Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Yếu tố phi lí trong tiểu thuyết người đàn bà trong cồn cát của abe kobo.
PREMIUM
Số trang
75
Kích thước
987.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
767

Yếu tố phi lí trong tiểu thuyết người đàn bà trong cồn cát của abe kobo.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đề tài:

YẾU TỐ PHI LÍ TRONG TIỂU THUYẾT NGƯỜI ĐÀN BÀ

TRONG CỒN CÁT CỦA ABE KOBO

Người hướng dẫn:

Th.S Nguyễn Phương Khánh

Người thực hiện:

Nguyễn Thị Hồng Tình

Đà Nẵng, tháng 5/2013

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

“Một trong những cuốn tiểu thuyết Nhật Bản chủ chốt thế kỷ XX, Người đàn

bà trong cồn cát đã kết hợp trong nó tính chất cốt yếu của chuyện hoang đường,

cảm giác căng thẳng lo âu với thể loại tiểu thuyết hiện sinh” (Inside FlapCopy)

Đó là lời nhận định mà tác giả Inside FlapCopy dành cho tiểu thuyết Người

đàn bà trong cồn cát của Abe Kobo, phần nào đã lột tả được nét đặc sắc về nội

dung tư tưởng lẫn phong cách của nhà văn. Điều đó càng thêm chứng minh rõ rằng,

cuốn tiểu thuyết đang ngày càng bước những bước cao hơn để khẳng định vị trí của

mình trong hằng hà sa số những tác phẩm đã và đang được độc giả chú ý để trở

thành một kiệt tác văn học. Có thể nói, Người đàn bà trong cồn cát của Abe Kobo

đang ánh lên nhiều sắc màu về giá trị nội dung lẫn giá trị nghệ thuật.

Tiểu thuyết Người đàn bà trong cồn cát, tên tiếng Nhật là Suna no onna, ra đời

giúp tác giả xác lập chỗ đứng đặc biệt trên văn đàn Nhật Bản, sau này được dịch ra

nhiều thứ tiếng và đặc biệt là được chuyển thể thành phim đưa tên tuổi của Abe Kobo

vang xa hơn. Khán giả xem phim Suna no onna cho biết “có cảm tưởng ngứa ngáy

như có cát trên người họ, cát chảy ra từ tay áo họ, hay cảm thấy có vị cát lúc ăn ngô

bung…”. Để làm được thành công đó, chính là nhờ tài năng của tác giả Abe Kobo

trong việc tạo nên một “kịch bản” tuyệt vời. Với tiểu thuyết Người đàn bà trong cồn

cát, tên của Abe Kobo đã được hầu hết độc giả trên thế giới biết tới. Bởi, ông không

chỉ thành công trong việc thể hiện nội dung tư tưởng, triết lý nhân sinh mà hơn hết là

ông đã thành công trong việc sử dụng những yếu tố nghệ thuật đặc biệt để chuyển tải

nội dung đó. Thế nên, Người đàn bà trong cồn cát của Abe Kobo mang một sức hấp

dẫn kì lạ thổi vào hồn tôi những cảm xúc khó diễn đạt thành lời. Đúng như lời nhận

xét của độc giả, đọc tác phẩm, ta như thấy dưới chân mình đầy cát, cát tuôn chảy ở

mọi nẻo, cát nóng thiêu cháy nhịp sống hối hả của con người. Và, ta như thấy người

đàn ông nắm tay người đàn bà bước ra từ trang sách của Abe Kobo. Hiện thực cuộc

sống vì thế trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Có thể thấy, Abe Kobo đã sử dụng một

văn phong cô đọng và chuẩn mực, cho thấy nỗi bận tâm của ông đối với sự tiếp nhận

của độc giả. Tìm hiểu một trong những yếu tố của trào lưu văn học phương Tây in

dấu trong tiểu thuyết Người đàn bà trong cồn cát của Abe Kobo, giúp chúng tôi chạm

tới những đường nét tinh túy nhất của tác phẩm và thấy được cá tính sáng tạo của nhà

văn. Đấy chính là lí do thôi thúc tôi chọn đề tài Yếu tố phi lí trong tiểu thuyết Người

đàn bà trong cồn cát của Abe Kobo để làm đề tài nghiên cứu của mình.

2.Lịch sử vấn đề

Abe Kobo là một trong những nhà văn hiện đại hàng đầu Nhật Bản mà tên tuổi

đã được thế giới biết đến. Ông là một nghệ sĩ đa tài ở nhiều lĩnh vực: văn học, nhiếp

ảnh và âm nhạc. Trong lĩnh vực văn học, Abe Kobo nổi tiếng ở thể loại tiểu thuyết.

