Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ý niệm hư vô trong văn học việt nam trung đại từ nửa cuối thế kỉ xviii đến nửa đầu thế kỉ xix
PREMIUM
Số trang
122
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1414

Ý niệm hư vô trong văn học việt nam trung đại từ nửa cuối thế kỉ xviii đến nửa đầu thế kỉ xix

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN KIM NGUYÊN

Ý NIỆM HƯ VÔ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

TRUNG ĐẠI TỪ NỬA CUỐI THẾ KỈ XVIII

ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

Ý NIỆM HƯ VÔ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

TRUNG ĐẠI TỪ NỬA CUỐI THẾ KỈ XVIII

ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:

Th.S NGUYỄN QUANG HUY

Người thực hiện:

NGUYỄN KIM NGUYÊN

(Khóa 2013-2017)

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2

3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................3

5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................7

6. Cấu trúc đề tài .......................................................................................................8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH Ý NIỆM HƯ VÔ TRONG VĂN HỌC

VIỆT NAM TRUNG ĐẠI TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẾN NỬA ĐẦU

THẾ KỶ XIX.............................................................................................................9

1.1. Những vấn đề lý luận về ý niệm hư vô .............................................................9

1.1.1. Hư vô là gì? ...........................................................................................9

1.1.2. Ý niệm hư vô từ quan điểm triết học hiện sinh .................................12

1.2. Bối cảnh xã hội, tư tưởng văn hóa trong văn học Việt Nam trung đại từ nửa

cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX ............................................................16

1.2.1. Bối cảnh xã hội ...................................................................................16

1.2.2. Bối cảnh tư tưởng, văn hóa ................................................................19

Tiểu kết chương 1.........................................................................................22

CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA Ý NIỆM HƯ VÔ TRONG VĂN HỌC

VIỆT NAM TRUNG ĐẠI TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẾN NỬA ĐẦU

THẾ KỶ XIX QUA NỘI DUNG TƯ TƯỞNG....................................................23

2.1. Ý niệm về sự hư vô của thân phận.................................................................23

2.1.1. Hư vô trong hành trình “truy cầu tự do” của phận người...............23

2.1.2. Hư vô trong hành trình tìm kiếm lý tưởng ở thực tại vô định ..........28

2.2. Ý niệm hư vô như là sự phản tư về các giá trị nhân sinh xã hội .................33

2.2.1. Tâm thức day dứt nỗi niềm công danh, phú quý...............................33

2.2.2. Tâm thức tiếc nuối về giấc mộng hành lạc........................................38

2.2.3. Tâm thức đổ vỡ trong chữ “tình” đa đoan ........................................42

2.2.4. Tâm thức hoài nghi về lý tưởng sống ................................................49

2.2.5. Tâm thức nổi loạn trong kiếp sống phi lý ..........................................54

2.2.6. Tâm thức phản tỉnh về giá trị nhân sinh ...........................................61

2.2.7. Tâm thức hủy thể của thân phận .......................................................67

2.3. Ý niệm hư vô tìm về giá trị cứu cánh tâm hồn con người............................73

2.3.1. Hướng đến sự giải thoát thân phận con người .................................73

2.3.2. Trở về giá trị nhân bản đích thực của phận người ...........................78

Tiểu kết chương 2....................................................................................................83

CHƯƠNG 3: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA Ý NIỆM HƯ VÔ TRONG VĂN HỌC

VIỆT NAM TRUNG ĐẠI TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẾN NỬA ĐẦU

THẾ KỶ XIX QUA HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT ............................................85

3.1. Không - thời gian nghệ thuật ..........................................................................85

3.1.1. Không - thời gian tha hương, lưu lạc ................................................85

3.1.2. Không - thời gian giam hãm, khép kín ..............................................89

3.1.3. Không - thời gian tâm tưởng .............................................................92

3.3. Cách xử lý Motif hình tượng nhân vật...........................................................97

3.3.1. Motif người tài sắc bạc mệnh.............................................................97

3.3.2. Motif người quân tử thất thời...........................................................102

3.3.3. Motif tài tử giai nhân........................................................................105

Tiểu kết chương 3..................................................................................................108

