Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Yêu cầu điều tra viên của Viện kiểm sát theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam
PREMIUM
Số trang
220
Kích thước
109.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1831

Yêu cầu điều tra viên của Viện kiểm sát theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HẠ VĨ KHÔI

YÊU CẦU ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

YÊU CẦU ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hướng ứng dụng

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Thị Kim Oanh

Học viên: Nguyễn Hạ Vĩ Khôi

Lớp: Cao học Luật, khóa 1 – Bình Thuận

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát

theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học do bản

thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Võ Thị Kim Oanh. Những thông tin,

tài liệu trong luận văn được thu thập một cách khách quan, trung thực, số liệu minh

chứng có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn này chưa từng

được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2020

Tác giả

Nguyễn Hạ Vĩ Khôi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BC Bị can

BL.TTHS Bộ luật Tố tụng hình sự

CQĐT Cơ quan điều tra

ĐTV Điều tra viên

KSV Kiểm sát viên

QĐ.KTBC Quyết định Khởi tố bị can

QĐ.KTVAHS Quyết định Khởi tố vụ án hình sự

Quy chế số

111/QĐ-VKSTC

Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi

tố, điều tra và truy tố (Ban hành kèm theo Quyết định số 111

/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát

nhân dân Tối cao)

Thông tư số

04/2018/TTLT￾VKSNDTC￾BCA-BQP

Thông tư Liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP

ngày 19/10/2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối

cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định

về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc

thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

VKS Viện kiểm sát

VKSND Viện kiểm sát nhân dân

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. YÊU CẦU ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT KHI PHÊ

CHUẨN QUYẾT ĐỊNH KHỞI TỐ BỊ CAN..........................................................7

1.1. Quy định của pháp luật về yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát khi phê

chuẩn quyết định khởi tố bị can ..........................................................................7

1.2. Thực tiễn hoạt động yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát khi phê chuẩn

quyết định khởi tố bị can....................................................................................12

1.2.1. Kết quả đạt được ....................................................................................12

1.2.2. Một số bất cập, vướng mắc và nguyên nhân..........................................14

1.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát

khi phê chuẩn quyết định khởi tố bị can ..........................................................25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................28

CHƯƠNG 2. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG VIỆC

THỰC HIỆN YÊU CẦU CỦA VIỆN KIỂM SÁT KHI PHÊ CHUẨN QUYẾT

ĐỊNH KHỞI TỐ BỊ CAN.......................................................................................29

2.1. Quy định của pháp luật về trách nhiệm của Cơ quan điều tra trong việc

thực hiện yêu cầu của Viện kiểm sát.................................................................29

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc thực hiện yêu cầu của Viện kiểm

sát khi phê chuẩn quyết định khởi tố bị can ....................................................32

2.2.1. Kết quả đạt được ....................................................................................34

2.2.2. Một số vướng mắc khi xác định trách nhiệm của Cơ quan điều tra trong

việc thực hiện yêu cầu của Viện kiểm sát.........................................................35

2.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo trách nhiệm của Cơ

quan điều tra trong việc thực hiện yêu cầu của Viện kiểm sát.......................41

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................46

KẾT LUẬN..............................................................................................................47

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Yêu cầu điều tra là quyền năng pháp lý đặc biệt, thể hiện rõ chức năng,

nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát trong quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ

án hình sự, góp phần đảm bảo cho hoạt động điều tra đúng theo quy định của pháp

luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Quyền năng này xuất

hiện kể từ khi Viện kiểm sát bắt đầu vai trò thực hành quyền công tố và xuyên suốt

quá trình kiểm sát điều tra đối với vụ án hình sự. Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn

nghiên cứu của Luận văn, học viên chỉ tập trung đề cập, nghiên cứu hoạt động yêu

cầu điều tra của Viện kiểm sát trong trường hợp “yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu

làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn khởi tố bị can”1

.

Tại khoản 3 Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Trong

thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát

phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc

yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi

ngay cho Cơ quan điều tra...”. Tuy nhiên trong thực tiễn, việc kéo dài thời gian

quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can xảy ra khá thường xuyên, mà

nguyên nhân của nó xuất phát từ việc nhận thức và vận dụng quy định này giữa Cơ

quan điều tra và Viện kiểm sát chưa thống nhất, làm cho thân phận pháp lý của

người bị khởi tố ở trạng thái không rõ ràng, ảnh hưởng rất lớn đến các quyền và lợi

ích hợp pháp của họ.

