 36: Dung dịch A cho pH > 7; dung dịch B cho pH < 7; dung dịch D cho pH = 7. Trộn A với B thấy xuất hiện bọt khí; trộn B với D

thấy xuất hiện kết tủa trắng . A, B, D theo thứ tự là:

A. NaOH; NH4Cl; Ba(HCO3)2 B. Na2CO3; KHSO4; Ba(NO3)2

C. Na2CO3; NaHSO4; Ba(OH)2 D. Ba(OH)2; H2SO4; Na2SO4

Câu 37: Có 5 dung dịch sau : Ba(OH)2, FeCl2 , Pb(NO3)2, CuSO4, FeCl3. Khi sục khí H2S qua 5 dung dịch trên, có bao nhiêu trường hợp

có phản ứng sinh kết tủa ?

A. 2. B. 3. C. 4 D. 1.

Câu 38: Hòa tan hết 26,5 gam hỗn hợp bột gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO bằng 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,75M (vừa

đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là

A. 88,7 gam. B. 95,2 gam. C. 86,5 gam. D. 99,7 gam.

Câu 39: Nhúng một thanh Al vào dung dịch hỗn hợp FeSO4 và Fe2(SO4)3, sau một thời gian lấy thanh Al ra thấy khối lượng của thanh

Al không đổi, thu được dung dịch A . Vậy dung dịch A có chứa

A. Al2(SO4)3; Fe2(SO4)3 B. Al2(SO4)3; FeSO4

C. FeSO4; Fe2(SO4)3 D. Al2(SO4)3; FeSO4; Fe2(SO4)3

Câu 40: Cho các chất sau: axit axetic; phenol; ancol etylic; và anilin lần lượt tác dụng với; dung dịch NaOH; dung dịch NaHCO3; dung

dịch brôm; HCl. Số phương trình phản ứng xảy ra là:

A. 6 B. 8 C. 7 D. 5

Câu 41: Trong phản ứng Cr2O7

2- + SO3

2- + H

+ → Cr3+ + X + H2O. X là

A. H2S B . SO4

2 C. S D.SO2

Câu 42: Thành phần chính của superphotphat kép là:

A. Ca3(PO4)2. CaF2 B. Ca(H2PO4)2. C. NH4H2PO4. D. Ca(H2PO4)2.CaSO4.

Câu 43: Cho hơi ancol etylic đi qua bình đựng CuO nung nóng sau phản ứng thu được hỗn hợp X hơi gồm ancol, anđehit và hơi nước.

Tỷ khối của hỗn hợp hơi so với H2 là 17,375. Tính hiệu suất phản ứng oxi hóa của ancol etylic

A. 70% B. 80% C. 60% D. 50%

Câu 44: Tiến hành các thí nghiệm sau : • Thuỷ phân tinh bột thu được hợp chất A • Lên men giấm ancol etylic thu được hợp chất hữu

cơ B . • Hyđrat hoá etylen thu được hợp chất hữu cơ D . • Hấp thụ C2H2 vào dung dịch HgSO4 ở 800C thu được hợp chất hữu cơ E .

Chọn sơ đồ phản ứng đúng biểu diễn mối liên hệ giữa các chất trên. Biết mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng

A. D → E → B → A B. A → D → B → E

C. E → B → A → D D. A → D → E → B

Câu 45: Hỗn hợp X gồm anđêhit A (no, đơn chức, mạch hở) và hiđrôcacbon B, có tổng số mol là 0,3 (số mol của A < của B). Đốt cháy

hoàn toàn X, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 10,8g H2O. Hiđrôcacbon B là

A. C2H2 B. CH4 C. C2H4 D. C3H6

Câu 46: Cho các chất: AgNO3, Cu(NO3)2, MgCO3, Ba(HCO3)2, NH4HCO3, NH4NO3 và Fe(NO3)2. Nếu nung các chất trên đến khối lượng

không đổi trong các bình kín không có không khí, rồi cho nước vào các bình, số bình có thể tạo lại chất ban đầu sau các thí nghiệm là

A. 4 B. 5 C. 6 D. 3

Câu 47: Hỗn hợp A gồm hai axit cacboxylic no mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp A thu được a mol H2O. Mặt khác a mol

hỗn hợp A tác dụng với dd NaHCO3 dư thu được 1,4a mol CO2. Phần trăm khối lượng của axit có phân tử khối nhỏ hơn trong A là:

A. 43,4% B. 56,6% C. 25,41% D. 60,0%

Câu 48: Cho các chất Fe, Cu, KCl, KI, H2S , KMnO4 , AgNO3 .Dung dịch Fe (III) oxi hóa được bao nhiêu chất ?

