Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xung quanh việc xử lý công ty vedan vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
XUNG QUANH VIỆC XỬ LÝ CÔNG TY VEDAN
VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG1
Trần Văn Hải
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
Dư luận rất bức xúc qua vụ Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam (Vedan) chỉ bị xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường mà không thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự. Có thể tóm tắt ba lý do dẫn đến việc không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
Vedan mà các nhà chuyên môn đã nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng2
:
- Điều 8.1. Bộ luật hình sự định nghĩa: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện…”. Như vậy,
chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, mà không thể truy cứu đối với tổ chức,
trong khi đó Vedan là một tổ chức.
- Điều 183.1. Bộ luật hình sự quy định: “Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất
độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn,
siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt
hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có
thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu
đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Qua đây cho
thấy điều kiện tiên quyết để truy cứu trách nhiệm hình sự là trước đó người phạm tội phải bị xử
phạt hành chính, nhưng việc xử phạt hành chính trước đây chỉ áp dụng đối với Vedan, mà chưa
được áp dụng đối với bất kỳ một cá nhân có trách nhiệm nào của Vedan.
- Điều 6 Nghị định 81/2006/NĐ-CP lại quy định: “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nếu quá một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết
định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được
coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”. Các quyết định
xử phạt vi phạm hành chính đối với Vedan (giả định rằng chúng được áp dụng đối với một cá
nhân cụ thể có trách nhiệm của Vedan) được ban hành vào năm 2005 và năm 2006 thì đến thời
điểm 2008 đã quá một năm, như vậy cũng rất khó truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một cá
nhân cụ thể có trách nhiệm của Vedan.
Trên đây là ba lý do dẫn đến không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Vedan mà các
nhà chuyên môn đã nêu. Tác giả của bài viết này không đồng ý với các lý do đã nêu bằng việc
viện dẫn chưa xử phạt hành chính đối với cá nhân có trách nhiệm của Vedan để không áp dụng
điều 183.1. Bộ luật hình sự, bởi vì nếu cơ quan điều tra xác định rằng hành vi của Vedan gây hậu
quả rất nghiêm trọng thì hoàn toàn có thể áp dụng điều 183.2. Bộ luật hình sự: “Phạm tội gây hậu
quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”, khi đó không cần thiết phải có một
quyết định xử phạt vi phạm hành chính trước đó, mà vẫn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với cá nhân cụ thể có trách nhiệm của Vedan (nếu xác định được trách nhiệm cá nhân). Hoặc áp
dụng điều 183.3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười
năm. Cần phải thấy rằng, tiêu chí “phải bị xử phạt vi phạm hành chính trước đó” chỉ áp dụng đối
với hành vi gây hậu quả nghiêm trọng, còn các hành vi gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng thì việc đòi hỏi tiêu chí trên là không cần thiết.
Bài viết này chỉ nêu các yếu tố cấu thành tội phạm về môi trường (TPMT), trong đó nhấn
mạnh phân tích mặt khách quan của TPMT – một yếu tố khó xác định mà các nhà chuyên môn cần
1
Bài đã đăng trên Tạp chí Công an nhân dân, số 07/2009
2 Xin tham khảo thêm: Lê Thanh, Pháp luật - nhìn từ vụ Vedan, http://www.nguoidaibieu.com.vn ngày 04.10.2008.
Thái Bình, Hoàng Vân: Xử lý Vedan, http://www.phapluattp.vn/news, ngày 08.10.2008