Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Yếu tố nguy cơ của rối loạn dạng cơ thể ở vị thành niên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Yếu tố nguy cơ của rối loạn dạng cơ thể ở vị
thành niên
Nguyễn Thị Diệu Anh
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Người hướng dẫn: PGS.TS. Bahr Weiss, NCS. Trần Văn Công
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Trình bày cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài, xây dựng các khái niệm.
Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ dẫn tới rối loạn dạng cơ thể tuổi vị thành niên. Nghiên
cứu các thang đo có thể dùng trong nghiên cứu. Khảo sát yếu tố nguy cơ của rối loạn
dạng cơ thể bằng các thang đo. Xử lý kết quả khảo sát.
Keywords: Tâm lý học; Rối loạn dạng cơ thể; Vị thành niên
Content
Phần 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, ngoài sức khỏe thể chất, mọi người quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe tinh thần,
vì những khó khăn tinh thần ảnh hưởng đến chức năng sống, đến chất lượng cuộc sống, đến
công việc, học tập, sinh hoạt, mối quan hệ. Trước những khó khăn đó, có người vượt qua
được, nhưng có nhiều người thì không, và khi không vượt qua được, bệnh nhân đã xu hướng
phát triển thành bệnh về cơ thể nhưng không tìm ra nguyên nhân về mặt y khoa. Bệnh này
được gọi là Rối loạn dạng cơ thể.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu rối loạn dạng cơ thể của tuổi vị thành niên.
Nghiên cứu của Lieb R, Pfister H, M Mastaler, Wittchen H-U về “Rối loạn dạng cơ thể và các
rối loạn trong một mẫu dân số đại diện của thanh thiếu niên người trẻ tuổi”, nghiên cứu trên
3.021 người, độ tuổi từ 14 đến 24, đã cho kết quả là có 12.6% vị thành niên có triệu chứng rối
loạn dạng cơ thể này [16].
Riêng Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân VTN tới
khám vì RLDCT. Trong quá trình điều trị, các bác sỹ và chuyên viên tâm lý nhận thấy có
nhiều những lý do dẫn đến rối loạn này, và phần lớn các bệnh nhi này đều có những sự kiện
gây trầm cảm, căng thẳng, lo âu, những cú sốc từ những trải nghiệm trong cuộc đời, từ cách
cư xử của người khác. Những điều đó có thể làm phát sinh những triệu chứng đau về cơ thể
2
mặc dù không có tổn thương thực thể, hoặc có thể làm bộc phát, làm nặng thêm, kéo dài tình
trạng bệnh lý của một bệnh có sẳn. Và RLDCT làm ảnh hưởng đến tinh thần, cản trở học tập,
suy giảm chức năng sống, thậm chí dẫn đến tự xác.
Tìm ra những yếu tố nào dẫn tới RLDCT sẽ giúp ích cho quá trình điều trị tâm lý cho
những VTN này, đó là lý do mà tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu những triệu chứng của rối loạn dạng cơ thể ở trẻ vị thành
niên.
- Tìm hiểu những yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn dạng cơ thể.
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng
Những yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn dạng cơ thể tuổi vị thành niên.
3.2. Khách thể
3.2.1. Nhóm nghiên cứu: 52 trẻ vị thành niên được chẩn đoán Rối loạn dạng
cơ thể.
3.2.2. Nhóm đối chứng: 61 trẻ vị thành niên thuộc các loại bệnh khác.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1. Mô hình hoá (học tập) từ việc bố mẹ/người chăm sóc bị đau bệnh.
Giả thuyết 2. Trải nghiệm bản thân khi bị đau ốm, được người khác chăm sóc.
Giả thuyết 3. Vấn đề nhân cách: trẻ càng có nhân cách dạng nhiễu tâm càng cao thì
càng dễ bị rối loạn dạng cơ thể.
Giả thuyết 4. VTN càng có nhiều những trải nghiệm sang chấn, căng thẳng thì càng có
nhiều các triệu chứng của rối loạn dạng cơ thể.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tìm hiểu cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài, xây dựng các khái niệm.
5.2. Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ dẫn tới rối loạn dạng cơ thể tuổi vị thành niên.
5.3. Tìm hiểu các thang đo có thể dùng trong nghiên cứu.
5.4. Khảo sát yếu tố nguy cơ của rối loạn dạng cơ thể bằng các thang đo.