Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Yếu tố ngoài cốt truyện mang dấu ấn dân gian trong tiểu thuyết Vi Hồng
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
874.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
968

Yếu tố ngoài cốt truyện mang dấu ấn dân gian trong tiểu thuyết Vi Hồng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Hà Anh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 15 - 19

15

YẾU TỐ NGOÀI CỐT TRUYỆN MANG DẤU ẤN DÂN GIAN

TRONG TIỂU THUYẾT VI HỒNG

Hà Anh Tuấn*

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong tiểu thuyết Vi Hồng, yếu tố ngoài cốt truyện có màu sắc riêng, khó trộn lẫn. Yếu tố ngoài

cốt truyện mang dấu ấn dân gian là kho tƣ liệu phong phú về tri thức bản địa, tạo nên sức hấp dẫn

và phong cách riêng cho tác phẩm. Tuy nhiên, đôi khi dấu ấn dân gian làm cho tác phẩm mang

nặng chất kể tả, thiếu tính hiện đại. Khắc phục nhƣợc điểm, phát huy ƣu thế của yếu tố dân gian là

một trong những lối đi vừa truyền thống vừa hiện đại, góp phần nâng cao giá trị văn xuôi dân tộc

thiểu số trong hành trình phát triển và hội nhập.

Từ khóa: Yếu tố ngoài cốt truyện, dấu ấn dân gian, tiểu thuyết Vi Hồng.

Khái lƣợc về yếu tố ngoài cốt truyện*

Trong sáng tác của các nhà văn dân tộc thiểu

số Việt Nam, thế giới nghệ thuật của họ

thƣờng mang dấu ấn dân gian khá rõ nét.

Điều đó có nguyên do từ lịch sử hình thành

phát triển nền văn học viết của các dân tộc.

Hầu hết bộ phận văn học viết, trong đó có tiểu

thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số đều

hình thành trực tiếp từ cái nôi văn học dân

gian. Nói một cách hình ảnh, con đƣờng nghệ

thuật của họ đi thẳng từ suối nguồn dân gian

đến bến bờ hiện đại. Tiểu thuyết Vi Hồng

cũng đƣợc hình thành theo con đƣờng nhƣ

thế. Thế giới nghệ thuật của ông, đặc biệt, yếu

tố ngoài cốt truyện- phƣơng diện quan trọng

trong tiểu thuyết Vi Hồng có màu sắc riêng,

khó trộn lẫn. Tìm hiểu yếu tố ngoài cốt truyện

trong tiểu thuyết của ông, chúng ta có thể

hình dung một cách rõ nét hơn về tác phẩm,

khám phá giá trị nhân bản mà các lớp văn hóa

chứa đựng trong những "chất xúc tác", "yếu

tố khác của truyện kể", "yếu tố ngoài cốt

truyện"... mang lại.

Yếu tố ngoài cốt truyện là một thành phần

quan trọng của loại hình tự sự nói chung, tiểu

thuyết nói riêng. Yếu tố ngoài cốt truyện đƣợc

các nhà nghiên cứu gọi bằng những cái tên

khác nhau Pôxpêlốp gọi là "sự miêu tả tự sự

có chức năng tạo hình khách thể"[3]. Trần

*

Tel: 0916 633007

Đình Sử gọi là các yếu tố khác của truyện kể

[7,tr. 98]. R. Barthes dùng thuật ngữ chất xúc

tác. Theo R. Barthes trong tác phẩm nghệ

thuật không có yếu tố thừa, cho dù sợi chỉ xâu

chuỗi đơn vị cốt truyện với các đơn vị khác

có thể rất dài, mong manh hay mảnh mai. Căn

cứ vào chức năng của những đơn vị khác ấy,

Barthes đề xuất hai nhóm: nhóm chức năng

cốt yếu (hay hạt nhân) và nhóm chức năng

xúc tác bởi chúng mang tính phụ trợ [1]. Nói

về tầm quan trọng của chất xúc tác, Barthes

viết: “Không thể lƣợc bỏ một chức năng cốt

yếu nào mà không làm ảnh hƣởng đến cốt

truyện cũng tƣơng tự nhƣ vậy, không thể lƣợc

bỏ đơn vị xúc tác nào mà không làm ảnh

hƣởng đến ngôn bản tự sự” [1]. Nhƣ vậy, theo

Barthes, chất xúc tác (mà ở đây chúng tôi gọi

là yếu tố ngoài cốt truyện) dù không phải là

phần chính của truyện nhƣng là thành phần

không thể thiếu bởi chúng góp phần làm nên

sinh khí cho tác phẩm nghệ thuật. Theo Trần

Đình Sử, cốt truyện không thể tự nó làm nên

giá trị nghệ thuật của tác phẩm nếu thiếu đi

các yếu tố không phải là sự kiện hay các yếu

tố khác của truyện kể. Theo Trần Đình Sử,

các yếu tố phi sự kiện nhƣng có giá trị thông

tin và chuẩn bị cho sự kiện gồm:

- Sự giới thiệu lai lịch con ngƣời, trình bày

hoàn cảnh là yếu tố thƣờng thấy của truyện.-

Dựng cảnh sống, hành động, nói năng, miêu

tả chân dung nhân vật, phong cảnh.... (…)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!