Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
xuệipíệu VỂ TÁC GIA
VA TACPHAM
N H À XUẤT BẢN GIÁO D U C
XU A N DIẸU
VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
XƯAN DIẸƯ
VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
L ư u KH ÁN H THƠ
Tuyển chọn và giới thiệu
(Tái bủn lần thứ sáu)
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO Dực
Bản quyén thuộc Nhà xuất bản Giáo dục
184-2007/CXB/13-403/GD Mã số : 8V294T7 - NĐN
LỜI NÓI ĐẦU
Xiiân Diệu là một túc gia lớn, có vị trí quan trọng trong nền văn học
Việt Nam hiện đại. Hơìì nửa tlìếkỷ cầm bút, ông đã đ ể lại cho đời một
di sản văn lioc đồ sô với lĩhiểu thê loại khác nhau : thơ, văn xuôi, phê
bình, y.v. Túc phẩm của ô/iẹ được bạn đọc nhiều thế hệ đón nhận và yêu
thích, nhiều túc phẩm được chọn dạy trong nhà trường. Từ trước đến
nay việc nghiên cứu tìm hiểu túc gia Xuân Diệu đã thu hút sự quan túm
cùa nhiêu nhà nghiên cứu.
Xuân Diệu - Vê tác gia và tác phẩm lù cuốn sách tập hợp khá đầy
đủ và tương đối có hệ thống những bùi viết về sự nghiệp văn chương vù
cuộc dời của tác giả. Ngoài bài khái quát về sự nghiệp sáng túc của
Xuân Diệu, cuốn sách còn gồỉtì cúc phần sau ếTiểu sử của nhà thơ Xuân Diệu
Niên biểu và thư mục
Xuân Diệu trong con mắt người đưong thời, gồm bùi viết của các
nhà nghiên cứu phê bình đánh giá vê túc phẩm, cuộc đời vù những đóng
góp của túc giả đôi với nền văn học Việt Nam. ơ phần này cúc bùi viết
được sắp xếp theo thứ tự thời gian đé người đọc tiện theo dõi quá trình
sáng túc của tức giả.
Phần cuối tập hơỊ) một sô bùi viết của các nhà nghiên cứu, cúc nhủ
văn viết vê những hồi ức vù kỷ niệm với Xuân Diệu.
Bài viết vê Xiúuì Diệu có rất nhiều. Trong tập sách nàv chúng tôi
chỉ tuyển chọn những bài tương đôi tiêu biểu cho từng vấn đê Iihằni lủm
sá/tạ tò ỳ ó tr! SlJ/i8 tc.w ''ũ'1 cliương cũng như tư chất người nghệ sĩ cùa
Xiiíìii Diện
Ờ cuối súcli có phần Thư mục nghiên cứu vê Xuân Diệu, tập liọ])
liíơuạ dổi đầy đủ hơn những bùi viết về Xuân Diệu.
5
Hy vọng cuốn sách sẽ lủ một tư liệu tham khảo có ích, vừa đẽ tiếp
tục và bổ sung cho cúc cuốn sách trước đây, vừa có giá trị gợi mở cho
những người nghiên cứu, giảng dạy, học tập cùng đông đảo bạn dọc quan
tâm đến túc giả Xuân Diệu — một tài năng đa dựng vù phong phú của
văn liọc Việt Nam.
Nhủ xuất bản xin chân thành cám ơn giáo sư Hù Minh Đức, nhủ
phê bình vãn liọc Vương Trí Nhàn đã góp nhiều công sức cho sự rư đời
của cuốn sách. Rất mong nhận được ỷ kiến đóng góp đ ể bổ sung cho nội
dung CUÔIÌ sách được hoàn thiện hơn.