Qua nghiên cứu, học viên nhận thấy: từ khi có Quyết định Khởi tố bị can,

thân phận của người bị khởi tố có thể được ví như rơi vào tình trạng “nửa bị can”.

Nghĩa là, ngay sau khi khởi tố bị can, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng ngay một

số biện pháp cưỡng chế, biện pháp ngăn chặn để đảm bảo cho hoạt động điều tra –

mà không cần phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát như: Lệnh cấm đi khỏi nơi

cư trú; Tạm hoãn xuất cảnh; Kê biên tài sản; Phong tỏa tài khoản

2

... Quá trình này

ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, tâm lý, danh dự, uy tín và các vấn đề về nhân

thân của người bị khởi tố.

Quyền năng yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát khi được thực hiện một cách

hiệu quả sẽ đảm bảo cho hoạt động phê chuẩn quyết định khởi tố bị can được

1 Đây là một quy định hoàn toàn mới, lần đầu tiên được đưa vào Bộ luật Tố tụng hình sự..

2 BL.TTHS (2015) các Điều 123, 124, 128, 129, 181. Trong đó, các Điều 124, 128, 129 chỉ cần “thông báo” cho

VKS trước khi thi hành. Các Điều 123, 181 khi thực hiện không cần sự phê chuẩn hoặc thông báo cho VKS.

2

nhanh chóng. Đây là điều kiện để Cơ quan điều tra tiến hành các biện pháp, thủ

tục tố tụng tiếp theo, phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Ngược lại, kiên quyết hủy bỏ quyết định khởi tố bị can một cách kịp thời lại chính

là đảm bảo cho nguyên tắc suy đoán vô tội, bảo vệ quyền con người, quyền công

dân. Kết quả này, tốt hay xấu đều có sự tác động trực tiếp từ quá trình, nhận thức

và vận dụng quy định “yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu” của Viện kiểm sát khi

phê chuẩn quyết định khởi tố bị can.

Đến nay, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Thông tư Liên tịch số

04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018 của Viện trưởng Viện

kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy

định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một

số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 là các căn cứ pháp lý quan trọng

nhất để điều chỉnh vấn đề thực hiện quyền yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu của

Viện kiểm sát và cơ chế bảo đảm cho việc thực hiện quyền năng này vẫn không đề

cập đến các vấn đề cốt lõi như:

- Số lần Viện kiểm sát được yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để

quyết định việc phê chuẩn khởi tố bị can, và ai là chủ thể thực hiện quyền năng này;

- Thời hạn mà Cơ quan điều tra có trách nhiệm bổ sung chứng cứ, tài liệu

theo yêu cầu của Viện kiểm sát và nội hàm của khái niệm “bổ sung chứng cứ, tài

liệu” trong yêu cầu này.

Chính vì lẽ đó, việc hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo cho hoạt động yêu

cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu của Viện kiểm sát khi phê chuẩn quyết định khởi tố

bị can là điều hết sức cần thiết. Đây cũng là điều kiện hiện thực hóa để đảm bảo

nguyên tắc tôn trọng quyền con người, quyền công dân theo đúng tinh thần của

Hiến pháp năm 2013 của Nước CHXHCN Việt Nam.

Với lý do nêu trên, học viên lựa chọn đề tài “Yêu cầu điều tra của Viện

kiểm sát theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” (với phạm vi như đã đề cập) để

nghiên cứu, làm Luận văn Thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Theo tìm hiểu của học viên, vấn đề yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát trong

trường hợp “yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn quyết

định khởi tố bị can” từ trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu. Bởi lẽ: Bộ luật

Tố tụng hình sự năm 2015 là Bộ luật đầu tiên đưa ra quy định yêu cầu bổ sung chứng

3

cứ, tài liệu khi xét phê chuẩn khởi tố bị can3

. Như vậy, đây là một nội dung hoàn toàn

mới, và cho đến thời điểm học viên chọn để nghiên cứu thì vấn đề này vẫn chưa được

tiếp cận ở phạm vi, góc độ khác nhau như: công trình nghiên cứu ở cấp ngành, cấp

Nhà nước, hoặc Luận án Tiến sĩ, Luận văn Thạc sĩ...

