Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

02 kháng sinh trị liệu word
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
KHÁNG SINH LIỆU PHÁP
TS.BS Hồ Đặng Trung Nghĩa
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
1. Trình bày được các khái niệm về hóa trị liệu kháng sinh.
2. Phân loại kháng sinh theo cơ chế tác động
3. Trình bày được cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
4. Trình bày các nguyên tắc cơ bản của sử dụng kháng sinh
5. Phân loại kháng sinh theo các chỉ số PK/PD
Kỹ năng:
6. Vận dụng các chỉ số PK/PD để tối ưu hóa việc sử dụng kháng sinh điều trị bệnh nhiễm
trùng
Thái độ:
7. Hình thành ý thức về ảnh hưởng của thực trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn đối
với sức khỏe người dân.
8. Tích cực chủ động trong phòng chống, ngăn ngừa sự xuất hiện và lan tràn vi khuẩn
kháng thuốc ở cộng đồng cũng như trong môi trường bệnh viện.
1. ĐẠI CƯƠNG:
Bệnh nhiễm trùng do các vi sinh vật gây ra vẫn còn chiếm một phần quan trọng trong cơ
cấu bệnh tật con người không những ở các nước đang phát triển mà còn ở cả các nước
phát triển nữa. Các thuốc kháng vi sinh vật là vũ khí quan trọng nhất trong cuộc chiến
điều trị các bệnh nhiễm trùng. Trước khi có các thuốc kháng vi sinh vật, đa số bệnh nhân
mắc bệnh viêm màng não mủ hay bệnh lao đều tử vong. Các thuốc kháng vi sinh vật đã
cứu sống hàng triệu bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng và góp phần giúp kiểm soát được
các dịch bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của các thuốc kháng vi sinh vật ngày càng gặp
nhiều thử thách vì hiện tượng kháng thuốc của các vi sinh vật không chỉ xuất hiện ngày
càng nhiều trong môi trường bệnh viện mà xuất hiện cả trong cộng đồng. Việc phát triển
các thuốc kháng vi sinh vật mới ngày càng hiếm. Do đó, người ta dựa vào các đặc điểm
dược động học và dược lực học của thuốc kháng sinh để tìm cách sử dụng tối ưu các
thuốc cũ trong việc điều trị các bệnh do vi khuẩn kháng thuốc gây ra.
1.1. Hóa trị liệu kháng sinh:
1.1.1. Hóa trị liệu kháng sinh (antimicrobial chemotherapy):
Hóa trị liệu kháng sinh là phương thức điều trị sử dụng một chất có tác dụng
kháng vi sinh vật ở mức độ toàn thân (phân biệt với thuốc sát trùng chỉ có tác dụng
tại chỗ). Chất này có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, có tác dụng toàn
thân, được hấp thu bằng đường tiêu hóa hoặc từ chỗ tiêm chích và đi đến ổ nhiễm
2
trùng bằng đường máu [1]. Thuốc kháng vi sinh vật sử dụng hiệu quả ở người có
một số đặc tính chung sau:
- Có hoạt tính kháng vi sinh vật: ức chế hoặc giết chết vi sinh vật ở độ pha loãng
cao trong môi trường hóa học phức tạp (như trong cơ thể người)
- Ở liều điều trị không gây hại cho các cơ quan trong cơ thể.
1.1.2. Lịch sử hóa trị liệu kháng sinh chia ra 3 giai đoạn:
- Alkaloids:
o Nguồn gốc từ thực vật trong tự nhiên
o Được đánh dấu bắt đầu từ năm 1619 khi ghi nhận lần đầu tiên điều trị thành
công bệnh sốt rét bằng vỏ cây “cinchona” ở Peru.
- Các hợp chất tổng hợp:
o Được đánh dấu bắt đầu từ năm 1909 bằng sự khám phá ra hợp chất arsenic
hữu cơ (salvarsan) của Ehrlich
o Năm 1935, việc công bố sự khám phá ra Prontosil (hợp chất “tổ tiên” của
nhóm sulphonamides) đánh giá bắt đầu thời kỳ điều trị hiệu quả bệnh lý
nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Thuốc kháng sinh (antibiotics):
o Được đánh dấu bắt đầu từ năm 1940 bởi báo cáo của Howard Florey và các
cộng sự về hiệu quả điều trị nhiễm trùng vượt bậc của penicillin
1.1.3. Thuốc kháng vi sinh vật (antimicrobial agents) bao gồm:
- Thuốc kháng vi khuẩn (antibacterial agents)
- Thuốc kháng virus (viral agents)
- Thuốc kháng nấm (antifungal agents)
- Thuốc kháng kí sinh trùng (antiparasitic agents)
Lưu ý:
- Thuật ngữ “antibiotics” mà trong tiếng Việt gọi là kháng sinh (đôi khi còn gọi
là trụ sinh) được Selman Abraham Waksman (1988-1973) đưa ra từ năm 1942
dùng để chỉ những chất được tiết ra bởi vi sinh vật, có khả năng ức chế hoặc
tiêu diệt các vi sinh vật khác. Định nghĩa kháng sinh nguyên thủy này không
bao gồm các Sulfonamides là những chất hóa học có khả năng điều trị các
bệnh nhiễm do vi khuẩn. Về sau, nhiều thuốc kháng vi khuẩn khác nữa được
tạo ra bằng cách tổng hợp hoặc bản chất là hóa chất (như Trimethoprim, các
Quinolones). Do đó, thuật ngữ kháng sinh ngày nay được dùng rộng rãi hơn để
chỉ tất cả các thuốc kháng vi sinh vật có khả năng điều trị các bệnh nhiễm
trùng do vi khuẩn. Ngoài ra, một số thuốc kháng sinh cũng có tác dụng trị ký
sinh trùng (ví dụ: Doxycycline trị sốt sét), một số thuốc kháng ký sinh trùng
cũng có thể trị bệnh do vi khuẩn (ví dụ: Metronidazole là thuốc trị ký sinh
trùng cũng có thể trị nhiễm trùng do vi khuẩn yếm khí).
- Thuật ngữ thuốc kháng vi khuẩn (antibacterial) còn được dùng trong ngôn ngữ
ngoài y khoa như là thuốc sát trùng tại chỗ (ví dụ Triclosan là thuốc sát trùng
có trong xà phòng hoặc kem đánh răng).
- Bài giảng này chủ yếu đề cập đến thuốc kháng sinh theo nghĩa được dùng phổ
biến hiện nay.