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
6
LỜI GIỚI THIỆU
Trước mắt chúng ta là bộ tư liệu văn học khá đồ sộ về các tác gia
tiêu biểu của lịch sử văn học Việt Nam. Trong lịch sử phát triển của văn
hoá dân tộc, so với nhiều ngành nghệ thuật khác, văn học là nhân tô' trội
và có một vị trí quan trọng. Theo dòng lịch sử, tác phẩm văn chương
luôn chịu sự thử thách, chọn lọc khắc nghiệt của thời gian và nhiều tác
phẩm rơi vào lãng quên. Dường như ngược với quy luật ấy, những tác
giả và tác phẩm tiêu biểu lại khổng ngừng được luận bàn qua các thời kỳ
lịch sử. Cuộc đời và tác phẩm của họ mang nhiều tâm tư sâu sắc, quy tụ
được nhiều vấn đề xã hội và có thể dự báo một điều gì cho mai hậu.
Sinh thời Nguyễn Du băn khoăn :
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tô Như
(Ba trăm năm lẻ nữa ta đâu biết,
Thiên hạ ai người khóc Tố Như ?)
Thế hệ kế tiếp ông, những kẻ hậu sinh thiết tha muốn hiểu và đã một
phần hiểu ông. Từ ý kiến tâm huyết của Ngô Đức Kế, đến những công
trình nghiên cứu sâu sắc của Hoài Thanh, Xuân Diệu, của các nhà nghiên
cứu Lê Đình Kỵ, Lê Trí Viễn,... Truyện Kiều đã được phân tích trên
nhiều bình diện và đáng quý khi tuyệt tác này của đại thi hào
Nguyễn Du đã đóng góp vào sự phát triển đời sống tình cảm của dân tộc.
Đấy là trường hợp của Nguyễn Du và cũng là của nhiều nhà văn,
nhà thơ tiêu biểu khác mà trước hết phải kể đến Nguyễn Trãi. Ông là
người anh hùng cứu quốc, nhà tư tưởng, nhà văn hoá, nhà thơ. Hậu thế
đã tìm hiểu, nghiên cứu ông trên nhiều bình diện. Đinh Gia Khánh
nghiên cứu quan điểm văn chương của Nguyễn Trãi ; Bùi Văn Nguyên,
Nguyễn Huệ Chi tìm hiểu Quân trung từ mệnh tập - tập luận chiến quân
sự và ngoại giao rồi văn thơ chữ Hán, văn thơ quốc âm của ông cũng
được nhiều nhà nghiên cứu khai thác. Đặc biệt Bình Ngô dại cáo được
đánh giá cao qua nhiều bài viết từ Bùi Kỷ, Vũ Khiêu đến Bùi Văn Nguyên.
Sự nghiệp vãn chương của Nguyễn Trãi là của một thời và của muôn đời.
Những ý kiến đánh giá về ông qua các thời đại siúp cho người đọc hiểu
được vị trí và sự đóng góp của ông cho vãn hoá và văn học nước nhà.
7
Văn học thời trung đại còn khởi sắc ở chặng đường cuối với nhiều
nhà văn tiêu biểu. Nguyễn Đình Chiểu là một ngôi sao, một tấm gương
sáng trên cả hai phương diện đạo và đời. Nhà yêu nước lớn, nhà nho giữ
đạo vẹn tròn, nhà văn giàu dũng khí và tài năng, người đã giữ gìn và đưa
văn chương lên vị trí cao quý. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều ý kiến sâu
sắc của Phạm Văn Đồng và các nhà nghiên cứu khác về sự nghiệp vãn
thơ Nguyễn Đình Chiểu. Trong công lao chung nghiên cứu về tác giả
thời kỳ trung đại phải kể đến những công trình của Đặng Thai Mai,
Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ, Trần Đình Hượu, Lê Trí Viễn, Đinh Gia
Khánh, Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Huệ Chi, Bùi Duy Tân, Nguyễn
Lộc,... đặc biệt là Xuân Diệu. Ông tự đặt cho mình nhiệm vụ phải nói
cho được cái hay, cái đẹp, hương vị cao quý trong văn thơ các danh
nhân của mọi thời. Ông là người ngưỡng mộ thi hào dân tộc Nguyễn Du,
"Bà Chúa thơ Nôm" Hồ Xuân Hương, ca ngợi Nguyễn Khuyến, nhà thơ của
"dân tình làng cảnh", cảm thương cái tài, cái phận với tiếng cười ra nước
mắt của Tú Xương.