Tuy nhiên, tại thời điểm hiệu lực của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì

tiền thân của vấn đề này cũng đã có sự quan tâm từ một số nhà nghiên cứu và

chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn trong công tác thực hành quyền công tố, được

thể hiện thông qua một số công trình nghiên cứu, đề tài Luận văn Thạc sĩ hoặc bài

viết trên các chuyên trang của ngành Kiểm sát nhân dân… như:

- “Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai

đoạn điều tra”, nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội (2005), trang 62, của tập thể tác giả:

Tiến sĩ Lê Hữu Thể (Chủ biên), Tiến sĩ Đỗ Văn Đương, Tiến sĩ Nông Xuân Trường,

thể hiện dưới dạng công trình nghiên cứu. Công trình này đề cập ở phạm vi rộng,

xuyên suốt quá trình khởi tố, điều tra. Chứ không tập trung vào hoạt động yêu cầu

điều tra của Viện kiểm sát – đặc biệt là khi xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can.

- Đề tài Luận văn Thạc sĩ: “Khởi tố bị can và hoạt động kiểm sát việc khởi tố

bị can tại TP. Hồ Chí Minh”, tác giả Phạm Văn Đức. Nghiên cứu về những vấn đề

lý luận - pháp lý về khởi tố bị can; thực trạng hoạt động kiểm sát việc khởi tố bị can

tại thành phố Hồ Chí Minh và một số kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu

quả trong công tác kiểm sát hoạt động khởi tố bị can. Nội dung đề tài này chủ yếu

đề cập thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm sát, chứ không

giải quyết vấn đề trong phạm vi cụ thể là quyền năng yêu cầu điều tra của Viện

kiểm sát khi xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can.

- Bài viết: “Một số vấn đề về khởi tố bị can và phê chuẩn quyết định khởi tố

bị can” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Đương, (Tạp chí Kiểm sát, số 01/2007).

Nội dung bài viết có nêu các quan điểm khác nhau và những vướng mắc trong thực

tiễn khởi tố bị can và phê chuẩn quyết định khởi tố bị can theo quy định tại Bộ luật

Tố tụng hình sự năm 2003 và đề ra một số phương hướng nhằm hoàn thiện quy định

này. Tuy nhiên phạm vi bài viết bao gồm cả hoạt động khởi tố bị can và phê chuẩn

khởi tố bị can theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, chứ không phân tích hoạt

động yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát khi phê chuẩn quyết định khởi tố bị can.

3 BL.TTHS (2015) khoản 3 Điều 179.

4

Nội dung các công trình nghiên cứu và bài viết nêu trên đã đem lại nhiều kết

quả có giá trị, góp phần làm rõ quy định của pháp luật liên quan vấn đề yêu cầu điều

tra và hoạt động khởi tố, phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Tuy nhiên, xét về hiệu

lực về mặt thời gian thì Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đến nay đã được thay thế

bởi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Hơn nữa, các công trình nghiên cứu và bài

viết nêu trên chủ yếu tập trung sâu và một hoặc một số vướng mắc cụ thể như thực

hiện chức năng kiểm sát việc khởi tố bị can; hoặc chỉ đề cập việc khởi tố bị can với tư

cách là một hoạt động trong giai đoạn tố tụng hình sự; hoặc chủ yếu để làm sáng tỏ

chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát - mà chưa phân tích khó khăn,

vướng mắc khi thực hiện hoạt động yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu của Viện kiểm

sát khi xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và chỉ ra những nguyên nhân. Từ đó

đề ra các giải pháp hoặc kiến nghị để khắc phục.

