Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
83
Kích thước
534.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1595

XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n

Ph¹m hoµng cêng

xuÊt khÈu g¹o cña viÖt nam:

thùc tr¹ng vµ gi¶I ph¸p

Chuyªn ngµnh : kÕ ho¹ch vµ ph¸t triÓn

®Ò ¸n m«n häc

Ngêi híng dÉn khoa häc:

pGS.TS. ng« th¾ng lîi

Hµ Néi - 2009

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề

Với mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, nền kinh tế Việt

Nam đang có những bước chuyển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Trong quá trình

chuyển dịch cơ cấu, Việt Nam ngày càng phải tham gia sâu vào quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế.

Thương mại quốc tế có vị trí quan trong việc hỗ trợ thực hiện mục tiêu công

nghiệp hóa và các mục tiêu khác. Với vai trò là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ

lực, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như những

thách thức lớn từ quá trình hội nhập quốc tế.

Việc xem xét hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh

tế quốc tế vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn, góp phần đảm bảo các

cân đối vĩ mô, đưa Việt Nam hội nhập thành công và đạt được mục tiêu cơ bản trở

thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Xuất khẩu gạo không chỉ là lĩnh vực mũi nhọn trong ngành xuất khẩu nông sản nói

riêng mà còn có vai trò quan trọng cân đối cán cân thương mại của Việt Nam.

Cụm từ “xuất khẩu gạo” cũng quá quen thuộc ở Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu

có giá trị về các chính sách thương mại quốc tế, các chiến lược xuất khẩu nông sản

nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam nói chung, lúa

gạo nói riêng.

Nhóm nghiên cứu Đề án Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt

Nam cũng đã phân tích nhiều nội dung cụ thể về khả năng cạnh tranh của lúa gạo

Việt Nam. Chiến lược phát triển sản xuất lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc

gia đến 2020 do Viện chính sách và chiến lược phát triển NNNT chịu trách nhiệm

lập hiện vẫn đang được soạn thảo.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống phát

triển Hoạt dộng xuất khẩu gạo. Vì vậy, đề tài được chọn nghiên cứu là mới và cần

thiết, có thể đóng góp hoàn thiện cho Chiến lược Phát triển lúa gạo đến 2020, đồng

thời góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận nghiên cứu nói chung.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích của đề án là đánh giá một cách hệ thống Hoạt động xuất khẩu gạo của

Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đề xuất một số quan điểm và

giải pháp hoàn thiện hoạt động này ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi của đề tài

Đối tượng của đề tài là Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội

nhập kinh tế quốc tế.

Đề tài tập trung xem xét Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong khoảng thời

gian từ 1989 đến nay, ưu tiên xem xét giai đoạn từ 2001 đến nay. Đây là giai đoạn

Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói

chung, hội nhập thương mại nói riêng.

Đề án không nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu trong nhóm các mặt hàng xuất

khẩu nông sản cũng như trong nhóm các mặt hàng công nghiệp – nông nghiệp –

dịch vụ. Bên cạnh đó, đề án cũng không đi sâu nghiên cứu chiến lược sản xuất lúa

gạo trong nước, mà tùy vào mức độ có liên quan với đối tượng xem xét để đưa ra

những định hướng cơ bản nhất.

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

5. Kết cấu của đề tài

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất khẩu gạo trong điều kiện

hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương này sẽ làm rõ cơ sở lý luận và đề xuất khung phân tích cho toàn bộ đề tài.

Bên cạnh việc rà soát các khái niệm về thương mại quốc tế, bản chất hội nhập kinh

tế thương mại, thương mại xuất khẩu nông sản cụ thể là xuất khẩu gạo và đóng góp

cho nền kinh tế; nội dung của hoạt động xuất khẩu gạo bao gồm: (i) xác định quy

mô (sản lượng và doanh thu) xuất khẩu, (ii) chi phí sản xuất và giá gạo xuất khẩu,

(iii) cơ cấu và chất lượng gạo xuất khẩu, (iii) thị trường xuất khẩu và thương hiệu

gạo xuất khẩu.