Bước sang thời kỳ hiện đại, cánh cửa lịch sử mở dần từ đầu thế kỷ
XX và chỉ sau hai thập kỷ lịch sử văn học đã bước vào thời kỳ Phục hưng
với phong trào Thơ mới, Tự lực văn đoàn, trào lưu hiện thực phê phán
và tiếp theo là hơn nửa thế kỷ văn học cách mạng. Nguyễn Ái Quốc -
Hồ Chí Minh là tác gia lớn mở đầu cho nền văn học cách mạng. Sự
nghiệp của Người bao gồm nhiều phạm vi : thơ ca, truyện ký, văn chính
luận và ở lĩnh vực nào cũng nổi lên những tác phẩm tiêu biểu. Sự nghiệp
văn thơ Hồ Chí Minh là niềm hứng thú của nhiều nhà nghiên cứu khoa
học Việt Nam cũng như thế giới và chúng ta đã có một khối lượng tư
liệu phong phú về nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật biểu hiện
trong sáng tác của Người. Các tác giả Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu,
Phạm Huy Thông, Hoài Thanh,... các nhà thơ Xuân Diệu, Chế Lan Viên,...
đều có nhiều bài viết hay về văn thơ Hồ Chí Minh.
Tố Hữu, nhà thơ vô sản với phong cách sáng tạo độc đáo đã sớm thu
hút được sự quan tâm của bạn đọc. Ngay từ thời kỳ Mặt trận Dân chủ,
Trần Minh Tước đã gọi "Tố Hữu là nhà thơ tương lai". Cách mạng tháng
Tám thành công, tập thơ T ừ ấ y được giới thiệu và Đặng Thai Mai xem là
"bó hoa lửa lộng’ lẫy". Suốt nhiều thập kỷ, Tố Hữu vẫn là "lá cờ đầu cùa
thơ ca cách mạng". Thơ Tố Hữu đã chinh phục được nhiều thế hệ bạn
đọc qua giọng điệu trữ tình cách mạng ấm áp tình đời, tình người. Hàna
trăm bài viết, công trình nghiên cứu đã khai thác khá triệt để thơ Tố Hữu
với nhiều cách tiếp cận, vận dụng các phương pháp nghiên cứu thích
hợp. Những nhà văn, nhà thơ lớn của thời kỳ hiện đại như Xuân Diêu.
8
Nguyễn Tuân, Nam Cao đều có phong cách sáng tạo độc đáo lôi cuốn
mạnh mẽ người đọc. Xuân Diệu, "nhà thơ mói nhất trong phong trào
Thơ mới”, nhà thơ lớn của nền thơ ca cách mạng, nhà phê bình nghiên
cứu văn học uyên thâm và tinh tế đã là đề tài của nhiều công trình.
Nguyễn Tuân độc đáo và tài hoa trong văn cũng như trong đời, một kiểu
mẫu nhà văn lấy mình làm điểm tựa để nói về cuộc đời với nhiều ý
tưởng lạ, ngôn từ chắt lọc, sáng tạo. Nam Cao đến muộn, tuy chưa được
biết đến trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan nhưng từ những
năm đầu thập kỷ sáu mươi, Nam Cao đã thu hút và ngày càng đằm sâu
trong ký ức từ tuổi học trò đến những người trải đời và đau đời.