Chính vì lẽ trên, trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, học viên tập trung

phân tích và đánh giá một số vướng mắc, bất cập liên quan đến hoạt động “yêu cầu

bổ sung chứng cứ, tài liệu” của Viện kiểm sát tại khoản 3 Điều 179 Bộ luật Tố tụng

hình sự năm 2015, đồng thời kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn chỉnh quy định

pháp luật về vấn đề này.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích: Luận văn này nghiên cứu quy định của pháp luật Tố tụng hình sự

và các văn bản hướng dẫn có liên quan về hoạt động yêu cầu điều tra của Viện kiểm

sát (trong phạm vi thực hiện chức năng phê chuẩn khởi tố bị can); trách nhiệm của

Cơ quan điều tra trong việc thực hiện yêu cầu này và những bất cập trong các quy

định pháp luật hiện hành nhằm đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện. Từ đó

nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố - đặc biệt là đối với hoạt động yêu cầu

điều tra của Viện kiểm sát khi phê chuẩn quyết định khởi tố bị can.

Nhiệm vụ: Luận văn tập trung phân tích các quy định của pháp luật Tố tụng

hình sự về các vấn đề liên quan đến hoạt động yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu

làm căn cứ để quyết định phê chuẩn khởi tố bị can và đánh giá thực trạng vận dụng

quy định này trong thời gian qua để lý giải được những nguyên nhân gây ra vướng

mắc, bất cập.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về thực tiễn vấn đề

“quyền năng yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát và trách nhiệm thực hiện yêu cầu

này”, cụ thể hóa thông qua hoạt động yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ

5

để quyết định việc phê chuẩn khởi tố bị can theo quy định tại khoản 3 Điều 179 Bộ

luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy

định về vấn đề yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu của Viện kiểm sát khi phê chuẩn

quyết định khởi tố bị can theo quy định tại khoản 3 Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình

sự năm 2015 tại Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra hai cấp ở một số địa phương.

Phạm vi về thời gian: Luận văn lấy mốc thời điểm từ khi Bộ luật Tố tụng

hình sự năm 2015 có hiệu lực là 01/01/2018 cho đến 31/8/2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện Luận văn này, học viên chủ yếu áp dụng phương

pháp phân tích để đưa ra nhận định, đánh giá các quan điểm của Đảng và chính sách

pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam về cải cách tư pháp; quy định của Bộ

luật Tố tụng hình sự hiện hành; các Thông tư liên tịch, Quy chế nghiệp vụ, Chỉ thị

của ngành Kiểm sát nhân dân về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều

tra, Quy chế phối hợp của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát một số địa phương.

Ngoài ra học viên còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến như: phương

pháp so sánh, tổng hợp và chứng minh trong một số tình huống là vụ án cụ thể để

hoàn thành Luận văn.

6. Dự kiến kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu

của đề tài

Dự kiến kết quả nghiên cứu: góp phần hoàn thiện nội dung các quy định pháp

luật liên quan đến hoạt động yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu của Viện kiểm sát

khi phê chuẩn quyết định khởi tố bị can tại khoản 3 Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình

sự năm 2015; khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC￾BCA-BQP; điểm b, khoản 1 Điều 46 Quy chế 111/QĐ-VKSTC của Viện trưởng

Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, từ đó đảm bảo việc áp dụng theo một nhận thức

chung, thống nhất và khắc phục tình trạng vận dụng một cách tùy nghi quyền năng

yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát và trách nhiệm của Cơ quan điều tra trong việc

thực hiện yêu cầu này. Từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quyền năng yêu cầu

điều tra của Viện kiểm sát nói chung, hoạt động yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu

khi xét phê chuẩn khởi tố bị can nói riêng; từ đó hạn chế việc kéo dài thời hạn quyết

định thân phận pháp lý của bị can, xâm hại đến quyền con người, quyền công dân.

6

Địa chỉ ứng dụng: Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể giúp Cơ quan điều

tra và Viện kiểm sát hoàn thiện tốt hơn mối quan hệ phối hợp trong quá trình thực

hiện chức năng, nhiệm vụ của hai ngành. Đặc biệt giúp cho Viện kiểm sát hoàn thiện

cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc “Tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố

với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm”4

, đồng thời

đảm bảo không bỏ lọt trội phạm và tránh làm oan người vô tội; bảo vệ quyền con

người, quyền công dân.