KẾT LUẬN............................................................................................................110

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................113

LỜI CAM ĐOAN

Tôi, Nguyễn Kim Nguyên, sinh viên lớp 13SNV - Khoa Ngữ Văn, trường Đại

học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng xin cam đoan rằng:

Khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài: Ý niệm hư vô trong văn học Việt

Nam trung đại từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX là công trình do

tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Quang Huy.

Mọi hình thức tham khảo từ các nguồn tài liệu đều được trích dẫn một cách cụ

thể, chi tiết và đảm bảo độ tin cậy.

Tôi xin chiu trách nhiệm về tính trung thực của nội dung khoa học trong công

trình này.

Đà Nẵng, ngày … tháng … năm …

Người thực hiện

Nguyễn Kim Nguyên

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài khóa luận, tôi đã nhận được rất nhiều sự

quan tâm, giúp đỡ chu đáo của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư

phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và

thực hiện đề tài khóa luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy Nguyễn

Quang Huy. Cảm ơn thầy đã vô cùng tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên

cứu, từ khâu tìm tài liệu đến việc chỉnh sửa từng con chữ, từng nét nghĩa, từ khâu bố

cục đến từng chi tiết nội dụng cụ thể. Xin cảm ơn thời giờ, công sức và những vất vả

nhọc tâm của thầy. Nhờ đó mà tôi mới có thể hoàn thành khóa luận này.

Vì trình độ có hạn và thời gian không cho phép nên mặc dù có nhiều cố gắng

trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót.

Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để khóa luận được hoàn

thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Người thực hiện

Nguyễn Kim Nguyên

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giai đoạn từ nửa sau thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX thể hiện một bối cảnh

xã hội loạn lạc, hỗn tạp và rối ren trước tình hình phân tranh của cơ chế “lưỡng đầu”.

Lần đầu tiên giới nho sĩ Việt Nam dường như bị ngợp trước sự đi xuống nhanh chóng

của một niềm tin mà họ cho là từ trước đến nay và cho về sau không thể sụp đổ - Nho

giáo. Chính điều này tạo nên sự thất vọng và bất lực cho các nhà Nho, họ tìm đến với

các hệ hình tư tưởng khác nhằm cứu cánh tinh thần và nhân cách. Do vậy Phật giáo

và Lão - Trang lúc này dần lấy lại chỗ đứng của mình. Sự phục hưng trở lại của hai

đạo này đã làm nhạt dần chữ chính thống trong quan niệm nhà Nho quân tử, thay vào

đó tư tưởng phi chính thống hình thành, nhà Nho phi chính thống ra đời.

Quan niệm sáng tác văn chương nghệ thuật từ đó cũng có nhiều chuyển biến khi

tư duy nghệ thuật thay đổi cùng với đó là sự tác động của hoàn cảnh xã hội, các tác giả

bắt đầu hình thành trong mình một tư tưởng khác về cách nhìn đời và nhìn người. Xã

hội loạn, niềm tin tôn giáo chính thống mất đi, họ suy sụp, hụt hẫng và cố gắng bấu víu

vào một thứ tư tưởng khác; họ chiêm nghiệm lại lẽ đời và bản thân mình: mọi thứ trên

đời này đều là phù phiếm, ảo ảnh, thật thật, giả giả, sắc sắc, không không. Điều này,

lại thể hiện rất rõ trong hệ hình tư tưởng của Lão và Phật. Do vậy các tài năng xuất

chúng như Phan Huy Ích, Nguyễn Gia Thiều, Phạm Thái, Nguyễn Du, Nguyễn Công

Trứ hay Cao Bá Quát đều muốn hướng đến một thế giới khác ngoài hiện thực khắc

nghiệt của xã hội. Họ tìm đến hư vô như một cách để lánh đời, trở về đạo và định tâm

trước sự đổi thay biến hóa khôn lường của cuộc sống, thoát khỏi thế giới đầy cạm bẫy

và đau đớn trước tình hình dầu sôi lửa bỏng của xã hội.