Với những thành tựu chói lọi trên văn đàn văn học thế giới, Abe Kobo cũng như tác

phẩm của ông đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà phê bình nghiên cứu

trong và ngoài nước.

Trước hết là tác giả Nguyễn Nam Trân, trong cuốn Tổng quan lịch sử văn học

Nhật Bản, đã có cái nhìn khái quát về nền văn học Nhật Bản thông qua việc khái

quát chặng đường phát triển của lịch sử văn học Nhật, cùng với đó là việc khắc họa

chân dung của các nhà văn nổi tiếng, cho thấy diện mạo của một nền văn học có

lịch sử phát triển lâu bền và nhiều thành tựu. Trong đó, tác giả đã nói về Abe Kobo

với tư cách là “một người tiên khu của kịch địa đạo” khi “Abe Kobo nhảy vào sân

khấu như lạc bước vào một mê cung lúc nào không hay” để rồi “ông đưa lên sân

khấu những ảo tưởng của thời mới như ảo tưởng (phantasm) về tinh thần, tâm lí hay

thương mại và nắm bắt tâm lí của khán giả”[15, tr. 558-559]. Có thể nói, tác giả đã

đánh giá cao tài năng của Abe Kobo trên lĩnh vực kịch nghệ.

Tác giả Nguyễn Tuấn Khanh với cuốn Những cây bút kiệt xuất trong văn học

Nhật Bản hiện đại, NXB Khoa học xã hội, 2011, trong bài viết Tình dục và nỗi cô

đơn qua các tiểu thuyết Nhật Bản, đã đề cập tới hai tác phẩm nỗi tiếng của Abe

Kobo là Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác. Nguyễn Tuấn

Khanh đã phát hiện và nhấn mạnh điểm nổi bật trong sáng tác của Abe Kobo là:

“Abe Kobo đã khám phá và phơi bày những ẩn ức tình dục sâu thẳm nơi con người,

giải thích những vấn đề tâm sinh lí, ý thức và tiềm thức…nhằm cố gắng truyền đạt

đến người đọc một cách cụ thể những bước dấn thân vào cõi nhục thể ở vùng sâu

kín trong hay dưới tầng ý thức”.

Trong bài báo khoa học Những biểu hiện của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

trong văn học Nhật Bản đương đại đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học, số

2.2012, tác giả Lê Ngọc Phương đã tìm hiểu dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực huyền

ảo trong văn học Nhật Bản, biểu hiện qua tác phẩm của các tác giả nổi tiếng như:

Akutagawa Ryunosuke, Kawabata Yasunari, Haruki Murakami, Oe Kenzaburo….

Trong đó, Abe Kobo cũng được nhắc tới với tài năng sử dụng cái huyền ảo để xoáy

sâu vào cảm giác của vô lí, phi lí của cuộc sinh tồn. Đặc biệt, độc giả có thể nhận

thấy bút pháp hiện thực huyền ảo mà Abe Kobo đã sử dụng sáng tạo trong hai tác

phẩm tiêu biểu “Người đàn bà trong cồn cát” và “Khuôn mặt người khác”. Với

những thử nghiệm lối kể chuyện đậm tính huyễn hoặc, Abe Kobo đã được một số

nhà nghiên cứu xếp vào dòng văn chương khoa học giả tưởng. Đây có thể xem là

một nét độc đáo trong cá tính sáng tạo của Abe Kobo mà các nhà nghiên cứu đã chỉ

ra được khi tiếp cận tác phẩm của nhà văn này.

Tác giả Hoàng Long trong bài viết Người đàn bà trong cồn cát và thảm kịch

nhân sinh, đã bàn về vấn đề: nhà văn Abe Kobo sử dụng tràn ngập các biểu tượng

và ẩn dụ trong tiểu thuyết Người đàn bà trong cồn cát. Và để làm rõ vấn đề trên, tác

giả đã đối chiếu phong cách của Abe Kobo với Heidegger. Đồng thời, kết luận giữa

hai nhà văn có sự tương đồng đặc biệt về cách sử dụng biểu tượng và ẩn dụ. Tuy

nhiên, nhìn chung bài viết mới chỉ khơi mở các vấn đề chứ chưa đi sâu vào khai

thác và phân tích từng biểu tượng hay ẩn dụ cụ thể.

