Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết xuân từ chiều của y ban.
MIỄN PHÍ
Số trang
78
Kích thước
665.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1823

Ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết xuân từ chiều của y ban.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đề tài:

Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG TIỂU THUYẾT

XUÂN TỪ CHIỀU CỦA Y BAN

Người hướng dẫn:

Th.S Phạm Thị Thu Hương

Người thực hiện:

Hồ Thị Kiều Trang

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi Hồ Thị Kiều Trang xin cam đoan:

1. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của

Th.S Phạm Thị Thu Hương.

2. Mọi tham khảo dùng trong luận văn này đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả,

tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.

3. Nếu có bất kỳ sự sao chép nào không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tôi xin

chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2013

Người thực hiện

Hồ Thị Kiều Trang

3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Thu Hương đã tận tình

hướng dẫn và giúp đỡ em về kiến thức và phương pháp nghiên cứu để em có thể

hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này.

Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy các cô trong Khoa Ngữ văn trường

ĐHSP Đà Nẵng đã cung cấp một khối lượng kiến thức phong phú và hướng dẫn

phương pháp nghiên cứu hiệu quả trong thời gian suốt 4 năm học để bản thân em có

thể tự tin với nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn: một cô giáo dạy Ngữ văn.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện trường ĐHSP Đà Nẵng, Thư viện

Thành phố Đà Nẵng, Trung tâm học liệu Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận

lợi cho em được tìm kiếm và mượn tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu và

thực hiện đề tài này.

Được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè cùng với những nỗ lực của bản thân,

em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết

Xuân Từ Chiều của Y Ban”. Tuy đã rất cố gắng song do khả năng nghiên cứu có

hạn nên chắc chắn khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất

mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để khóa luận có thể hoàn thiện hơn. Em

xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên

Hồ Thị Kiều Trang

4

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Từ sau thời kì đổi mới, văn học Việt Nam đã có nhiều biến chuyển sâu sắc từ

nội dung đến hình thức. Những năm gần đây, giới phê bình đề cập nhiều đến một lối

viết mang đậm tính nữ đang dần được hình thành và khẳng định mình hết sức mạnh

mẽ. Nhiều gương mặt nhà văn, nhà thơ nữ đã và đang mang đến cho văn học nước

nhà những luồng sinh khí mới với âm hưởng lạ và hiện đại. Đặc biệt, văn học nữ đã

thực sự có chỗ đứng trong lòng bạn đọc với nhiều tác phẩm thành công của các tác

giả như Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh… và gần đây nhất

là Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư.

Trong dòng chảy đó, Y Ban là một trong những cây bút có nhiều đóng góp

tạo nên dấu ấn riêng cho dòng văn xuôi nữ Việt Nam đương đại. Với tài năng văn

chương và tấm lòng yêu thương con người tha thiết, nhà văn Y Ban đã tạo nên

những tác phẩm chạm đến trái tim bạn đọc.

Tiểu thuyết Xuân Từ Chiều là cuốn tiểu thuyết không xuống dòng rất đặc sắc

của Y Ban. Nó bộc lộ khá rõ âm hưởng nữ quyền trên nhiều phương diện như đề tài,

chủ đề và phong cách trần thuật. Đến với tác phẩm này, chúng ta sẽ có một cách

nhìn khác, một suy nghĩ khác về những vấn đề rất đỗi bình dị trong cuộc sống hàng

ngày qua lăng kính và trái tim đầy xúc cảm của những người phụ nữ.

Từ những ý nghĩa đó, thiết nghĩ, việc nghiên cứu đề tài “Ý thức nữ quyền

trong tiểu thuyết Xuân Từ Chiều của Y Ban” sẽ là một hướng tiếp cận mới và hiệu

quả trong quá trình khám phá giá trị tác phẩm. Từ đó, chúng ta sẽ có được một cái

nhìn rõ hơn về sự đóng góp cho một khuynh hướng sáng tác mới mang âm hưởng

nữ quyền đậm nét của một trong những nhà văn nữ hiện đại – nhà văn Y Ban.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

* Một số bài nghiên cứu về lý thuyết nữ quyền và phê bình nữ quyền

Trên thế giới, lý thuyết nữ quyền là một lý thuyết đang được ứng dụng phổ

biến trong mấy thập niên qua. Sự ra đời của nó đã làm thay đổi cách đọc văn bản,

việc bình giảng văn chương, sự định giá kinh điển trong nhà trường, ảnh hưởng đến

5

cảm thụ văn học của công chúng và chuyển đổi cả ngành xuất bản. Tuy nhiên, ở

Việt Nam, việc vận dụng lý thuyết nữ quyền vào việc nghiên cứu tác phẩm văn học

dường như còn khá xa lạ. Vì vậy, chúng tôi xin điểm qua một số bài viết về lý

thuyết này để tạo cơ sở lý luận cho việc thực hiện khóa luận.

