Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, thực trạng và giải pháp.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
Phần I: Lời mở đầu………………………………………………………….
Phần II: Nội dung……………………………………………………………
CHƯƠNG 1: : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ TỔNG QUAN
VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
1.1 Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa…………………………..
1.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu……………………..
• Khái niệm về hoạt động xuất khẩu……………………………………...
• Vai trò của hoạt động xuất khẩu………………………………………..
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu……………………………………
• Xuất khẩu trực tiếp……………………………………………………..
• Xuất khẩu gián tiếp……………………………………………………..
• Buôn bán đối
lưu……………………………………………………….
• Giao dịch tái
xuất………………………………………………………
• Hình thức gia công quốc
tế…………………………………………….
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa………...
• Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, vốn, lao động, công nghệ…………...
• Chính sách tỉ giá hối đoái………………………………………………
• Hạn ngạch và những tiêu chuẩn kĩ thuật……………………………….
• Các yếu tố về thế chế chính trị-kinh tế- xã hội…………………………
• Các yếu tố cạnh tranh…………………………………………………...
1
1.2 Tổng quan về sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam…………
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngành sản xuất cà phê
trong nước……………………………………………………………………
1.2.2 Tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị
trường EU……………………………………………………………...
1.2.3 Lợi thế của Việt Nam khi xuất khẩu cà phê…………………………
• Lợi thế khách quan……………………………………………………..
• Lợi thế chủ quan……………………………………………………….
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG EU
2.1 Tình hình chung về xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2001-2008
2.1.1 Về cơ cấu sản phẩm……………………………………………………
• Cà phê Robusta…………………………………………………………
• Cà phê Arabica…………………………………………………………
2.1.2 Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu………………………………
2.1.3 Về chất lượng cà phê xuất khẩu………………………………………
2.1.4 Giá cả cà phê xuất khẩu………………………………………………
2.1.5 Phương thức và hình thức xuất khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam.
2.1.6 Về thị trường xuất khẩu……………………………………………..
2.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong
giai đoạn 2001-2008……………………………………………………
2.2.1 Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu……………………………….
2.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu…………………………………………
2.2.3 Giá cà phê xuất khẩu…………………………………………………
2.2.4 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu…………………………………..
2.2.5 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang
EU trong thời gian qua……………………………………………….
2
• Những kết quả đạt được……………………………………………….
• Những nguyên nhân và tồn tại…………………………………………
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẢY XUẤT
KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU
3.1 Định hướng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong
thời gian tới…………………………………………………………...
3.2 Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU…………..
3.2.1 Tạo nguồn vốn đầu tư…………………………………………………
3.2.2 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng………………………………………….
3.2.3 Nâng cao năng xuất, hạ giá thành sản phẩm………………………...
3.2.4 Đổi mới công nghệ……………………………………………………
3.2.5 Xây dựng hệ thống đồng bộ giữa các khâu…………………………..
3.2.6 Tổ chức hệ thống thu thập thông tin…………………………………
3.2.7 Tăng cường hợp tác quốc tế………………………………………….
Phần III: Kết Luận………………………………………………………….
Danh mục tài liệu tham khảo…….................................................................
3
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp, các sản phẩm nông
nghiêp hiện đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và có đóng góp đáng kể vào
GDP của Quốc gia. Các sản phẩm nông sản chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu
có thể kể đến như : gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều….Trong đó cà phê
là một trong những mặt hàng chủ lực.
Trong cơ cấu ngành, cà phê chiếm một tỉ trọng tương đối lớn , góp
phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động , tăng nguồn thu ngoại
tê, và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia lớn trong lĩnh vực cung ứng
cà phê cho thị trường thế giới. Các thị trường chính mà cà phê Việt Nam đã
xuất hiện như: Hoa kỳ, EU, Nhật bản, Hàn quốc…Trong đó, EU là thị
trường giàu tiềm năng nhất với số dân lớn và nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh
theo từng năm.
Với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, xuất khẩu hàng hóa nói
chung và xuất khẩu nông sản mà cụ thể là xuất khẩu cà phê nói riêng sẽ có
một “ sân chơi lớn”, một “ cơ hội vàng” để phát triển.
Nhận thấy được vị trí của việc xuất khẩu cà phê sang thị trường EU
trong thời gian tới và nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam
trong những năm tiếp theo cần phải có những giải pháp cần thiết. Với những
lý do trên, tôi xin đưa ra đề tài: “Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU,
thực trạng và giải pháp”
4
Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề tài đi sâu vào phân tích tình hình xuất
khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm qua, để thấy được những hạn
chế, thành tựu từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị
trường EU trong những năm tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu cà phê của
Việt Nam sang thị trường EU
Phạm vi nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị
trường EU trong giai đoạn 2001 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp,
phương pháp so sánh…nhằm phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt
Nam sang thị trường EU từ năm 2001 đến nay và đưa ra các giải pháp
Kết cấu của đề tài: gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và tổng quan chung về sản
xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị
trường EU
Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang
thị trường EU
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ TỔNG
QUAN CHUNG VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA
VIỆT NAM
1.1 Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa
1.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu
• Khái niệm về hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các
quốc gia.
Ban đầu, hình thức cơ bản của nó chỉ đơn thuần là hoạt động trao đổi
hàng hoá giữa các quốc gia. Ngày nay nó đã phát triển rất mạnh và được
biểu hiện dưới nhiều hình thức. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay hoạt
động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rộng khắp trong hầu hết tất cả các
ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đóng một vai trò vô cùng quan
trọng trong cơ cấu nền kinh tế với tỉ trọng ngày càng cao.
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác lợi thế của từng vùng,
từng quốc gia trong phân phối lao động quốc tế. Hoạt động khẩu diễn ra trên
mọi lĩnh vực, trong mọi nền kinh tế từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến
tư liệu sản xuất máy móc thiết bị công nghệ cao. Tất cả hoạt động trao đổi
đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia vào hoạt
động xuất khẩu.
• Vai trò của hoạt động xuất khẩu
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu
Con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu ngày
nay là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với những bước đi phù
hợp. Nhưng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải có số
6