Ngoài ra, Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo tại các trường

trung cấp, đại học chuyên ngành; các lớp đào tạo nghiệp vụ chức danh tư pháp như

Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Luật sư…

7. Bố cục của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục các tài liệu tham khảo, Luận văn

gồm có 2 chương với cơ cấu như sau:

Chương 1: Yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát khi phê chuẩn quyết định

khởi tố bị can.

Chương 2. Trách nhiệm của Cơ quan điều tra trong việc thực hiện yêu cầu

của Viện Kiểm sát khi phê chuẩn quyết định khởi tố bị can.

4 Chỉ thị số 06/CT- ngày 06/12/2013 của Viện trưởng VKSND Tối cao về “Tăng cường trách nhiệm công tố

trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm”.

7

CHƯƠNG 1

YÊU CẦU ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT

KHI PHÊ CHUẨN QUYẾT ĐỊNH KHỞI TỐ BỊ CAN

1.1. Quy định của pháp luật về yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát khi

phê chuẩn quyết định khởi tố bị can

Theo ngôn ngữ Tiếng Việt, “yêu cầu” là việc nêu ra điều gì với người nào

đó, tỏ ý muốn người đó làm, vì đó là việc thuộc nhiệm vụ, trách nhiệm hoặc quyền

hạn, khả năng của người ấy5

. Như vậy, trong lĩnh vực Tố tụng hình sự, yêu cầu điều

tra là hoạt động của Viện kiểm sát nêu ra vấn đề trong phạm vi tiến hành các hoạt

động tố tụng để Cơ quan điều tra thực hiện. Yêu cầu điều tra có thể được thực hiện

bằng lời nói, hoặc bằng văn bản6

, trong trường hợp cần làm rõ về chứng cứ, hoặc bổ

sung, khắc phục vi phạm thủ tục tố tụng.

Yêu cầu điều tra là quyền năng pháp lý đặc biệt của VKS, xuất hiện cùng thời

điểm phát sinh trách nhiệm thực hành quyền công tố và xuyên suốt quá trình điều

tra vụ án hình sự. Hoạt động này xuất hiện khi thông qua chức năng thực hành

quyền công tố và kiểm sát điều tra, VKS thấy việc tiến hành tố tụng của CQĐT còn

thiếu sót, cần phải đề ra yêu cầu điều tra để CQĐT bổ sung hoặc khắc phục. Do đặc

thù của mỗi giai đoạn tố tụng có mục đích, nhiệm vụ khác nhau nên yêu cầu điều tra

của VKS cũng được ghi nhận dưới tên gọi khác nhau, như: Yêu cầu kiểm tra, xác

minh (trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố)7

;

Yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu (khi xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can)8

;

Yêu cầu điều tra9

(trong toàn bộ quá trình từ khởi tố vụ án đến khi kết thúc điều tra)

và Trả hồ sơ vụ án để yêu cầu điều tra bổ sung10 (sau khi CQĐT đã kết luận điều

tra, đề nghị truy tố nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản

1 Điều 245 BL.TTHS năm 2015).

Như vậy, “yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu” khi xét phê chuẩn quyết định

khởi tố bị can như tại khoản 3 Điều 179 BL.TTHS năm 2015 chính là một hình thức

thực hiện quyền năng yêu cầu điều tra của VKS. Ý nghĩa của quy định này là nhằm

mục đích đảm bảo cho hoạt động phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của VKS là

5 http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Y%C3%AAu_c%E1%BA%A7u.

6 VKSTC (2018) Quy chế 111, Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố

Điều 47: Đề ra yêu cầu điều tra.

7 BL.TTHS (2015), khoản 2 Điều 159.

8 BL.TTHS (2015), khoản 3 Điều 179.

9 BL.TTHS (2015), khoản 6 Điều 165.

10 BL.TTHS (2015), điểm b, khoản 1 Điều 240; Điều 245.

8

có căn cứ và đúng pháp luật; không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng không làm oan

người vô tội11. Xét về nguyên lý, hoạt động yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu khi

phê chuẩn quyết định khởi tố bị can cũng khá tương đồng với hoạt động “trả hồ sơ

vụ án để yêu cầu điều tra bổ sung” như quy định tại khoản 1 Điều 245 BL.TTHS.