A. 5 B. 3 C. 4. D. 6.

Câu 49: Bốn kim loại Na; Al; Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng: • X; Y được điều chế bằng phương pháp

điện phân nóng chảy • X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối • Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không

tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. X, Y, Z, T theo thứ tự là:

A. Al; Na; Cu; Fe B. Na; Al; Fe; Cu C. Na; Fe; Al; Cu D. Al; Na; Fe; Cu

Câu 50: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Ba và y mol Al vào nước thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Chọn giá trị

đúng của V.

A. V = 22,4(x + 3y) lít B. V = 11,2(2x + 3y)lít

C. V = 22,4(x + y) lít D. V = 11,2(2x + 2y)lít

1A 2B 3C 4D 5B 6B 7D 8A 9D 10C

11C 12B 13A 14D 15C 16A 17D 18A 19B 20D

21B 22D 23D 24B 25D 26B 27B 28B 29C 30A

31B 32C 33B 34D 35C 36B 37B 38A 39B 40C

41B 42B 43C 44D 45C 46A 47A 48C 49D 50B

Trang 13/166

§Ò 05

Câu 1: Hiđrocacbon X có công thức phân tử C6H10. X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa vàng. Khi hiđro hóa hoàn toàn

X thu được neo-hexan. X là:

A. 2,2-đimetylbut-3-in B. 2,2-đimetylbut-2-in

C. 3,3-đimetylbut-1-in D. 3,3-đimetylpent-1-in

Câu 2: X là hợp chất thơm có CTPT C7H8O khi cho X tác dụng với nước Br2 tạo ra sản phẩm Y có chứa 69,565% Br về khối lượng. X

là:

A. o-crezol B. m-crezol C. Ancol benzylic D. p-crezol

Câu 3: Thủy phân 95,76g mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng đạt 75% thu được hỗn hợp X. Trung hòa hỗn hợp X

bằng NaOH thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư đun nóng thu được m gam Ag kết tủa. Giá trị của m là:

A. 120,96 gam B. 60,48 gam C. 105,84 gam D. 90,72 gam

Câu 4: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được

(m + 11,68) gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu

được (m + 19) gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 36,6 gam B. 38,92 gam C. 38,61 gam D. 35,4 gam

Câu 5: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố M, X lần lượt là 58 và 52. Hợp chất MXn có tổng số hạt proton trong một

phân tử là 36. Liên kết trong phân tử MXn thuộc loại liên kết:

A. Cho nhận B. Cộng hóa trị phân cực

C. Ion D. Cộng hóa trị không phân cực

Câu 6: Chất nào sau đây không có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím:

A. HCl B. SO3 C. H2S D. SO2

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 5,4g một amin X đơn chức trong lượng vừa đủ không khí. Dẫn sản phẩm khí qua bình đựng nước vôi trong dư

thu được 24g kết tủa và có 41,664 lít (đktc) một chất khí duy nhất thoát ra. X tác dụng với HNO2 tạo ra khí N2. X là:

A. đimetylamin B. anilin C. etylamin D. metylamin

Câu 8: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và CuSO4 1M bằng điện cực trơ. Khi ở catot có 6,4 gam Cu thì thể tích khí thoát

ra ở anot là:

A. 0,672 lít B. 1,344 lít C. 1,12 lít D. 0,896 lít

Câu 9: Hỗn hợp X gồm Al, FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí

thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần.

Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít H2 (đktc) và còn lại 5,04g chất rắn không tan.

Phần 2 có khối lượng 29,79gam, cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,064 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy

nhất). Giá trị của m và công thức của oxit sắt là:

A. 39,72 gam và FeO B. 39,72 gam và Fe3O4

C. 38,91 gam và FeO D. 36,48 gam và Fe3O4

Câu 10: Cho 6,8g một hợp chất hữu cơ đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3/NH3 thu được 21,6g Ag. X là:

A. 2-metylbut-3-inal B. But-1-inal C. but-2-inal D. But - 3- inal

Câu 11: Trộn các dung dịch HCl 0,75M; HNO3 0,15M; H2SO4 0,3M với các thể tích bằng nhau thì được dung dịch X. Trộn 300 ml

dung dịch X với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,25M thu được m gam kết tủa và dung dịch Y có pH = x. Giá trị của x và m lần lượt là:

A. 1 và 2,23 gam B. 1 và 6,99 gam C. 2 và 2,23 gam D. 2 và 1,165 gam

Câu 12: Có 6 ống nghiệm đựng 6 dung dịch loãng FeCl3, NH4Cl, Cu(NO3)2, FeSO4, AlCl3, (NH4)2CO3. Chỉ dùng một hóa chất nào sau

đây để nhận biết được cả 6 dung dịch trên:

A. Quỳ tím B. Dung dịch AgNO3 C. Dung dịch BaCl2 D. dung dịch NaOH

Câu 13: Hòa tan hết m gam Al trong dung dịch hỗn hợp NaOH, NaNO3 thu được 6,048 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NH3 và H2 có tỉ lệ

mol tương ứng là 4:5. Giá trị của m là:

A. 11,34 gam B. 12,96 gam C. 10,8 gam D. 13,5 gam

Câu 14: D.dịch X có chứa H+

, Fe3+, SO4

2- dung dịch Y chứa Ba2+, OH-

, S2-. Trộn X với Y có thể xảy ra bao nhiêu phản ứng hóa học?