Mặc dù đã được nhắc đến nhưng hư vô chỉ là một quan niệm nhỏ bé thoáng qua

khi các nhà nghiên cứu khái quát nên hệ hình tư tưởng của thời đại, mà chưa đi sâu

vào từng ngóc ngách thể hiện dưới góc nhìn triết học. Trong khóa luận này, hư vô

được trình bày dưới dạng là tìm hiểu và phân tích một ý niệm chứ chưa nâng lên

thành chủ nghĩa hay là một tư tưởng chủ đạo. Đây cũng chính là quan điểm có thể

2

giúp làm sáng tỏ vấn đề mà bài viết đề cập đến. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Ý

niệm hư vô trong văn học Việt Nam trung đại từ nửa cuối thể kỉ XVIII đến nửa đầu

thế kỉ XIX” với hi vọng có thể đi sâu vào tìm hiểu, phân tích và khái quát nên tư

tưởng cốt yếu của một ý niệm được nhen nhóm trong giai đoạn văn học rực rỡ này.

2. Mục đích nghiên cứu

Hệ hình tư tưởng của các nhà văn trung đại Việt Nam truyền thống chủ yếu bị

chi phối bởi ba dòng tư tưởng triết học điển hình của Nho giáo, Phật giáo, và tư tưởng

Lão - Trang. Nhưng tùy thuộc vào bối cảnh xã hội mà nó quyết định sự hưng thịnh

của tư tưởng có còn chỗ đứng trong lòng của các nhà Nho hay không? Đối với giai

đoạn này, khi các trí thức Nho gia bắt đầu cảm thấy hụt hẫng và lạc lõng trước chế

độ quân chủ chuyên chế sắp sụp đổ của mình, họ đã tìm đến tư tưởng Lão – Trang và

Phật giáo như là cách để cấp cho bản thân một chỗ dựa tinh thần. Do vậy, xuất phát

từ vai trò của hai hệ hình tư tưởng này đối với việc hình thành thế giới quan, nhân

sinh của các tác giả, tôi đã áp dụng để lí giải, phân tích và chỉ ra biểu hiện cụ thể hơn

- ý niệm hư vô được hình thành trong triết lí sống của con người tri thức thuộc văn

học thời đại này. Thêm vào đó, tôi còn phân tích, chứng minh các phương thức nghệ

thuật được sử dụng để biểu lộ ý niệm hư vô xuyên suốt toàn bộ giai đoạn văn học.

Qua đó, giúp hình thành sự tiếp nhận mới, sâu sắc và độc đáo cho người đọc khi đi

vào giải quyết các kí mã liên quan đến đề tài từ chiều kích bối cảnh xã hội – văn hóa

– con người – tư tưởng thời đại.

3. Đối tượng nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn học Việt Nam trung đại giai đoạn từ nửa

cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX qua thơ văn của một số tác giả tiêu biểu

như Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Du, Hồ Xuân

Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,…

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài này, tôi chủ yếu tìm hiểu về ý niệm hư vô dựa trên quan điểm của

triết học hiện sinh thể hiện qua các vấn đề: con người hư vô, hành trình hư vô, thân

phận hư vô, và hư vô chính là hướng đến sự cứu cánh tâm hồn con người. Tất cả là

3

cơ sở để tôi lấy đó phân tích và tìm hiểu về tư tưởng, tư duy nghệ thuật và giá trị hiện

hữu của con người trong một số tác phẩm văn học cụ thể ở các tác giả như Đặng Trần

Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái,

Ninh Tốn, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát. Tham chiếu các quan điểm về hư vô và

phân tích một số tác phẩm có thể mở ra thêm cho người nghiên cứu nhiều vấn đề về

hiện sinh của con người.

