Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

10 thi nghiem dep nhat trong lich su
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
104.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1239

10 thi nghiem dep nhat trong lich su

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

10 thí nghiệm "đẹp nhất" trong lịch sử

Những thí nghiệm khoa học hiện nay thường phức tạp, chỉ có thể

thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu, với chi phí lên tới hàng triệu

USD. Tuy nhiên, khi được hỏi về thí nghiệm "đẹp" nhất trong

lịch sử khoa học, người ta lại tôn sùng các ý tưởng đơn giản.

Mới đây, tiến sĩ Robert Crease, thuộc khoa triết của Đại học New

York (Mỹ), đã làm một cuộc thăm dò ý kiến của các nhà khoa học về

"thí nghiệm đẹp nhất trong lịch sử". Kết quả, không phải những thí

nghiệm hiện đại và phức tạp (về phân tích gene, về hạt hạ nguyên tử

hay đo ánh sáng của các ngôi sao xa...) được chọn là "đẹp" nhất, mà

chính những thí nghiệm đơn giản như đo chu vi trái đất, tán xạ ánh

sáng, vật rơi tự do... được người ta yêu thích hơn cả. Vẻ đẹp này có

một ý nghĩa rất cổ điển: mô hình thí nghiệm đơn giản, logic đơn giản,

nhưng kết quả đạt được lại rất lớn.

Dưới đây là thứ tự 10 thí nghiệm được xem là "đẹp" nhất (xếp theo thứ tự thời

gian).

Thí nghiệm đo đường kính trái đất của Erasthenes

Vào một ngày hạ chí cách đây khoảng 2.300 năm, tại thành phố Awan của Ai Cập,

Erasthenes đã xác định được thời điểm mà ánh sáng mặt trời chiếu thẳng đứng

xuống bề mặt đất. Có nghĩa là bóng của một chiếc cọc thẳng đứng trùng khớp với

chân cọc.

Cùng thời điểm đó năm sau, ông đã đo bóng của một chiếc cọc đặt ở Alexandria

(Hy Lạp), và phát hiện ra rằng, ánh nắng mặt trời nghiêng 7 độ so với phương

thẳng đứng.

Giả định rằng trái đất là hình cầu, thì chu vi của nó tương ứng với một góc 360 độ.

Nếu hai thành phố (Awan và Alexandria) cách nhau một góc 7 độ, thì góc đó phải

tương ứng với khoảng cách giữa hai thành phố ấy (với giả định rằng cả hai thành

phố cùng nằm trên đường xích đạo). Dựa vào mối liên hệ này, Erasthenes đã tính

ra chu vi trái đất là 250.000 stadia.

Đến nay, người ta vẫn chưa biết chính xác 1 stadia theo chuẩn Hy Lạp là bao

nhiêu mét (có thể là chiều dài của một sân vận động?), nên chưa thể có kết luận về

độ chính xác trong thí nghiệm của Erasthenes. Tuy nhiên, phương pháp của ông

Tháp

nghiêng

Pisa - nơi

Galilei làm

thí nghiệm

về vật rơi

tự do.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!