Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Yếu tố tự truyện trong tuổi thơ im lặng của duy khán.
PREMIUM
Số trang
69
Kích thước
861.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
705

Yếu tố tự truyện trong tuổi thơ im lặng của duy khán.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đề tài:

YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TUỔI THƠ IM LẶNG CỦA

DUY KHÁN

Người hướng dẫn:

TS. Nguyễn Thanh Trường

Người thực hiện:

Vũ Thị Yến

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chon đề tài

Tuổi thơ im lặng là tập truyện đầy xúc động và chân thực của tác giả

Duy Khán viết về những kỉ niệm tuổi thơ. Tác phẩm được xem là bước ngoặt

lớn thay đổi cuộc đời cầm bút của ông, là một bước “đột biến” trong sáng tác

của người nghệ sĩ. Chính “đứa con” bất ngờ này đã đem lại nhiều thành công

cho nhà văn và năm 1986 Duy Khán được trao tặng giải thưởng hội nhà văn

Việt Nam.

Tuổi thơ im lặng có lối viết theo cách tự truyện rất riêng. Từ việc tái

tạo hồi ức thông qua cái “tôi”, tác giả đã dựng lên một bức tranh về quê

hương bằng tất cả tình yêu thương và lòng trân trọng của mình. Đó là những

hoài niệm về một tầng văn hóa làng quê, những kỉ niệm về một tuổi thơ hồn

nhiên, trong sáng bên những con người bé nhỏ nhưng đầy nghị lực và khát

khao. Tất cả là nguồn dưỡng khí mạnh mẽ chắp thêm sức mạnh cho tác giả

phóng bút nâng tầm những kỉ niệm đơn sơ đó thành hình tượng nghệ thuật

đặc sắc đã tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ, lan tỏa thấm sâu vào trái tim bạn đọc.

Lao xao là văn bản thuộc tập truyện được chọn giảng dạy trong chương

trình dạy và học Văn ở nhà trường phổ thông. Bởi thế, việc nghiên cứu về

“Yếu tố tự truyện trong Tuổi thơ im lặng của Duy Khán” sẽ giúp chúng tôi có

cái nhìn khái quát hơn về giá trị văn chương và những đóng góp của tác giả

trên văn đàn. Đồng thời việc thực hiện đề tài trên cũng là dịp để người viết

học tập, rèn luyện, trau dồi kĩ năng nghiên cứu (cả về thao tác và tư duy)

trong phân tích tác phẩm văn học, từ đó, góp phần phục vụ đắc lực cho công

việc giảng dạy văn học sau này.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tuổi thơ im lặng là cái mốc, là bước ngoặt trên con đường văn nghiệp

của Duy Khán. Tập truyện ra đời đã nhận được rất nhiều lời nhận xét, phê

bình từ giới nghiên cứu:

3

Trong bài viết “Tuổi thơ im lặng – hoài niệm về một tầng văn hóa làng

quê”, báo văn nghệ, số 39, 1986, Giáo sư Trần Đình Sử đã khẳng định rằng:

“Tuổi thơ im lặng của Duy Khán là một tác phẩm độc đáo, đáng yêu và đầy

chất thơ. Những mẩu chuyện, đúng hơn là những mẩu hồi tưởng của tuổi thơ

ở đây tưởng chừng vặt vãnh, rời rạc, chẳng có cốt truyện gì, và khó có gì bình

thường hơn thế được, đã làm sống dậy cả một thế giới làng quê vô cùng thân

thiết” [ 3, tr.518].

“Nhớ lại một cuộc phiêu lưu có hậu”, Vương Trí Nhàn viết trên tạp chí

Thể thao và văn hóa, số 59 ra ngày 25/5/1998 đã nhận định rất hay về con

người và quá trình sáng tác của Duy Khán như sau: “ Đang từ một người làm

thơ, Duy Khán chuyển sang văn xuôi. Đang từ một người dễ dãi chạy theo các

đề tài thời sự Duy Khán trở lại cái phần kí ức tuổi thơ nằm sâu và đã trở nên

bền chặt trong tâm trí…. Từ các trang viết, người đọc nghe ra một giọng nói

xót xa mà lại đầm ấm” [10].

“Nhà thơ Duy Khán mãi mãi thơ trẻ”, Trần Bảo Hưng, tạp chí Hội nhà

văn Việt Nam, ra ngày 25/5/2009 đã đánh giá cao tập truyên: “Có thể nói Tuổi

thơ im lặng là tinh hoa một đời văn của Duy Khán… Cuốn sách mỏng chưa

đầy 200 trang giấy những có tới mấy chục mẩu truyện ngắn, có truyện chưa

đầy một trang sách nhưng truyện nào cũng cảm động, cũng như chắt ra từ

máu thịt của ông”[10].

“Một nhà thơ đi 600 cây số biển”, Nguyễn Đức Mậu, đã chỉ ra những

nét độc đáo của tác phẩm và nhận định rất đúng về “đứa con” văn xuôi đầu

tay của Duy Khán: “Lời văn mộc mạc và cổ nhưng cốt truyện thì hay, thú vị

lắm… Đúng như anh em tôi tiên đoán, tập truyên Tuổi thơ im lặng đã nhận

được giải thưởng của Hội nhà văn. Sau này tập truyện Tuổi thơ im lặng còn

được tái bản nhiều lần…, có thể nói Tuổi thơ im lặng là tác phẩm hay, là cái

mốc, là bước ngoặt trên con đường văn nghiệp của anh” [14].

4

“Văn chương đầy ắp khu buồng con con”, Kiến Văn nói về quá trình

sáng tác của Tuổi thơ im lặng và ý nghĩa của tập truyện như sau: “Ông bảo,

ông viết tập sách mỏng này là gan ruột của ông để tặng quê hương, tặng các

con ông, tặng các bạn nhỏ, đặc biệt là để tặng những ai đã từng nghèo khó...