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Giai đoạn văn học Việt Nam trung đại từ nửa cuối thể kỷ XVIII đến nửa đầu

thế kỷ XIX nổi lên nhiều hệ hình tư tưởng khác nhau và những hệ hình tư tưởng này

sẽ chi phối đến ý đồ nghệ thuật và nguyên tắc sáng tác của các nhà văn, nhà thơ.

Mặc dù, chưa nâng lên thành một hệ hình tư tưởng rõ nét bên cạnh các tư tưởng triết

học lớn như Đạo giáo, Phật giáo hay đặc biệt nhất là tư tưởng Nho giáo, nhưng hư

vô phần nào đã trở thành một ý niệm tinh tế và xuất hiện như một sự trấn an tinh

thần cho các nhà Nho lạc thời giữa cơn đổ vỡ của niềm tin tư tưởng chính thống.

Hư vô là một sự tìm về chính mình của con người trong ý niệm về cuộc đời rộng

lớn và kiếp người ngắn ngủi của mỗi thân phận. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và đi

sâu vào cắt nghĩa ý niệm hư vô trong văn học trung đại chưa nhiều, dù các bài viết

có thể hiện nhưng cũng chỉ là một khía cạnh nhỏ khi nhìn về hư vô. Điều này, làm

cho vấn đề tìm biểu hiện của ý niệm hư vô trong văn học Việt Nam trung đại trở

thành một vùng thẩm mỹ đầy khao khát của người làm đề tài. Theo khảo sát, trong

cuốn Văn chương và kinh nghiệm hư vô của Huỳnh Phan Anh, tác giả đã dành ra

một phần để bộc lộ một số quan điểm cá nhân về “ý niệm hư vô”: “Tư tưởng hư vô

khởi hành từ một khoảng trống, khoảng trống của cái chết Thượng đế, khoảng trống

của những giá trị tiêu ma. Siêu nhân là mẫu người đã kinh nghiệm khoảng trống bi

đát đó và hơn thế nữa, đã vượt qua nó. Tư tưởng hư vô đưa về tư tưởng của những

khả hữu. Tư tưởng hư vô tức là tư tưởng vượt hư vô, bởi sau hư vô, hữu thể đợi chờ

bộc lộ” [1, tr.8]. Hư vô trong quan niệm của nhà văn như kiểu tâm thức lạc vào

khoảng không trống rỗng của hư vô. Ở không gian này hữu thể bị che khuất mất.

Con người lạc vào đó – lưng chừng và bắt đầu lí giải những khoảng trống. Những

4

điều mơ hồ bắt đầu từ khoảng trống và con người cố lí giải bản thân mình trong “cái

sau cùng” đó bằng những cảm nghiệm sau một quá trình hiện hữu.

Ngay từ khi tiếp xúc với tư tưởng Lão – Trang, kẻ sĩ đã hình thành nên cho

mình một hệ hình tư tưởng, đặc trưng của thuyết này là Đạo gia chủ trương một

xã hội thuần phác, ban sơ như thời thoạt kỳ thủy. Đạo gia hướng con người trở về

vô, trở về với cái đã sinh ra hữu. Đạo gia chủ yếu hướng đến không gian tồn tại

bên ngoài xã hội, có những thước đo khác với không - thời gian thông thường của

hiện thực, tạo thành một motif không tưởng trong hệ hình tư tưởng chung của thời

đại mà đặc biệt điều này ảnh hưởng rất rõ đến tư tưởng của các nhà Nho. Trong

cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX, những vấn đề lý luận và lịch sử, tác giả

Trần Nghĩa đã đề cập đến “thế giời hình, danh, sắc, tướng vốn là “không”, sự đối

lập giữa các hiện tượng chỉ là giả tạo” (Sự tiếp nhận các tư tưởng Nho, Phật, Lão

ở nước ta từ thế kỷ thứ đến cuối thế kỷ thứ XIX) [44, tr.189]. Điều này cho thấy

khi các nhà Nho lâm vào tình thế thất thời, sa cơ lỡ vận, lúc đó trong tư tưởng của

họ mới thấm nhuần cuộc đời như mộng ảo, phú quý tựa phù vân.