A. 7 B. 5 C. 8 D. 6

Câu 15: Tiến hành các thí nghiệm sau đây, trường hợp nào sau đây sẽ tạo ra kết tủa khi kết thúc thí nghiệm?

A. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Na[Al(OH)4].

B. Cho Al vào dung dịch NaOH dư

C. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch Na[Al(OH)4].

D. Cho CaC2 tác dụng với nước dư được dung dịch A và khí B. Đốt cháy hoàn toàn B rồi hấp thu toàn bộ sản phẩm cháy vào dung

dịch A.

Câu 16: Hợp chất hữu cơ X có CTPT C4H8O2 mạch thẳng thỏa mãn các tính chất sau:

- X làm mất màu dung dịch Br2.

- 4,4 gam X tác dụng với Na dư thu được 0,56 lít H2 (đktc).

- Oxi hóa X bởi CuO, t0

tạo ra sản phẩm Y là hợp chất đa chức. CTCT của X là:

A. CH3-CH2-CO-CHO B. CH2=CH-CH(OH)-CH2OH

C. HO-(CH2)3-CH=O D. HO-CH2-CH(CH3)-CHO

Câu 17: Axit nào trong số các axit sau có tính axit mạnh nhất:

A. CH2F-CH2-COOH B. CH3-CF2-COOH

C. CH3CHF-COOH D. CH3-CCl2-COOH

Câu 18: Để phân biệt O3 và O2 không thể dùng hóa chất nào sau đây:

A. Cacbon B. Ag C. PbS D. Dung dịch KI

Câu 19: Đun nóng hỗn hợp gồm etanol và butan-2-ol với H2SO4 đặc thì thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm hữu cơ?

A. 5 B. 7 C. 8 D. 6

Câu 20: Dãy chất nào sau đây gồm các chất chỉ có tính oxi hóa?

A. Cl2, H2O2, HNO3, H2SO4. B. SO2, SO3, Br2, H2SO4.

Trang 14/166

C. Fe(NO3)3, CuO, HCl, HNO3 D. O3, Fe2O3, H2SO4, O2

Câu 21: Để hòa tan một mẩu Zn trong dung dịch HCl ở 250C cần 243 phút. Cũng mẩu Zn đó tan hết trong dung dịch HCl như trên ở 650C cần

3 phút. Để hòa tan hết mẩu Zn đó trong dung dịch HCl có nồng độ như trên ở 450C cần thời gian bao lâu:

A. 9 phút B. 81 phút C. 27 phút D. 18 phút

Câu 22: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức. Cho 0,5 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 43,2g Ag. Cho 14,08g X tác

dụng với dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp 2 muối của 2 axit đồng đẳng liên tiếp và 8,256g hỗn hợp 2 ancol no đơn chức đồng

đẳng liên tiếp, mạch hở. Công thức của 2 ancol là:

A. C4H9OH và C5H11OH B. CH3OH và C2H5OH

C. C2H5OH và C3H7OH D. C3H7OH và C4H9OH

Câu 23: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H6O4. Thủy phân X trong môi trường NaOH đun nóng tạo ra một muối Y và một

ancol Z. Đốt cháy Y thì sản phẩm tạo ra không có nước. X là:

A. HCOOCH2CH2OOCH. B. HOOCCH2COOCH3.

C. HOOC-COOC2H5. D. CH3OOC-COOCH3.

Câu 24: Cho sơ đồ : C2H4  → +Br2

X +→

0

2 5 KOH / C H OH ,t Y → + 3 3 AgNO / NH Z +HBr →Y. Y là

A. C2H6. B. C2H2. C. C2H5OH. D. C2H4.

Câu 25: Khí Cl2 tác dụng được với: (1) khí H2S; (2) dung dịch FeCl2; (3) nước Brom; (4) dung dịch FeCl3; (5) dung dịch KOH.