Bởi lẽ cả hai đều nhằm hướng đến mục tiêu không làm oan người vô tội, không bỏ

lọt tội phạm và không vi phạm thủ tục tố tụng. Tuy nhiên, hoạt động trả hồ sơ vụ án

để yêu cầu điều tra bổ sung có phạm vi gồm những vấn đề mang tính bao quát để

đảm bảo cho quá trình truy tố, xét xử vụ án được toàn diện về cả nội dung lẫn hình

thức. Còn yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu khi phê chuẩn QĐ.KTBC chỉ xuất hiện

ở một thời điểm ngắn trong quá trình điều tra và giới hạn cho một mục đích cụ thể

là hoạt động phê chuẩn của VKS có căn cứ và đúng pháp luật.

Xuất phát từ đặc thù như trên, Yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu của VKS

chỉ xuất hiện khi CQĐT đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, nhưng các

chứng cứ, tài liệu thu thập chưa đầy đủ, cần thiết phải bổ sung; và nó tự chấm dứt

khi VKS đã có quyết định phê chuẩn (hoặc hủy bỏ). Hiện nay, BL.TTHS năm 2015,

Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP, ngày 19 tháng 10 năm

2018 của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về phối hợp

giữa CQĐT, VKS trong việc thực hiện một số quy định của BL.TTHS và Quy chế

nghiệp vụ số 111QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của VKSND Tối cao là những căn cứ

pháp lý quy định về vấn đề quyền yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu của VKS khi

phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; và vấn đề chủ thể thực hiện quyền năng này.

Thứ nhất, tại chế định “Khởi tố bị can”, khoản 3 Điều 179 BL.TTHS năm

2015 quy định:

“3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan

điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can

cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày

nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn

hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng

cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan

điều tra”.

11 Luật Trách nhiệm bồi thường của của Nhà nước (2017), khoản 2 Điều 3 quy định: khi đã có hoạt động phê

chuẩn khởi tố bị can của VKS, nhưng “sau đó có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền xác định

không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà

không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm… thì xem là làm oan và trường hợp này VKS là cơ

quan có trách nhiệm bồi thường.

9

Với quy định về hoạt động yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu khi phê chuẩn

quyết định khởi tố bị can, BL.TTHS năm 2015 đã giải quyết được một cách cơ bản

hạn chế của BL.TTHS năm 2003 là: VKS chỉ được phép phê chuẩn hoặc hủy bỏ

QĐ.KTBC, chứ không có lựa chọn khác trong trường hợp chứng cứ, tài liệu làm

căn cứu khởi tố mà CQĐT thu thập còn hạn chế. Như vậy, quy định vừa trích dẫn

trên cho phép VKS lựa chọn phương án thận trọng hơn. Đó là thực hiện quyền yêu

cầu CQĐT phải bổ sung chứng cứ, tài liệu trước khi quyết định việc phê chuẩn. Tuy

nhiên với nội dung được thể hiện tại BL.TTHS năm 2015, không có quy định nào

đề cập đến giới hạn về số lần VKS được quyền yêu cầu CQĐT bổ sung chứng cứ,

tài liệu trước khi buộc phải đưa ra quyết định cuối cùng. Các văn bản hướng dẫn

như Thông tư liên tịch, Quy chế nghiệp vụ cũng tương tự. Điều này có nghĩa là

những quy định của pháp luật đã mở rộng cánh cửa quyền năng cho VKS, nhưng lại

không có cơ chế giới hạn để đảm bảo quyền năng này phải được sử dụng một cách

hợp lý và không làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giải quyết vụ án.

Thứ hai, Để cụ thể hơn hoạt động yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu của

VKS khi phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, tại khoản 2 Điều 10 Thông tư liên

tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP, ngày 19 tháng 10 năm 2018 của

Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã hướng dẫn như

sau: “Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can,...

Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc hủy bỏ... Trường hợp xét thấy

chưa đủ căn cứ để phê chuẩn, Kiểm sát viên kịp thời trao đổi với Điều tra viên

những nội dung cần bổ sung chứng cứ, tài liệu và báo cáo lãnh đạo mỗi ngành để

xin ý kiến, thống nhất các nội dung cần bổ sung...”.