Cũng trong phần một số phương diện thẩm mỹ của thơ nho gia và thiền gia

“quan niệm về cái đẹp nhậm vận tùy duyên” Nguyễn Kim Sơn và Trần Thị Mỹ

Hòa đã lý giải quan niệm về cuộc đời, kiếp người thông qua bài thơ Thế Thái hư

huyễn, Tuệ Trung Thượng sĩ xem: “Cuộc đời con người, công danh trong đời chỉ

giống như một áng mây nổi, một giấc mộng đẹp mà ngắn ngủi. Diễn tả cái “hư ảo”

của thói đời, của thiên nhiên nhưng bài thơ không mang lại cho người đọc một

cảm giác bi quan hay một ham muốn níu giữ, ngược lại tiếp nhận cái hư huyễn đó

như một tất yếu”:

Y cẩu phù vân biến thái đa,

Du du đô phó mộng Nam Kha.

Sương dung tẩy hạ hà phương trạm,

Phong sắc lai xuân mai dĩ hoa.

(Thế thái hư huyễn, Tuệ Trung Thượng sĩ)

Nho giáo chủ trương nhập thế triệt để còn Phật giáo chủ trương xuất thế, vì chỉ

có xuất thế mới trở về với vô mới tâm tịnh, tâm hư, tâm không. Đỗ Lai Thúy với góc

5

nhìn mô hình lý thuyết trong “Loại hình các nhân vật trong lịch sử văn học Việt Nam

thế kỉ X-XIX” bàn về con người vô ngã theo tư tưởng Phật giáo mà cụ thể là Thiền

tông: “Con người vô ngã luôn quên mình, có sự phân biệt giữa ta và vật, giữa chủ thể

và khách thể (vật ngã câu vong)”. Vì như thế mới có thể hưởng trọn cuộc sống hòa

quyện cùng với vũ trụ vô biên, vượt khỏi sự giả tạm của miền trần tục mà đạt đến

cảnh giới cao nhất là trở về vô, đến với niết bàn. Cùng trong bài viết này, ở phần

“Nguyễn Gia Thiều- người đối thoại với bóng” có nhắc đến quan niệm hư vô về cuộc

đời con người khi phản ánh thế giới hư ảo trong Cung oán ngâm khúc. Vì đây là thời

kì phân tranh khủng hoảng của hai chế độ nên sự hoang mang thời cuộc đẩy lên cao

độ đối với các nhà Nho, họ tìm đến Phật giáo như “một triết lí để sống, để tồn tại

trước và trên hết cho chính bản thân mình. Chỉ có coi cuộc đời là hư ảo, người tri

thức mới đủ sức vượt qua những bi kịch mà thời đại đã soạn sẵn ra cho họ. Nguyễn

Gia Thiều, hơn ai hết, bằng thiên tính, tri thức và trải nghiệm đã sớm giác ngộ điều

đó” [44, tr.497].

Phan Ngọc khi Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều cho rằng

Nguyễn Du đã chọn hệ suy luận của Phật giáo chứ không phải là Lão - Trang vì tư

tưởng của thuyết này chỉ phù hợp với tầng lớp trí thức cao, không phù hợp với nhân

dân nên tính khái quát của nó rất yếu [25]. Do vậy, tác giả chọn hệ suy luận của đạo

Phật để nói lên sự “loại trừ được tôn ty, đẳng cấp, nghi lễ, nói được cái mơ ước được

giải thoát” [27, tr.59], qua đó cho thấy được thế giới tâm trạng đầy oái oăm, buồn khổ

căng tràn nhất được Nguyễn Du thể hiện thông qua những câu thơ mang đầy tính suy

nghiệm về cuộc đời, về kiếp người.