A. 1, 2, 4, 5 B. 1, 2, 3, 4, 5 C. 1, 2, 5 D. 1, 2, 3, 5

Câu 26: Cho các dung dịch: FeCl3 (1); NaHSO4 (2); NaHCO3 (3); K2S (4); NH4Cl (5); AlCl3 (6); CH3COONa (7). Các dung dịch có pH

< 7 là:

A. 1, 2, 5, 6 B. 1, 2, 6 C. 1, 2 D. 1, 2, 3, 5, 6

Câu 27: Hỗn hợp A gồm C3H4 và H2. Cho A đi qua ống đựng bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp B chỉ gồm 3 hiđrocacbon có tỉ khối so với H2

là 21,5. Tỉ khối của A so với H2 là:

A. 10,4 B. 9,2 C. 7,2 D. 8,6

Câu 28: Trộn dung dịch chứa Ba2+; Na+

: 0,04 mol; OH-

: 0,2 mol; với dung dịch chứa K+

; HCO3

-

: 0,06 mol; CO3

2-: 0,05 mol thu được m

gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 15,76 gam B. 13,97 gam C. 19,7 gam D. 21,67 gam

Câu 29: Hòa tan 54,44 gam hỗn hợp X gồm PCl3 và PBr3 vào nước được dung dịch Y. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch Y cần 500 ml

dung dịch KOH 2,6M. % khối lượng của PCl3 trong X là:

A. 26,96% B. 12,125 C. 8,08% D. 30,31%

Câu 30: X là tetrapeptit có công thức Gly – Ala – Val – Gly. Y là tripeptit có công thức Gly – Val – Ala. Đun m gam hỗn hợp A gồm X, Y có

tỉ lệ mol tương ứng là 4:3 với dung dịch KOH vừa đủ sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 257,36g chất rắn khan.

Giá trị của m là:

A. 150,88 gam B. 155,44 gam C. 167,38 gam D. 212,12 gam

Câu 31: Nhiệt phân 50,56 gam KMnO4 sau một thời gian thu được 46,72 gam chất rắn. Cho toàn bộ lượng khí sinh ra phản ứng hết với

hỗn hợp X gồm Mg, Fe thu được hỗn hợp Y nặng 13,04 gam. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu

được 1,344 lít SO2 (đktc). % khối lượng Mg trong X là:

A. 52,17% B. 39,13% C. 28,15% D. 46,15%

Câu 32: Hỗn hợp X gồm 1 ankan và 1 anken. Cho X tác dụng với 4,704 lít H2 (đktc) cho đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí

trong đó có H2 dư và 1 hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm vào nước vôi trong dư thấy khối lượng bình đựng nước vôi trong tăng

16,2 gam và có 18 gam kết tủa tạo thành. Công thức của 2 hiđrocacbon là:

A. C2H6 và C2H4 B. C2H8 và C3H6 C. C4H10 và C4H8 D. C5H10 và C5H12

Câu 33: Trường hợp nào sau đây không thỏa mãn quy tắc bát tử:

A. NH3, HCl B. CO2, SO2 C. PCl5, SF6 D. N2, CO

Câu 34: Một ancol no, đa chức X có số nhóm –OH bằng số nguyên tử cacbon. Trong X, H chiếm xấp xỉ 10% về khối lượng. Đun nóng

X với chất xúc tác ở nhiệt độ thích hợp để loại nước thì thu được một chất hữu cơ Y có MY = MX – 18. Kết luận nào sau đây hợp lý

nhất:

A. Tỉ khối hơi của Y so với X là 0,8 B. X là glixerol

C. Y là anđehit acrylic D. Y là etanal

Câu 35: Một hỗn hợp kim loại gồm: Zn, Ag, Fe, Cu. Hóa chất có thể hòa tan hoàn toàn hỗn hợp kim loại trên là:

A. Dung dịch NaOH đặc B. Dung dịch HCl đặc, dư

C. Dung dịch HNO3 loãng, dư D. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội, dư

Câu 36: Cho các phản ứng hóa học:

(1) C2H5OH + H2SO4 đặc → C2H5OSO3H + H2O (2) C2H5OH HSOdac C→

0

2 4

,170 C2H4 + H2O

(3) C2H5OH + CH3COOH ⇄ CH3COOC2H5 + H2O (4) C2H5Br + NaOH →

0

t

C2H5OH + NaBr

(5) C2H4 + H2O →

+ H C2H5OH Các phản ứng thế là:

A. 1, 4 B. 1, 4, 5 C. 1, 3, 4 D. 4

Câu 37: Cho 200 ml dung dịch KOH 0,9M; Ba(OH)2 0,2M vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,3M và Al2(SO4)3 0,3M. Sau khi các phản

ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là:

A. 9,32 gam B. 10,88 gam C. 14 gam D. 12,44 gam

Câu 38: Phản ứng nào sau đây mạch polime được giữ nguyên?

A. PVA + NaOH →

o

t B. Xenlulozơ + H2O →

+ o H ,t

C. PS →

o

t D. Nhựa Rezol →

o

t

Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 18 gam một este X đơn chức thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 12,96 gam nước. Mặt khác nếu cho 21g X

tác dụng với 200ml dung dịch KOH 1,2M sau đó cô cạn dung dịch thu được 34,44 gam chất rắn khan. Công thức phân của axit tạo ra X

là :

Trang 15/166

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!