Trước hết là Lý Lan với bài nghiên cứu Phê bình văn học nữ quyền đăng trên

tạp chí Tia sáng ngày 05 – 3 – 2009. Trong bài viết này, tác giả đã khẳng định học

thuyết nữ quyền ảnh hưởng đến nhiều bộ môn từ triết học, lịch sử đến ngôn ngữ

học, xã hội học, nhân chủng học… nhưng đặc biệt ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn

nhất đến phê bình văn học. Đồng thời, nhà văn nêu rõ phê bình văn học nữ quyền có

nhiều quan điểm, nhiều góc độ, nhiều phương pháp khác nhau. Bài viết đã trình bày

khá cụ thể về lịch sử phê bình văn học nữ quyền phương Tây, chủ yếu là phê bình

văn học Anh với một số tên tuổi nổi tiếng như Virginia Wooft, Simone de Beauvoir.

Họ đã góp phần xác lập sự tồn tại của một bộ môn học thuật gắn liền với phong trào

phụ nữ phương Tây. Bên cạnh đó, bài viết còn dành một phần dung lượng để đề cập

đến việc vận dụng phê bình văn học nữ quyền ở Việt Nam. Ở nước ta, hoạt động

phê bình nữ quyền đã chớm nở trong mười năm gần đây, cùng với đó, việc khảo sát

tác phẩm của các nhà văn nữ dựa trên lý thuyết phê bình nữ quyền đã và đang thu

hút sự quan tâm ngày càng lớn của giới nghiên cứu. Sự khởi sắc của diện mạo văn

chương nữ giới đương đại Việt Nam thật sự đã tạo động lực cho việc phân tích phê

bình và đánh giá tác phẩm từ góc độ phê bình nữ quyền có chiều sâu hơn.

Cũng nghiên cứu về lý thuyết nữ quyền, trên website www.tienve.org, tác giả

Nguyễn Hưng Quốc có bài viết với nhan đề Nữ quyền luận và đồng tính luận. Bài

viết đã khái quát sự phát triển, mục tiêu nghiên cứu, những nội dung chính, những

khái niệm nền tảng và các khuynh hướng tư tưởng khác nhau của lý thuyết nữ

quyền. Theo đó, sự hình thành, vận động và phát triển của nữ quyền luận đã trải qua

những bước thăng trầm, đã và đang thực hiện hoài bão xác lập và khẳng định một lý

thuyết và một phương pháp luận riêng biệt cho nữ giới.

Cùng tiếp cận với văn học nữ quyền, tác giả Lê Thiếu Nhơn cũng đã đóng góp

bài viết Nữ quyền trong văn học đăng trên website lethieunhon.com ngày 18 – 10 –

6

2011. Bài viết thể hiện suy nghĩ riêng của tác giả về giá trị đích thực của một tác

phẩm mang sắc thái nữ quyền trong văn chương đương đại hiện nay. Bởi vì thực tế

cho thấy, nhiều tác giả đã mượn vấn đề nữ quyền như một thứ trang sức để làm lấp

lánh tên tuổi của mình, để thu hút độc giả mà lãng quên đi giá trị của tác phẩm.

Đồng thời, bài viết cũng khẳng định xu hướng chung về sự ảnh hưởng của văn học

nữ quyền Trung Quốc, Nhật Bản đối với văn học nữ Việt Nam như một điều tất

yếu. Như vậy, thông qua bài viết này, tác giả mong muốn những nhà văn nữ phải ý

thức rất cao về giá trị nghệ thuật của tác phẩm để thực sự đem lại những tác phẩm

có sức lay động bạn đọc.