Chương này cũng xem xét kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới nhằm tìm

ra những kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam về hoạt động xuất khẩu gạo trong

điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội

nhập kinh tế quốc tế

Sử dụng khung phân tích ở chương đầu, chương 2 xem xét thực trạng hoạt động

xuất khẩu gạo của Việt Nam theo 4 giai đoạn, đồng thời phân tích thực tiễn hoàn

thiện hoạt động xuất khẩu, thực tiễn phối hợp hoạt động xuất khẩu gạo trong chiến

lược phát triển thương mại và kế hoạt phát triển nói chung ở Việt Nam trong điều

kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 3. Quan điểm và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã xem xét, chương này nhận định bối cảnh hội

nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới, đề xuất một số quan điểm và

giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Các giải pháp được

luận giải về mặt nội dung, điều kiện áp dụng.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

USDA Bộ Nông nghiệp Mỹ (United States Department of Agriculture)

WTO Tổ chức thương mại Thế giới (World Trade Organization)

ASIAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of Southeast Asian

Nations)

AoA Hiệp định nông nghiệp (Agreement on Agriculture)

GATT

Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (General Agreement

on Tariffs and Trade)

NQ Nghị quyết

TƯ Trung ương

APEC

Tổ chức hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Asia￾Pacific Economic Cooperation)

AFTA Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (ASEAN Free Trade Area)

CEPT Hiệp định ưu đãi thuế quan (Common Effective Preferential Tariff)

UBND Ủy ban nhân dân

NN&PTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn

FAO Tổ chức nông lương Thế giới (Food and Agriculture Organization)

TCTK Tổng cục thống kê

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1 Những vấn đề chung về hoạt động xuất khẩu gạo

1.1.1 Khái lược về thương mại nông sản

a. Khái niệm và bản chất của thương mại nông sản quốc tế

Thương mại nông sản (agricultural products trade) hay thương mại các sản phẩm

nông nghiệp là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trong

thị trường nông nghiệp, bao gồm các hoạt động mua bán nông sản, cung ứng dịch

vụ trong hoạt động mua bán nông sản, đầu tư, xúc tiến thương mại nông sản và các

hoạt động liên quan nhằm mục đích sinh lợi khác.

Thương mại nông sản quốc tế (international agricultural product trade), thường

được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, là sự trao đổi nông sản (xuất – nhập khẩu nông sản)

và cung cấp dịch vụ trong hoạt động xuất nhập khẩu nông sản qua biên giới các

quốc gia.

Những nội dung ban đầu về thương mại nông sản quốc tế đã được đề cập trong

GATT 1947. Đến AoA 1995, hoạt động thương mại này lại một lần nữa được nhấn

mạnh về tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế thế giới. Thương

mại nông sản quốc tế là một bộ phận quan trọng trong thương mại quốc tế, đặc biệt

đối với các quốc gia đang phát triển.

b. Quá trình hội nhập quốc tế của thương mại nông sản

Trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là một phương thức chủ yếu

và là xu thế phát triển không thể đảo ngược của nền kinh tế thế giới hiện nay.

Trong xu thế này, sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế

giới nói chung và các thành phần trong nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng

đang ngày một gia tăng, được thể hiện ở xu hướng tăng cường các hoạt động hợp

tác song phương, đa phương và các cấp độ liên kết khu vực. Có thể khẳng định,

trong bối cảnh hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không

tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Quá trình hội nhập kinh tế thương mại nói chung, thương mại nông sản quốc tế nói

riêng có thể tạm chia: giai đoạn thăm dò hội nhập, giai đoạn khởi động hội nhập,

giai đoạn tăng cường hội nhập.

