Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Yếu tố tình thái trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp.
PREMIUM
Số trang
87
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1819

Yếu tố tình thái trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ HÀ QUYÊN

YẾU TỐ TÌNH THÁI TRONG TRUYỆN NGẮN

NGUYỄN HUY THIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5/2016

ĐÀ NẴNG, 12/2015

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

YẾU TỐ TÌNH THÁI TRONG TRUYỆN

NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:

TS. Bùi Trọng Ngoãn

Người thực hiện:

NGUYỄN THỊ HÀ QUYÊN

(Khóa 2012 – 2016)

Đà Nẵng, tháng 5/2016

ĐÀ NẴNG, 12/2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng

dẫn của giảng viên - TS. Bùi Trọng Ngoãn. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong

đề tài này là trung thực, chính xác và chưa được công bố trong công trình nào khác.

Đà Nẵng, ngày 26 tháng 4 năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Hà Quyên

LỜI CÁM ƠN

Xin được ghi lại nơi đây lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo - TS. Bùi Trọng

Ngoãn, người đã hết lòng động viên, khuyến khích và hướng dẫn tận tình để tôi

hoàn thành khóa luận này.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô giáo trong khoa Ngữ

văn, cán bộ nhân viên Thư viện trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tạo

điều kiện, quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Đà Nẵng ngày 26 tháng 4 năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Hà Quyên

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CÁM ƠN

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu..............................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................4

4. Mục đích nghiên cứu......................................................................................4

5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................5

6. Đóng góp của đề tài........................................................................................5

7. Bố cục của đề tài.............................................................................................5

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...........6

1.1. Các yếu tố tình thái ..............................................................................................6

1.1.1. Khái niệm tình thái...................................................................................6

1.1.2. Các yếu tố tình thái trong phát ngôn ........................................................7

1.1.2.1. Các yếu tố tình thái trong phát ngôn trong các công trình nghiên cứu .7

1.1.2.2. Tổng hợp về các yếu tố tình thái trong phát ngôn...............................14

1.2. Giới thiệu chung về Nguyễn Huy Thiệp và các truyện ngắn khảo sát...............17

1.2.1. Giới thiệu chung về Nguyễn Huy Thiệp ................................................17

1.2.2. Một số tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp...........................18

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÌNH THÁITRONG MỘT SỐ

TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP..................................................20

2.1. Khảo sát các yếu tố tình thái về mặt ngữ âm .....................................................20

2.1.1. Nhịp điệu ................................................................................................20

2.1.2. Trọng âm ................................................................................................23

2.2. Khảo sát các yếu tố tình thái về mặt từ vựng.....................................................25

2.2.1. Động từ tình thái.....................................................................................25

2.2.2. Phó từ......................................................................................................28

2.2.3. Trợ từ......................................................................................................31

2.2.4. Hô ngữ....................................................................................................33

2.2.5. Tình thái ngữ ..........................................................................................37

2.2.6. Tiểu từ tình thái cuối câu........................................................................39

2.3. Các yếu tố tình thái về mặt ngữ pháp.................................................................41

2.3.1. Một số kiểu câu ghép có ý nghĩa tình thái thể hiện tập trung ở kết từ..........41

2.3.2. Câu tỉnh lược ..........................................................................................44

2.3.3. Câu đặc biệt ............................................................................................47

CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG BIỂU ĐẠT CỦA CÁC YẾU TỐ TÌNH THÁI

TRONG CÂU VĂN NGUYỄN HUY THIỆP.......................................................56

3.1. Tầm tác động của các yếu tố tình thái đối với thế giới nghệ thuật Nguyễn Huy

Thiệp..........................................................................................................................56

3.1.1. Thể hiện sinh động mối quan hệ gia đình trong thời kỳ đổi mới...........57

3.1.2. Biểu đạt nhiều cung bậc về sự tha hóa trong nhân cách con người .......60

3.1.3. Chỉ ra các sắc thái cô đơn, lạc loài của con người .................................64

3.1.4. Phóng chiếu vẻ đẹp lấp lánh trong tâm hồn con người ..........................66

3.2. Tầm tác động của yếu tố tình thái đối với nghệ thuật xây dựng nhân vật .........68

3.2.1. Ngôn ngữ nhân vật xét theo trình độ học vấn ........................................69

3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật xét theo vai vế gia đình - xã hội .............................70

3.2.3. Ngôn ngữ nhân vật xét theo chuẩn mực đạo đức ...................................71

3.3. Tầm tác động của yếu tố tình thái đối với phong cách ngôn ngữ Nguyễn Huy

Thiệp..........................................................................................................................73

3.3.1. Người viết bày tỏ thái độ, đánh giá trước các sự việc, tình huống trong

truyện.........................................................................................................................74

3.3.2. Người viết bày tỏ thái độ, đánh giá về các nhân vật trong truyện..........76

KẾT LUẬN..............................................................................................................78

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

M. Gorki đã từng nói rằng: ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học. Ngôn

ngữ tựa như hồn cốt làm nên sức sống cho tác phẩm văn chương. Nếu đường nét và

màu sắc giúp người họa sĩ vẽ nên một bức tranh tuyệt diệu, âm thanh và giai điệu

giúp người nhạc sĩ cất lên những lời ca du dương say đắm, thì ngôn ngữ chính là

nhân tố cốt yếu giúp nhà văn tạo ra đứa con tinh thần, thông qua ngôn ngữ để

chuyển tải tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm đối với vạn vật.Trong sự sáng tạo

của nhà văn, sự sáng tạo về ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng. Nói cho cùng, văn

học là nghệ thuật của ngôn ngữ. Những nhà văn lớn đều là những bậc thầy ngôn

ngữ. Chính vì vậy, muốn khám phá hết được ý nghĩa của một tác phẩm, phải bắt

đầu phân tích ngôn ngữ của tác phẩm đó.