Quy định này được hiểu rằng: khi cần phải yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu

thì mặc dù là người trực tiếp tiến hành tố tụng nhưng Kiểm sát viên không được

phép tự thoát ly khỏi vai trò chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Viện. Nghĩa là để xác

định có cần thiết phải đề ra yêu cầu điều tra để buộc CQĐT bổ sung chứng cứ, tài

liệu hay không; yêu cầu vấn đề gì... thì KSV phải báo cáo và tiếp thu sự chỉ đạo của

Viện trưởng (hoặc Phó viện trưởng được phân công) trước khi đưa ra nội dung yêu

cầu bằng văn bản. Nhận thức này hàn toàn phù hợp với quy định của BL.TTHS về

nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS là

“trực tiếp tổ chức và chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc

tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự”12. Tuy nhiên hướng dẫn tại Thông tư

12 BL.TTHS (2015), điểm a khoản 1 Điều 41.

10

04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP chỉ dừng lại ở góc độ đề cập đến việc KSV

có hoạt động “báo cáo lãnh đạo để xin ý kiến, thống nhất các nội dung cần bổ

sung’’. Chứ không đề cập cụ thể sau khi thực hiện báo cáo thì KSV, hay Viện

trưởng (hoặc Phó viện trưởng) là chủ thể có thẩm quyền ban hành yêu cầu. Chính vì

có quy định, nhưng không rõ ràng nên Thông tư liên tịch hiện nay chưa đảm bảo

tính thống nhất về nhận thức và vận dụng. Tạo nguy cơ KSV vượt quá phạm vi đã

được chỉ đạo yêu cầu CQĐT bổ sung. Đến nay đã có nhiều ý kiến của VKS và

CQĐT hai cấp đề nghị liên ngành tố tụng Trung ương cần bổ sung quy định một

cách rõ ràng về thẩm quyền này, nhưng chưa được đáp ứng.

Cũng liên quan đến vấn đề chủ thể thực hiện quyền yêu cầu bổ sung chứng

cứ, tài liệu khi phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, Quy chế số 111/QĐ-VKSTC

ngày 17/4/2020 của VKSND Tối cao về Công tác thực hành quyền công tố, kiểm

sát việc khởi tố, điều tra và truy tố quy định:

“Điều 46. Xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và quyết định thay đổi

hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can.

1.

b) Nếu thấy chưa rõ căn cứ xác định bị can phạm tội thì Kiểm sát viên yêu

cầu cơ quan đã ra quyết định khởi tố bổ sung tài liệu, chứng cứ để làm rõ căn cứ

khởi tố...

Trong tố tụng hình sự, mọi hành vi hoặc quyết định đều phải đảm bảo yếu

tố thẩm quyền về mặt chủ thể thì mới có giá trị pháp lý. Theo quy định của

BL.TTHS hiện hành, Kiểm sát viên là người trực tiếp tiến hành các hoạt động tố

tụng, kiểm sát các vấn đề về thủ tục, trình tự… nên việc xác định KSV là chủ thể

có quyền đề ra yêu cầu điều tra13 là không trái với quy định của Bộ luật. Hướng

dẫn tại Quy chế 111/QĐ-VKSTC như vừa trích dẫn đã đề cao được tính chủ động

của KSV trong quá trình xử lý vụ án, đúng như tinh thần của BL.TTHS hiện hành.

Tuy nhiên, hoạt động yêu cầu điều tra bổ sung chứng cứ, tài liệu khi phê chuẩn

QĐ.KTBC không nhằm mục đích làm sáng tỏ toàn diện vụ án (như mục đích của

một bản yêu cầu điều tra thông thường), mà chỉ có ý nghĩa duy nhất là đảm bảo

cho hoạt động phê chuẩn là có căn cứ. Yêu cầu này sẽ có tác động một cách trực

tiếp đến việc phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can của CQĐT. Do đó

việc giao cho KSV toàn quyền trong toàn bộ quy trình xem xét đề nghị phê chuẩn

13 BL.TTHS (2015), điểm e, khoản 1 Điều 42: Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!