Trong giai đoạn thăm dò hội nhập, các quốc gia có xu hướng cởi bỏ dần các hạn

chế xuất khẩu, thực hiện hoàn thiện các chính sách tài chính, thuế, như mở cửa sàn

giao dịch quốc tế về tiền tệ, hàng hóa, ban hành thuế xuất nhập khẩu, thuế doanh

thu, thuế lợi nhuận… Chính sách xuất nhập khẩu và các quy định về thương mại

được thông thoáng hơn. Tuy nhiên, một số hàng hóa vẫn bị giới hạn xuất khẩu và

phải đăng ký nhóm hàng hóa xuất khẩu.

Đặc điểm của giai đoạn khởi động hội nhập là việc thông thoáng hơn thủ tục xuất

khẩu và nhập khẩu như bãi bỏ các giấy phép nhập khẩu, dỡ bỏ quyền kiểm soát,

khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, bước đầu ký kết và tham gia các Hiệp

định thương mại quốc tế. Một đặc điểm nữa trong giai đoạn này đó là các chủ thể

kinh tế sẽ gặp khó khăn khi đối mặt với các quy định chung (như các quy định về

chất lượng sản phẩm, số lượng và giá cả) cũng như áp lực cạnh tranh từ các quốc

gia khác.

Đối với giai đoạn tăng cường hội nhập, nhận thức về mối quan hệ giữa tự do hóa

và bảo hộ mậu dịch trong chính sách thương mại quốc tế có sự thay đổi rõ rệt. Xu

hướng tích cực chủ động tham gia các Hiệp định về tự do hóa thương mại, các Khu

vực mậu dịch tự do. Những lúng túng ban đầu với các quy định chung dần được

khắc phục, trao đổi thương mại quốc tế làm mờ đi ranh giới quốc gia.

c. Vai trò của thương mại nông sản quốc tế

Nếu như sản xuất nông nghiệp là gốc luôn tạo ra nguồn nông sản hàng hoá lớn và

ổn định với chất lượng ngày càng cao, để cung cấp cho khâu xuất khẩu, thì ngược

lại, hoạt động xuất khẩu phát triển lại tạo ra thế và lực mới cho sản xuất nông

nghiệp phát triển ở mức cao hơn, là cơ sở cho việc tăng nguồn đầu tư cho sản xuất,

tăng nguồn tích luỹ cho ngân sách Nhà nước và tăng trưởng kinh tế chung của cả

nước.

Đối với các nước đang phát triển, thương mại nông sản quốc tế là bộ phận cấu

thành không thể thiếu trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế. Không những

thế nó còn là hoạt động liên quan đến cân bằng xuất nhập khẩu quốc gia, đến cuộc

sống của nông dân và nông thôn, khả năng nâng cao đời sống dân cư nói chung.

Đối với toàn bộ nền kinh tế

Vai trò tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo

Thương mại xuất khẩu nói chung trực tiếp tiếp sức cho sản xuất trong nước tăng

trưởng, mở rộng quy mô thị trường và tạo thêm nhiều việc làm mới. Đóng góp của

thương mại nông sản còn thể hiện trong nền kinh tế thị trường ở chỗ, nó tạo tiền đề

cho sự chuyển dịch các nguồn lực (lao động, vốn…) từ nông nghiệp sang các khu

vực khác (công nghiệp chế biến và các dịch vụ liên quan)

Vai trò thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Xu hướng chung ở các nước trong quá trình công nghiệp hóa, ở giai đoạn đầu giá

trị xuất khẩu nông sản (cùng với lâm, thủy sản) chiếm tỷ trọng cao trong kim

ngạch xuất khẩu và tỷ trọng đó giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh

tế. Ở Thái Lan, năm 1970 tỷ trọng giá trị nông, lâm, thủy sản trong tổng kim ngạch

xuất khẩu chiếm 76,71% giảm xuống 59,36% năm 1980; 38,11% năm 1990;

35,40% năm 1991 đến năm 1994 chỉ còn 29,60%.

Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn trong sự phát triển bền vững của môi

trường. Nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!