Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

10 nguyên tắc của Sam Walton và các ứng dụng thực tế tại Wal-Mart và các doanh nghiệp.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sam Walton là cha đẻ của Wal-Mart – đại công ty lớn nhất, thành công nhất trên
thế giới. Từ một người bán hàng tạp hóa ở Arkansas, ông đã vươn lên để trở thành một
trong những doanh nhân thành đạt nhất thời đại. Là người không ngừng học hỏi, ông đã
thách thức những học thuyết và mô hình kinh doanh thời bấy giờ, triển khai và thực hiện
một nhóm các quy tắc mới và sau đó cho áp dụng cho cả tập đoàn Wal-Mart để cải thiện
tập đoàn về mọi mặt.
10 quy tắc của Sam Walton là một cách nhìn toàn cảnh của người trong cuộc về
Sam Walton với những câu chuyện cụ thể để chứng minh cho từng quy tắc. Mỗi quy tắc
của Sam đều rất dễ hiểu và bất cứ ai cũng có thể mô phỏng để áp dụng vào công việc và
vào cuộc sống riêng tư. Song giống như bao điều tập đoàn Wall-Mart đã làm, mười quy
tắc này đòi hỏi tính kỷ luật cao khi thực hành.
Để hiểu rõ câu chuyện về 10 quy tắc của Sam Walton, Nhóm 4 đã chọn đề tài
“10 quy tắc của Sam Walton” để nghiên cứu và phân tích cho bài tiểu luận của Nhóm.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu Tiểu luận là giúp người nghiên cứu có một cái nhìn chính xác về 10 quy
tắc của Sam Walton, những nguyên tắc này trong các hoạt động của Wal–Mart đã được
Sam Walton áp dụng như thế nào. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nội dung của Tiểu luận là phân tích 10 quy tắc của Sam Walton thông qua cuốn sách
“10 quy tắc của Sam Walton” của tác giả Michael Bergdahl, dịch giả Bùi Thị Kiều Nga,
nhà xuất bản Tri Thức, 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đưa ra những nhận xét, đánh giá, phân tích thì Tiểu luận đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phân tích
thực trạng , phương pháp so sánh, diễn dịch, quy nạp, liệt kê và kết hợp với phương
pháp so sánh, dự báo.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản trị chiến lược
Chương 2: 10 nguyên tắc của Sam Walton và các ứng dụng thực tế tại Wal-Mart và
các doanh nghiệp.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
1.1 Khái niệm Quản trị chiến lược
Quản trị là những họat động phát sinh từ sự kết hợp của hai hoặc nhiều người
một cách có ý thức để hòan thành mục tiêu của tổ chức.
Chiến lược là một lọat các quyết định và hành động có liên hệ chặt chẽ với nhau
hướng về mục tiêu. (Chiến lựơc là ước mơ đi kèm hành động để biến ước mơ thành
hiện thực. Ví dụ: Doanh nghiệp khi mới hình thành cũng có những ước vọng trong thời
gian bao lâu phải đạt đựơc những thành tựu gì. Tuy nhiên, thực hiện ước vọng đó cũng
cần xem xét các yếu tố khác xoay quanh vấn đề như môi trừơng các yếu tố về nguồn
lực, vật lực…) Mục tiêu tạo ra chiến lựơc là tạo ra điều kiện sao cho doanh nghiệp của
mình vượt trội hơn những doanh nghiệp khác.
Quản trị chiến lược là một chương trình hành động tổng thể xác định các mục
tiêu cơ bản dài hạn của một doanh nghiệp lựa chọn các đừơng lối họat động và các
chính sách điều hành việc thu thập sử dụng và bố trí các nguồn lực để đạt đựơc các mục
tiêu cụ thể làm tăng sức mạnh một cách hiệu quả nhất và dành đựơc lợi thế cạnh tranh
bền vững đối với các đối thủ cạnh tranh khác.
1.2 Mục tiêu và mục đích của chiến lược
1.2.1 Tầm nhìn
Tầm nhìn là một hình ảnh, một bức tranh sinh động về điều có thể xảy ra cho tổ
chức trong tương lai. Nó là một hình ảnh, hình tượng độc đáo, lý tưởng trong tương lai.
Tầm nhìn là cái nhìn đầu tiên về ước vọng, khao khát đặt ra cần đạt đựơc hình
ảnh như vậy trong tương lai.
Doanh nghiệp phải xây dựng tầm nhìn: là bức tranh của doanh nghiệp ở ngày
mai. Tất cả các định hướng của doanh nghiệp đều phải hướng vào đó.
Tầm nhìn vô cùng quan trọng, và DN phải biết DN phải làm những gì.
Một số DN lớn, tầm nhìn của họ không phải là lợi nhuận trứơc mắt mà DN đặt ra
phải đạt đựơc những gì trong tương lai. Có thể ngay bước đầu thua lỗ một khoản với
mục đích đầu tư.
Khái niệm: Tầm nhìn là gợi ra một định hướng trong tương lai, một khát vọng mà công
ty muốn đạt tới. Hoặc: Tầm nhìn là hướng mọi thành viên trong tổ chức đến một điểm
chung trong tương lai.