Bộ sách tham khảo khá đồ sộ về chín tác giả : Nguyễn Trãi, Nguyễn
Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nam
Cao, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân đã được Nhà xuất bản Giáo dục tổ chức
biên soạn và phát hành. Người đọc đã có một khối tư liệu và kiến thức
hữu ích luận bàn về các nhà văn đó.
Điều đáng quý là chúng ta lại tiếp tục được đón nhận những tác giả
mới với những bộ sách tham khảo công phu và nghiêm túc. Có thể nói
đây là dàn tác giả rất đáng kính trọng và mỗi người là một thế giới tinh
thần riêng không thể thay thế được.
Lê Thánh Tông là hoàng đế và cũng là nhà văn, nhà thơ thời đầu Lê.
Ông có công tổ chức biên soạn Đại Việt sử kỷ toàn thư và Thiên Nam dư
hạ tập, lập hội Tao đàn, viết nhiều thơ Nôm trong Hồng Đức quốc âm
thi tập là tác giả chính của tập Thánh Tông di thảo nổi tiếng,.... Thơ văn
Lê Thánh Tông là sáng tác cung đình nên mang theo nhiều cung cách
văn chương bác học, tuy không tránh khỏi khuôn sáo nhưng cũng chứa
chan cảm hứng nhân văn của một thời non nước thăng bình.
Cùng với Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,... Nguyễn Bỉnh Khiêm là một
đỉnh cao về thi ca thời trung đại. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự kết hợp
từ chiều sâu chất trí tuệ và thi ca. Những kiến thức sâu sắc vể triết lý
phương Đông tự trong ngọn nguồn của kinh sách kết hợp với triết lý
cuộc đời nhiều trải nghiệm của một thi nhân, người hành đạo đã đem lại
cho thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm tầm vóc nhà thơ lớn của thời đại. Thơ của
ông như một khu rừng thâm nghiêm linh thiêng thách thức sự tìm kiếm.
Nguyễn Binh Khiêm là người trí thức trong thơ và là nhà thơ giàu tri
thức, uyên bác. Bùi Văn Nguyên, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Huệ Chi,
Bùi Duy Tân,... đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu cuộc đời
và thơ Nguyễn Binh Khiêm. Hổ Xuân Hương là một tâm hồn thơ nữ
giàu giá trị nhân văn, một giọng điệu lạ và hấp dẫn trons phong cách
sáng tạo. Đến với thơ Hồ Xuân Hương là đến với tài năns và sự độc đáo.
9
Nhà thơ này không khổ công để tạo nên bản sắc riêng mà khí chất là
của trời cho, là sự chung đúc trong thơ sự hồn hậu, đa sắc điệu cùa tâm
hổn bình dân với những tri thức của đời sống xã hội và sự kiểm nghiệm
của riêng mình. Có một điều lạ là khi viết về Hồ Xuân Hương, tất cả
những người viết đều chạy theo, nói theo giọng điệu của bà và tạm quên
đi điểm xuất phát của mình về giới tính, tuổi tác và cương vị xã hội. Thơ
Hồ Xuân Hương được tiến sĩ N. I. Niculin dịch ở Nga, dịch giả Huỳnh
Sanh Thông dịch ở Mỹ, rồi được dịch ờ Pháp và đều nhận được sự khâm
phục, tán thưởng. Các nhà nghiên cứu Việt Nam như Hoàng Xuân Hãn,
Xuân Diệu, Trần Thanh Mại, Lê Trí Viễn, Nguyễn Lộc, Đào Thái Tôn,
Đỗ Lai Thuý,... đều góp nhiều công sức tìm hiểu, nghiên cứu tài năng
của nữ thi sĩ bậc nhất tài danh này.