Những lúc say, ông bảo cuốn sách này là “đứa con ngoài kế hoạch” của ông!

Nhà thơ Đỗ Trung Lai gọi tập sách là “Văn chiêu hồn” của một thời, của một

vùng… Một đồng nghiệp bậc đàn anh của Duy Khán phát biểu: “Chỉ bằng

Tuổi thơ im lặng thôi, Duy Khán cũng có thể đứng vững trên văn đàn của văn

học hiện đại nước nhà” ’’[18].

Khi làm thơ về Duy Khán nhà thơ Vương Trọng đã viết về ông và ấn

tượng khá sâu sắc về tập truyện Tuổi thơ im lặng: “Vừa nhấp chén đã say,

thương đất nước/ Thương Tuổi thơ im lặng não nề” [13].

Một nhà văn trẻ của Đồng bằng sông Cửu Long – Võ Diệu Thanh cũng

đưa ra nhận định xác đáng về tập Tuổi thơ im lặng của Duy Khán: “sao mà

miền quê ông ấy nó có gì đó rất thu hút, rất kỳ bí” và đó cũng chính là động

lực viết văn của cô: “Thanh ao ước được như ông, đưa hồn vào xứ sở để dù

nghèo, dù quê nhưng sống động, ấm cúng” [2].

Nhưng nhìn chung, các bài nghiên cứu phê bình đánh giá này mới

hướng tới nhận định những khía cạnh về yếu tố tự truyện trong sáng tác của

nhà văn chứ chưa đi sâu khám phá vấn đề một cách toàn diện và hệ thống.

3. Phạm vi – đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi ở đề tài này là: Yếu tố tự truyện

trong tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán.

Đối tượng nghiên cứu là cuốn Tuổi thơ im lặng, tác giả Duy Khán, nhà

xuất bản Kim Đồng, năm 2012.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích – tổng hợp được vận dụng nhằm lý giải, chứng

minh những biểu hiện của thể tự truyện trong Tuổi thơ im lặng cả về phương

5

diện nội dung lẫn nghệ thuật.

- Phương pháp đối chiếu – so sánh: Đặt Tuổi thơ im lặng bên những tác

phẩm tự truyện khác của Tô Hoài, Nguyên Hồng,… để thấy được nét riêng

biệt độc đáo trong sáng tác của Duy Khán so với các nhà văn khác.

- Phương pháp thống kê – phân loại: Dùng phương pháp này để thống

kê những câu sử dụng ngôn ngữ dân gian và ngôn ngữ phương ngữ Bắc Bộ

qua đó thấy được tác dụng của những ngôn ngữ này trong việc biểu hiện nội

dung, tư tưởng của tác phẩm.

5. Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

chính của luận văn gồm có ba chương:

Chương 1. Tự truyện và con đường đến với Tuổi thơ im lặng của Duy Khán

Chương 2. Tuổi thơ im lặng – những miền hồi ức của cái tôi tác giả

Chương 3. Yếu tố tự truyện trong Tuổi thơ im lặng của Duy Khán – nhìn từ

một số phương thức nghệ thuật

6

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. TỰ TRUYỆN VÀ CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI

TUỔI THƠ IM LẶNG CỦA DUY KHÁN

1.1. Tự truyện – “con nuôi của văn học”

1.1.1. Tự truyện

Trong nền văn học Việt Nam, so với các thể loại văn xuôi tự sự khác,

tự truyện có một thành tựu khiêm tốn. Lý do là vì Việt Nam nằm trong vùng

chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Hán. Truyền thống văn hóa dựa trên nền tảng

tư tưởng Nho gia đã hình thành nên ở người Việt tâm lý không ưa lộ diện mà

thích kín đáo, muốn dấu mình. Cuộc tiếp xúc với phương Tây cuối XIX đầu

XX và cuộc tiếp xúc rộng rãi trên phạm vi thế giới cuối XX đầu XXI đã làm

thay đổi căn bản quan niệm về con người, về cái “tôi” trong nền văn học nước

ta. Tuy nhiên, để chiếm lĩnh cái tôi với nghĩa đầy đủ nhất thì không phải nhà

văn nào cũng làm được. Thời gian gần đây trên văn đàn xuất hiện hàng loạt

các tự truyện như: Lê Vân yêu và sống, Những ngọn đèn trước gió, Thành phố

không lạc loài,… đã gây nhiều tranh luận về việc phân định cái tôi trong tự

truyện.

Tự truyện, hay cái nhìn về bản thân, có thể coi là một đặc sản của văn

minh phương Tây. Nó có hai nguồn gốc chính: từ nền văn minh Hy Lạp qua

câu ngạn ngữ nổi tiếng “connais-toi toi-même” (ý nói kẻ thông thái phải biết

về cá nhân mình), và từ truyền thống Thiên chúa giáo qua lệ “tự vấn lương

tâm”. Trong các nền văn hoá khác, nó chỉ tồn tại một cách hiếm hoi, thậm chí

bị cấm, như trong các nước theo đạo Hồi. Ngay tại châu Âu, ý muốn kể lại

đời mình từ những kỷ niệm tuổi thơ chỉ thực sự xuất hiện ở thế kỷ Ánh sáng,

vào buổi sơ khai của dòng Lãng Mạn, khi chủ nghĩa cá nhân phát triển mạnh.

Đặc trưng cơ bản của tự truyện chính là cái tôi. Trong tác phẩm tự truyện

thường tồn tại hai nhân vật tôi, một tồn tại ở quá khứ và một đang ở hiện tại.

Tôi quá khứ thuộc về cái đã qua và được hiên lên qua dòng hồi tưởng của tôi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!