Tác giả Trần Nho Thìn trong bài “Mô hình hai thế giới và vấn đề phương pháp

nghiên cứu văn học Việt Nam thời trung đại” (Khảo sát qua Truyện Kiều) [34] đã đưa

ra mô hình hai thế giới, theo đó “người xưa không chỉ tồn tại, tức là sống, hoạt động tư

duy trong một thế giới hiện thực mà còn sống trong một thế giới tâm linh, tức là thế

giới do con người tưởng tượng ra theo một nguyên lí nào đó” [34, tr.31]. Tác giả cho

rằng, mọi sự tưởng tượng kể cả gán cho nó một cái tên như số mệnh, kiếp, thân phận...

6

thì đều gắn liền với thế giới tâm thức của chúng ta và cái thế giới đó nó xuất phát từ

hiện thực nhưng không phải là hiện thực.

Có nhiều cách để chúng ta tiếp cận một vấn đề trong sáng tác của các tác gia

trung đại. Và đây cũng được xem là một trong những cách tiếp cận gần nhất khi chúng

ta muốn lí giải hư vô trong cả giai đoạn này ở nhiều tác giả khác nhau. Cho dù đối

với tác giả này, khía cạnh hư vô chỉ là một phần không đáng kể khi được nhắc đến.

Một công trình nghiên cứu được giới thiệu ở hải ngoại là cuốn Triết lí chấp sinh

Nguyễn Công Trứ của Hán Chương Vũ Đình Trác [33]. Công trình này nhìn nhận các

tác phẩm của nhà thơ từ góc độ triết học. “Chấp sinh” là khái niệm triết học được tác

giả xây dựng theo tinh thần “chấp lượng dụng trung”, chọn cái ở giữa, không thiên

lệch về phía nào – cũng tức là tinh thần trung hòa của Nho gia được đề cập trong

Kinh Thư (Đại Vũ mô) “doãn chấp quyết trung” và sách Trung dung “chấp kỳ lưỡng

đoan”. Triết lí này vừa thể hiện mục đích sống của Nguyễn Công Trứ là trả cho xong

nợ tang bồng, thực hiện lí tưởng chí nam nhi cao cả và sau những bầm dập mà xã hội

tàn nhẫn mang lại, tác giả đã nhận ra bản chất cuối cùng của cuộc đời chỉ là trò đùa

của đấng tạo hóa. Muốn đạt đến cảnh giới tuyệt đối cuối cùng là hư vô, thì đây là một

trong những thái độ sống chủ yếu để các nhà Nho xưa có thể toàn tâm toàn ý thực

hiện đạo sống của Nho gia xưa: “quân bình”.

Trần Nho Thìn đã đề cập đến vấn đề “truy cầu tự do” trong cuốn Văn học Việt

Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX [35]. Đây là một biểu hiện của ý niệm hư vô trong

hành trình tìm về thân phận. Một xã hội có quá nhiều cơ chế vận hành như trong giai

đoạn này không tránh khỏi việc xuất hiện nhiều quan niệm nghệ thuật về văn chương

khác nhau được hình thành. Sự vỡ mộng về vai trò của thuyết Nho gia khi họ luôn đặt

niềm tin tuyệt đối với đạo thánh hiền trong sự nghiệp xây dựng một xã hội lý tưởng.

Họ chán nản trước hiện thực xã hội nên luôn tìm cách lánh đời, tìm cơ hội được trấn

an mình nhờ vào việc neo đậu tinh thần ở các tư tưởng khác, và giải thoát cho mình

trước những bất công vô lý của xã hội. Không còn bị bó hẹp trong khuôn khổ “khắc kĩ

phục lễ”, trong “chí nam nhi”, vòng danh lợi; các kẻ sĩ bắt đầu dấng thân mình vào

những miền trú ẩn lạ lẫm, để thoát ra ngoài khỏi hiện thực tối tăm, họ hư vô hóa hiện

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!