Nguyễn Công Trứ là mẫu nhà nho tài tử. Đời người cũng như trang
viết gắn bó thống nhất. Một sự cởi mở trong tư duy tiếp nhận cũng như
xử thế với đời, một phong cách tài hoa, vượt lên những gò bó quy phạm
của đạo lý nhà nho, một tài năng sáng tạo nghệ thuật in đậm bản sắc cá
nhân,... tất cả góp phần tạo nên phong thái riêng của văn thơ Nguyễn
Công Trứ. Trong văn thơ cổ, Cao Bá Quát nổi lên như một trong những
đỉnh cao của bản lĩnh và tài năng thơ. Ông là nhà thơ giàu khí phách
trong đời cũng như trong thơ, là nhà thơ của trí tuệ anh minh và cảm xúc
chắt lọc. Thơ chữ Hán của Cao Bá Quát chưa được dịch và giới thiệu
nhiều, thi tài sẽ bộc lộ và khẳng định thêm qua thời gian. Nổi lên cùng
thời với Nguyễn Khuyến là một tài năng thi ca vừa giàu chất thế sự vừa
có phong vị châm biếm đặc sắc : Trần Tế Xương, Xuân Diệu cho rằng,
trong các nhà thơ trào phúng "họ Tú" thì Tú Xương có cái nhìn sắc sảo
hơn cả, cười ra nước mắt. Chúng ta trân trọng đón nhận những áng thơ
văn của Phan Bội Châu, "những câu thơ dậy sóng" mang tâm huyết của
một nhà yêu nước lớn, một nhân cách cao đẹp. Làm chính trị hay làm
thơ, Phan Bội Châu cũng chỉ có một mục đích phục vụ cho dân tộc, khơi
dậy lòng yêu nước của nhân dân. Cùng với ông, Phan Châu Trinh cũng
là tấm gương kiên trinh của người chiến sĩ trong đấu tranh. Lòns yêu
nước sâu sắc, tâm hồn cao thượng được ký thác trong vãn thơ đã gây
chấn động một thời.
Khép lại thời cận đại, Tản Đà đã đến như sự báo hiệu cho nhữns đổi
thay trong thơ ờ một chặng mới, Tản Đà chất chứa nhiều màu thuản,
mâu thuẫn của buổi giao thời mà ông là người quy tụ hơn là đổi thay
Thơ Tản Đà chứa đựng một tấm lòng, ông khao khát tìm một thế giới
tốt đẹp ở trần giới hay nơi tiên cảnh, ông sống giữa mộng và đời nhưno
10
cuộc đời thực vẫn day dứt tác giả khôn nguôi. Những nhà nghiên cứu về
Tản Đà đã có những định hướng khác nhau. Người thì khai thác tính
chất giao thời trong thơ ông. Người lại tìm hiểu chất dân gian, dân tộc
qua những trang viết. Đặc biệt, nhà nghiên cứu Văn Tâm đã bỏ nhiều
công sức để phân tích "khối mâu thuẫn" của Tản Đà.
Thời kỳ 1930 - 1945 với những chân dung đẹp của nhiều trào lưu
văn học, chúng ta đã có Nam Cao, một nhà văn hiện thực xuất sắc, lại
có thêm những tên tuổi lớn : Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô
Tất Tố, Nguyên Hồng, Tô Hoài,... Nguyễn Công Hoan là nhà văn hiện
thực xuất hiện sớm, nổi lên với tập truyện Kép Tư Bển và tiểu thuyết
Bước đường cùng nhưng sự nghiệp của ông thực ra được tạo dựng trong
chiều sâu bằng hàng trăm truyện ngắn và hàng chục tiểu thuyết. Nguyễn
Công Hoan là một pho sử liệu sống sinh động và chân thực về thời kỳ
hiện đại. Ông đặc biệt thành công với nghệ thuật truyện ngắn, với tài
châm biếm trào lộng. Tiến sĩ N. I. Niculin cho rằng : "Nguyễn Công
Hoan là bậc thầy của truyện ngắn châm biếm". Ánh hưởng của ông thật
to lớn trong văn giới. Có người lại xem Ngô Tất Tố là hiện tượng độc
đáo nhất của văn chương hiện thực. Từ một nhà nho "sôi kinh nấu sử"
trong "lò" của Khổng - Mạnh, ông đã trở thành một nhà văn hiện thực
có tầm cỡ, một nhà báo cấp tiến. Sự kết hợp sâu sắc vốn sống của làng