Thực tế cho thấy, yếu tố tình thái xuất hiện rất nhiều trong giao tiếp đời

thường cũng như trong tác phẩm văn học. Sự xuất hiện các yếu tố tình thái trong

câu giúp người nói không chỉ chuyển tải được nội dung thông tin cần thiết, mà còn

có thể bày tỏ một cách rõ ràng thái độ, cảm xúc của mình đến người nghe. Đối với

các nhà văn, việc sử dụng các yếu tố tình thái trong lời người kể chuyện và trong lời

thoại của nhân vật không chỉ giúp người đọc hiểu được nội dung câu chuyện, tình

huống mà còn góp phần giúp nhà văn bộc lộ thái độ, quan điểm của mình trước các

vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Tuy nhiên, cho đến nay, theo khảo sát của chúng tôi

thì vẫn chưa có công trình nào tìm hiểu về yếu tố tình thái trong tác phẩm văn học

một cách hệ thống, sâu sắc và kỹ lưỡng. Cho nên, đây vẫn là đối tượng nghiên cứu

khá mới mẻ và cần được đi sâu tìm hiểu kỹ càng.

Sau năm 1975, văn chương Việt Nam bước sang thời kỳ đổi mới. Các nhà

văn không chỉ làm mới mình với nội dung phản ánh, tư tưởng, quan điểm được thể

hiện trong tác phẩm, mà đó còn là những bước chuyển mình đầy táo bạo về phong

cách nghệ thuật. Sự đổi mới này như một trò chơi mà kẻ thua cuộc phải chấp nhận

sự đào thải, nếu nhà văn không có sự sáng tạo, không có đủ tài năng và sự mạnh

dạn để làm mới mình thì tác phẩm của họ sẽ bị chìm trong quên lãng. Trong giai

2

đoạn văn học này, Nguyễn Huy Thiệp được đánh giá là một gương mặt nổi trội, là

“tác giả đầu tiên tạo ra bước ngoặt quan trọng nhất cho tiến trình đổi mới”. Trong

hàng loạt những thành công về nghệ thuật xây dựng tác phẩm, truyện ngắn Nguyễn

Huy Thiệp lôi cuốn người đọc bởi cách sử dụng các yếu tố tình thái một cách đặc

sắc. Chính yếu tố này đã góp phần tạo nên phong cách truyện ngắn mang tên

Nguyễn Huy Thiệp. Thế nhưng, đến nay các yếu tố tình thái trong truyện ngắn của

ông vẫn còn là một mảnh đất phù sa chưa được cày xới. Vì lý do đó, chúng tôi chọn

đề tài Yếu tố tình thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp làm khóa luận tốt

nghiệp của mình.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn của thời kỳ đổi mới có sức

ảnh hưởng lớn nhất đến giới nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nước. Xuất hiện

vào những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, Nguyễn Huy Thiệp đã khuấy

động cả một bầu không khí sinh hoạt văn hóa, văn nghệ nước nhà. Tác phẩm của

ông với những hiệu ứng mà nó gây nên, đã góp phần phá vỡ thế bình ổn của văn

học dân tộc trong suốt hai cuộc kháng chiến, đồng thời, tạo nên sự chuyển nhịp,

tăng tốc cho những bước đi vốn bình thường, chậm rãi của lý luận và phê bình văn

học đương đại Việt Nam.

Xét về góc độ nội dung, có thể kể đến cuốn sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp

của Phạm Xuân Nguyên - cuốn sách tập hợp trên dưới 54 bài báo dài ngắn khác

nhau bàn về Nguyễn Huy Thiệp. Ở lời tựa cuốn sách này, Phạm Xuân Nguyên

khẳng định: “…một hướng kết tinh đầy ấn tượng của thời kỳ đổi mới văn học là

sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp - đó là thành quả

của đổi mới”. [14, tr.5]. Sự đổi mới được Nguyễn Huy Thiệp thể hiện nhiều trong

cách viết. Có lẽ cũng chính bởi cách viết độc đáo của ông mà tiến sĩ sử học người

Úc Greg Lockhart đã từng nhận xét rằng: “cách viết của Nguyễn Huy Thiệp là cách

viết của một nghệ sĩ khách quan đứng ở ngoài truyện nhìn vào. Anh ấy không bị

vướng chân vào đời sống nhân vật, vừa nói về đời sống vĩ đại của vua Gia Long,

vừa nói về đời sống của một đồ tể, của một bác sĩ phá thai, thậm chí vừa nói đến

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Yếu tố tình thái trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp. | Siêu Thị PDF