Nhà phê bình văn học Vũ Quần Phương, với bài viết Người đàn bà trong cồn

cát, đã giới thiệu về tiểu thuyết Người đàn bà trong cồn cát của Abe Kobo qua các

bản dịch, đồng thời bàn về vấn đề thích nghi để vượt lên của nhân vật. Tác giả đề

cập tới việc chạy trốn tìm tự do của người đàn ông trong tiểu thuyết là để tìm lại con

người “mới” của mình. Đó chính là con người sẽ chấp nhận thực tại và thích nghi

với hoàn cảnh sống, con người mới đó sẽ đem phát minh của mình giải thoát cho cả

làng cát và có thể sẽ tìm thấy hạnh phúc chân chính nơi vùng cát hẻo lánh. Qua đó,

tác giả bài viết khẳng định đấy chính là triết lí tích cực của tác phẩm và tính logic

của đời sống.

Tác giả Hà Văn Lưỡng với bài báo khoa học Dịch thuật và nghiên cứu văn

học Nhật Bản ở Việt Nam đã phác thảo một số nét cơ bản của việc phổ biến văn học

Nhật ở Việt Nam trên hai phương diện: dịch thuật và nghiên cứu. Khi bài báo đề

cập tới tình hình dịch thuật ở các tác giả tiêu biểu nhất như: S. Murasaki, M. Basho,

R. Akutagawa, Y. Kawabata, K. Oe, Y. Mishima…thì Abe Kobo cũng được vinh

dự nằm trong danh sách các tác giả được dịch nhiều nhất ở Việt Nam. Đó chính là

niềm tự hào lớn lao của tác giả, đánh dấu tên tuổi của ông đã ảnh hưởng lớn tới nhu

cầu và thị hiếu tiếp nhận của độc giả.

Không đi sâu vào việc khai thác các vấn đề trong tiểu thuyết Người đàn bà

trong cồn cát nhưng Phạm Vũ Thịnh đã dành sự quan tâm cho tác giả Abe Kobo

với bài viết mang chính tên tác giả Abe Kobo. Trong bài viết của mình, tác giả đã

giới thiệu tới độc giả những nét chính về cuộc đời của Abe Kobo cùng với sự

nghiệp sáng tác là những tác phẩm tiêu biểu làm nên tên tuổi của ông như: Cây

dedrocacalia, Cái kén đỏ, Viên Phấn phù thủy...Đồng thời, chỉ ra nguyên tắc thực

tiễn trong sáng tác của Abe Kobo và những đề tài mà ông tập trung khai thác “Đề

tài của Abe Kobo là sự cô lập, tha hóa con người, áp lực của xã hội khiến con người

vong thân, đánh mất căn cước bản ngã, cảm thấy khó khăn gần như bất khả trong

việc truyền đạt tâm tình, suy nghĩ với người khác, khiến cho toàn bộ xã hội trở

thành thế giới quái gỡ, kỳ dị đối với cá nhân”.

Trần Thị Thục (khoa Văn học, trường ĐH KHXH&NV– Đại học Quốc gia Hà

Nội) với bài báo khoa học Trào lưu hiện sinh chủ nghĩa trong văn học hiện đại

Nhật Bản và Việt Nam dưới góc nhìn so sánh đã nghiên cứu về trào lưu hiện sinh

trong văn học hiện đại Nhật Bản và Việt Nam. Đồng thời, làm bật lên những điểm

tương đồng và không tương đồng giữa hai nền văn học trên. Trong đó, tác giả bài

viết đã nhắc tới Abe Kobo như một nhà văn tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện sinh Nhật

Bản mang một phong cách riêng. Abe Kobo đã lấy bản thân con người và bản thân

cuộc sống làm điểm tựa cho chủ nghĩa hiện sinh của mình. Và tác phẩm tiêu biểu

cho chủ nghĩa hiện sinh của ông là Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người

khác.

Bên cạnh những bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình về tác giả Abe

Kobo và tiểu thuyết Người đàn bà trong cồn cát, còn có công trình luận văn của

sinh viên cũng đã có đóng góp lớn khi đi vào khai thác tiểu thuyết để làm nổi bật

chủ nghĩa hiện sinh trong nền văn học Nhật Bản. Đó là công trình Sắc thái hiện sinh

Nhật Bản qua hai tác phẩm: Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác

của Abe Kobo của tác giả Trần Thị Thục, đã cho chúng ta thấy đặc điểm của chủ

nghĩa hiện sinh thể hiện qua vấn đề nhân vật, vấn đề thời gian và không gian, các

thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Abe Kobo. Qua đó, tác giả công trình

khẳng định chủ nghĩa hiện sinh thấm đẫm trong sáng tác của Abe Kobo và khiến

ông trở thành một đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện sinh.

Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đã cho thấy sự quan tâm

của độc giả đối với tiểu thuyết Người đàn bà trong cồn cát. Trong các mục điểm

sách hay trên các trang Web người ta cũng hay nhắc tới tác phẩm của Abe Kobo với

những vấn đề: sự thu hút của tác phẩm; đề tài của tác phẩm…Nhưng hầu như chỉ

dừng lại ở những lời bình, lời nhận xét, đánh giá mà chưa thật sự đi sâu vào khai

thác một vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, ta vẫn thấy được những điểm nổi bật của tác giả

và tác phẩm khi được độc giả quan tâm. Bài viết được coi là có sức khái quát khá rõ

và cụ thể cuốn tiểu thuyết là bài viết có tựa đề Con người trong thế giới phi lí được

đăng tải trên trang Yume.vn. Bài viết đã giới thiệu về tác giả Abe Kobo đồng thời

khắc họa tính chất phi lí trong tiểu thuyết Người đàn bà trong cồn cát xoay quanh

các vấn đề về con người: con người chấp nhận thực tại phi lí; con người mang ý

thức phản kháng và con người với khả năng vượt thoát.

GS.Nunano Musuyoshi trong bài thuyết trình giới thiệu với độc giả Việt Nam

về Thế giới thơ và tiểu thuyết Nhật Bản – Từ “Truyện Genji” đến Murakami

Haruki, đã nhắc tới Abe Kobo như một trong những cái tên quan trọng trong 10 cái

tên của tiểu thuyết gia Nhật Bản xuất hiện trong vòng một trăm năm từ giữa thời kì

Minh Trị. Đồng thời, nhận xét về Abe Kobo như sau: “Abe Kobo là một trong

những nhà văn sáng tạo nhất do đất nước Nhật Bản sinh thành từ nửa sau thế kỉ 20.

Phong cách huyễn tưởng khoét sâu vào những vô lí của hiện thực của ông có thể

được so sánh với Franz Kafka trong văn học thế kỉ 20”.

Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy rằng có khá nhiều bài viết và công trình

nghiên cứu về tác giả Abe Kobo cũng như tiểu thuyết Người đàn bà trong cồn cát.

Tuy nhiên, nhìn chung các bài viết và công trình mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về

tác giả, khái quát những đặc điểm về chủ đề, đề tài mà Abe Kobo hướng tới. Còn

với tiểu thuyết Người đàn bà trong cồn cát thì hầu như cũng chỉ dừng lại ở những

lời giới thiệu về tiểu thuyết hay những đánh giá, những nhận định,…chứ chưa thật

sự có nhiều nghiên cứu đi sâu vào khai thác các vấn đề trong tiểu thuyết, nhất là các

yếu tố ảnh hưởng từ trào lưu văn học phương Tây vào tác phẩm. Vì thế, tìm hiểu

yếu tố phi lí trong tiểu thuyết Người đàn bà trong cồn cát của Abe Kobo đang là

mảnh đất màu mỡ thu hút nhiều ánh nhìn nghiên cứu.

Như chúng ta đã biết, “Cái phi lí” là một khía cạnh của Chủ nghĩa hiện sinh

(TK XX). Đó là một trào lưu triết – văn với những gương mặt tiêu biểu như Martin

Heidegeer, Jean Paul Sartre, Simone de Beauvoir, Franz Kafka, Albert Camus,

Fedor Mikhailovitch Dostoievski… Tác giả E. Ionesco, một đại diện đặc trưng của

văn học phi lí, khi nói về cái phi lí đã công nhận rằng: cái phi lí là sự tồn tại vô

nghĩa của con người, là sự suy giảm giá trị của mọi lí tưởng của con người.

Trần Văn Nam trong bài viết Cảm thức tính văn chương lạ trong dòng văn học

phi lí đã nói rằng: Dòng văn học phi lí là những sáng tác làm thành chủ nghĩa hiện

đại, vì biểu hiện điều phi lí không thể là khuôn khổ ước lệ, phải kỳ lạ thì mới bộc lộ

được những nội dung phi lí. Và nội dung phi lí thoát thai từ hoàn cảnh xã hội, từ

thời đại tao loạn do hai cuộc thế chiến thứ nhất và thứ hai xảy ra trong thế kỷ 20, do

nền văn minh cơ khí đang phát triển, do các chủ nghĩa chính trị muốn thực hiện cho

kỳ được chủ nghĩa. Dòng văn học phi lí là phản ứng lại những điều đó.

Bàn về khái niệm văn học phi lí, Nguyễn Văn Dân trong cuốn Văn học phi lí

đã nói rằng: Văn học phi lí là “loại hình văn học phi lí có nhiệm vụ nhận thức và mô

tả cái hiện thực vô nghĩa, phi lôgic, phi lí tính, trái với năng lực nhận thức của con

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!