quê với những nhận định sắc sảo của một trí thức Nho học có tâm huyết,
nhiệt tình đấu tranh cho lẽ phải và công bằng xã hội đã tạo cho ngòi bút
của Ngô Tất Tố những phẩm chất riêng đáng trân trọng trong tiểu phẩm
văn chương và báo chí cũng như trong tiểu thuyết. Các nhà nghiên cứu
Phan Cự Đệ, Nguyễn Đức Đàn,... đã có chuyên luận nghiên cứu sâu về
cuộc đời và văn nghiệp của Ngô Tất Tố. Vũ Trọng Phụng lại tỏ ra cập
nhật với những đề tài xã hội hiện đại. Bằng năng lực khái quát hoá cao,
cộng với sự hiểu biết sâu sắc mặt trái của đời sống thành thị, ông đã tạo
cho mình một thế giới nghệ thuật riêng, những nhân vật giàu cá tính,
những hoàn cảnh độc đáo và giọng điệu văn chương hấp dẫn. Ông là
nhà vãn của những trang viết giàu bản sắc và tính hiện đại. Vũ Trọng
Phụng mất ở tuổi hai mươi bảy nhưng đã để lại một di sản văn học
lớn,... Rồi Nguyên Hồng, Tô Hoài đều là những cây bút sung sức, eiàu
sáng tạo. Một Nguyên Hồng lực lưỡng với những trang viết về người lao
động thành phố Cảng và nỗi thống khổ của họ trong cuộc đời cũ.
Nguyên Hồng cũns là nhà tiểu thuyết lịch sử với những đam mê lịch sử
của dân tộc và những nỗi niểm của nhân vật quá khứ. Tô Hoài trong
dòng chung của trào lưu văn học hiện thực ngày càng tạo riêng cho
mình những giá trị mới. Ông viết về đất nước, con người qua những
11
bức tranh xã hội chân thực và lắng đọng với thời gian để làm nổi lên
những giá trị vật chất, tinh thần bền vững. Tô Hoài với vùng đất ven
thành qua bao đời, Tô Hoài với con người và thiên nhiên xứ nhiệt đới
nhiều kỳ thú, những phong tục tập quán lâu đời, các loài vật trong nhà
và hoang dã. Trong dòng văn chương lãng mạn, ngoài Nguyễn Tuân,
chúng ta có thêm Thạch Lam, một cây bút giàu tình cảm, tinh tế. Thạch
Lam tuy ở trong nhóm Tự lực văn đoàn nhưng có định hướng và một số
nội dung sáng tác khác với các nhà văn trong văn đàn. Những trang viết
của ông giàu lòng nhân ái, hướng về cái đẹp, cái thiện, gợi lên ở người
đọc nhiều suy nghĩ về tình yêu và nhân phẩm của con người.
Bên cạnh những tên tuổi lớn của văn xuôi lãng mạn và hiện thực,
các nhà thơ của phong trào Thơ mới suốt hơn một thập kỷ vẫn lấp lánh
vẻ đẹp sáng tạo. Ngoài Xuân Diệu, chúng ta lại có thêm Thế Lữ, Lưu
Trọng Lư, Chế Lan Viên, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,... những
nhà thơ ờ vào bậc nhất nhì trong phong trào Thơ mới. Thế Lữ là người
mở đầu, người góp phần khẳng định sự thắng thế của thơ mới qua những
bài thơ rất hay. Tha thiết với cái đẹp, cái cao cả, tâm hổn đầy lãng du
của người thi sĩ tài năng này cũng phải chịu đựng những xót xa, tủi
buồn,... Thế Lữ có công đầu trong loại văn xuôi kỳ ảo, trinh thám của
thời kỳ trước Cách mạng. Lưu Trọng Lư là một tên tuổi lớn trong phong
trào Thơ mới, Thơ ông đẫm tình và mộng. Tập Tiếng thu giàu cảm xúc
và mộng tưởng. Ông đi tìm cái đẹp trong tình người, nhất là tình yêu và
ngợi ca say đắmế Lưu Trọng Lư cũng gây ấn tượng riêng qua một số tác
phẩm văn xuôi lãng mạn như Khói lam chiều và Chiếc cúng xanh,
Người sơn nhản,... Phong trào Thơ mới nổi bật lên với một "cặp song
sinh", một đôi tri kỷ trong đời và trong thơ : Xuân Diệu và Huy Cận.