Còn Bùi Việt Thắng trong bài viết Nữ tính và nữ quyền đăng trên báo Văn

nghệ công an số ra ngày 17 – 10 – 2011 lại bộc lộ một cái nhìn khác. Tác giả đã có

những nhìn nhận khái quát và toàn diện hơn về vấn đề nữ quyền thể hiện trên nhiều

bình diện như lực lượng sáng tác, lịch sử hình thành nhằm khẳng định nó thực sự là

nguồn cảm hứng lớn trong dòng chảy của văn học dân tộc. Bài viết cũng thể hiện

quan điểm của tác giả về vấn đề nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại, đặc

biệt là giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Ý thức làm mới văn chương của các cây bút

nữ đã xuất hiện nhưng có lẽ cần phải ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình

trong việc xác lập một tiếng nói riêng của giới nữ trong văn chương bằng con

đường đề cao giá trị chân chính của tác phẩm.

PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, trong bài viết tham dự Hội thảo Quốc tế về văn

học tại Viện văn học có nhan đề Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn

học Việt Nam đương đại, đã giới thiệu khái quát về vấn đề ý thức phái tính trong

văn học ở từng giai đoạn và đưa ra những nhìn nhận ban đầu về vấn đề tính nữ

trong văn học Việt Nam. Tác giả khẳng định vấn đề phái tính và âm hưởng nữ

quyền đã có sự biến đổi mạnh mẽ qua từng giai đoạn văn học nhưng luôn là tiếng

nói khát vọng cháy bỏng và mãnh liệt của người phụ nữ. Bên cạnh đó, tác giả còn

có những lý giải về sự mở rộng âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương

đại và những dấu hiệu biểu biểu hiện cơ bản của nó về đề tài, ngôn ngữ, giọng

điệu… Khép lại bài viết, tác giả chỉ ra những khoảng trống của vấn đề nghiên cứu

7

phê bình nữ quyền ở nước ta hiện nay, mong muốn có cái nhìn sắc sảo và thấu đáo

hơn trong việc phân tích và đánh giá giá trị của tác phẩm nữ giới mang âm hưởng

nữ quyền, đặc biệt là đối với những cây bút trẻ.

Đề cập đến vấn đề phê bình nữ quyền, Th.S Hồ Khánh Vân cũng có một số

bài viết đáng chú ý, chẳng hạn như bài viết Từ quan niệm về lối viết nữ đến việc xác

lập một phương pháp nghiên cứu trong phê bình nữ quyền đăng trên tạp chí Đại học

Sài Gòn (3/12/2012) hay bài viết Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của

văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đầu thế kỉ XX

đăng trên khoavanhoc- ngonngu.edu.vn. Ở bài viết thứ nhất, tác giả đã trình bày một

cách khoa học và khá thuyết phục, dẫn dắt người đọc đi từ những quan niệm về lối

viết nữ đến việc xác lập một phương pháp nghiên cứu trong phê bình nữ quyền và

chỉ ra một số phương diện đặc thù của lối viết nữ. Trong đó, bài viết đã nêu ra và

phân tích về nhiều phương diện đặc thù của lối viết nữ như phương thức tự thuật,

yếu tố tính dục và lối viết thân thể, mối quan hệ giữa tính nữ và hoạt động sáng tác

văn học, hình tượng người mẹ và suy nghĩ lùi về người mẹ, bi kịch vỡ mộng và hình

tượng người đàn ông bất toàn. Như vậy, văn chương nữ giới từ nội dung đến hình

thức nghệ thuật đều thể hiện đặc trưng tư duy nghệ thuật của lối viết nữ, tạo nên

điểm nhìn sáng tác riêng biệt của người phụ nữ so với nam giới trong văn học. Ở bài

viết thứ hai, tác giả chủ yếu đề cập đến diện mạo văn học nữ Nam Bộ giai đoạn đầu

thế kỉ XX và những giá trị của nó về các bình diện: giá trị nội dung, tư tưởng; giá trị

phong trào và giá trị mô phỏng. Từ đó, sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu văn học nữ

của Việt Nam dưới ánh sáng của phê bình nữ quyền.

Như vậy, một số bài nghiên cứu trên tuy chưa nhiều, nhưng đã cung cấp cho

chúng tôi những hiểu biết chung xung quanh vấn đề về lý thuyết nữ quyền trên thế

giới và ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, các bài viết sẽ trở thành tiền đề lý luận cho việc

nghiên cứu đề tài. Và trong những năm gần đây, một số đề tài luận văn, luận án ở

Việt Nam cũng đang bắt đầu mạnh dạn vận dụng lý thuyết nữ quyền để nghiên cứu

sáng tác của các nhà văn nữ. Chẳng hạn như luận văn thạc sĩ của Cao Hạnh Thủy

(ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM) với đề tài Hồ Xuân Hương – tiếp cận

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!