Huy Cận trầm sâu và nhân hậu trong hơi thơ trong trẻo và tha thiết với
cuộc đời. Nhà thơ mang niềm tin đến với cuộc đời như ngọn "Lửa
thiêng" và chỉ nhận được nỗi đau trong cuộc đời cũ. Niềm vui trong hiện
tại đã thực sự đổi thay để tiếng thơ ông chín lại và có thêm một mùa hoa
trái mới. Chế Lan Viên tài hoa và giàu trí tuệ. Thơ ông là một minh
chứng cho sức nghĩ, sức cảm của một tâm hổn thơ không ngừng toả
sáng trong suốt cuộc đời từ những vần thơ tài năng của tuổi mười sáu
cho đến những trang di cảo cuối đời. Trong các nhà thơ mới, Tế Hanh là
người đến muộn nhưng là bông hoa đầy hương sắc. Thơ Tế Hanh khỏns
hướng về thế giới vĩ mô, xa lạ mà tìm về những cảnh đời bình dị, 2ần
gũi của quê hương trong cách cảm nghĩ chân thực, hồn nhiên và giàu V
vị của tuổi "hoa niên". Đời thơ Tế Hanh, nói như Xuân Diệu, là dònơ
suối trong thầm thì, róc rách đi vào những mạch thầm kín của tình đời,
12
tình người. Nguyễn Bính thường được mệnh danh là "thi sĩ của đồng
quê", nhà thơ "chân quê" nhưng chân tài. Viết về làng quê, ông đã miêu
tả được cái văn hoá làng quê, tình quê, hồn quê. Nguyễn Bính vẫn là
người bạn đổng hành với thời đại hôm nay. Trong các nhà thơ của
phong trào Thơ mới, Hàn Mặc Tử quy tụ được nhiều lời ca ngợi về tài
năng nhưng vẫn còn là một dấu hỏi, đòi hỏi nhiều sự luận bàn. Những
khát vọng sáng tạo thăng hoa, lời nguyện cầu, lòng thiết tha yêu cuộc
sống, những đớn đau của bệnh tật,... tất cả đã hoà quyện để tạo nên một
phong cách thơ độc đáo.
Thời kỳ văn học 1930 - 1945, hoạt động lý luận phê bình nổi lên
những cây bút sắc sảo. Đặng Thai Mai và Hoài Thanh là những cây bút
tiêu biểu. Đặng Thai Mai với Văn học khái luận đã góp phần xây dựng
nền văn nghệ mác xít và ông cũng có công phát triển nền văn nghệ mới
trong các giai đoạn sau Cách mạng. Vững vàng về quan điểm, tư tưởng,
có chiều sâu học thuật, bút pháp diễn tả độc đáo là những ưu điểm dễ
thấy của Đặng Thai Mai. Hoài Thanh có công khẳng định giá trị và quy
tụ thành tựu của phong trào Thơ mới qua Thi nhân Việt Nam. Là nhà
phê bình chuyên về thơ, Hoài Thanh còn bao quát nhiều giai đoạn của
thơ sau Cách mạng, đã đánh giá nhiều tác giả và tác phẩm. Với giọng
điệu mềm mại, uyển chuyển, bút pháp tinh tế, Hoài Thanh là một phong
cách phê bình tiêu biểu.
Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi là những tác giả mà sự
nghiệp chủ yếu được hình thành từ thời kỳ sau Cách mạng. Nguyễn Huy
Tường nổi lên thời kỳ 1940 - 1945 với vớ kịch Vũ Như Tô. Là một trí
thức có tâm huyết, gắn bó với lịch sử Hà Nội, tác phẩm của ông ngợi ca
truyển thống anh hùng của dân tộc trong quá khứ, hiện tại và bày tỏ
tâm sự, nêu những vấn để của người trí thức đi theo cách mạng. Nhà văn
tài hoa này đến với cuộc đời mới và có tham vọng khai thác trên bình
diện lớp sâu của hiện thực qua tiểu thuyết, những xung đột giàu tính
kịch và chất thơ của cuộc đời. Nguyễn Đình Thi bắt đầu bằng chính sự
bắt đầu - ông ít chịu ảnh hưởng của văn chương thời kỳ trước Cách
mạng. Tỉnh táo, thông minh, giàu tướng tượng và liên tưởng, Nguyễn
Đình Thi đã đem đến cho văn chương niềm vui, sự trong sáng của lý
tường và cuộc đời mới.
Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Khải và Nguyễn Minh
Châu đều chớm vào tuổi thanh niên và sớm có mặt trons quân ngũ.
Họ là những nhà văn - chiến sĩ, ngòi bút sung sức và có mặt ở nhiều
giai đoạn cách mạng. Những trang viết của họ in đậm nét hình ảnh
người chiên sĩ quân đội trong thời kỳ chốns thực dân Pháp và chống đế
13
quốc Mỹ. Nguyễn Khải giỏi phát hiện vấn đề, khai thác sâu tâm trạng
nhân vật, nhạy cảm với nhiều mối quan hệ của nhân vật với thời cuộc,
môi trường hoạt động, hoàn cảnh gia đình và thân phận riêng. Văn mạch
tiềm ẩn nhiều câu hỏi, nhiều triết lý. Nguyễn Minh Châu gắn bó nhiều
hơn với đời thường, với nhiều mẫu hình nhân vật. Ngòi bút Nguyễn
Minh Châu sắc sảo khi phân tích từ hoàn cảnh hiện thực cho đến chân
tướng của nhân vật để phát lộ ra bản sắc của mỗi con người. Nguyễn
Minh Châu cũng có cái nhìn ưu ái, thấu hiểu cuộc đời và con người nên
đã tạo được mạch tình cảm nhân ái trong tác phẩm. Anh Đức là nhà văn
cách mạng miền Nam cùng thế hệ với Nguyễn Thi, Nguyễn Sáng,
Nguyễn Trung Thành. Truyện ngắn và tiểu thuyết của Anh Đức nổi lên
trong phong trào Đồng khởi. Tiểu thuyết Hòn Đất và tập truyện ngắn
Bức thư Cà Mau là đóng góp đáng quý cho văn xuôi cách mạng miền
Nam. Anh Đức đã kết hợp được trong tác phẩm của mình chất trữ tình
và sử thi anh hùng, chất hiện thực tiêu biểu của cuộc sống và phần cảm
nhận tinh tế, nhân hậu.
Và cuối cùng là Lưu Quang Vũ, cây bút trẻ nhất trong các tác giả
được tuyển chọn sau Cách mạng nhưng lại có thành tựu đáng trân trọng
về sân khấu cách mạng. Kết hợp được tính thời đại cập nhật với giá trị
lâu dài, hàng chục tác phẩm của Lưu Quang Vũ đã chiếm lĩnh sân khấu
trong một thời kỳ, gây ấn tượng tích cực với khán giả.
Bộ sách tham khảo Vê tác gia và tác phẩm được sưu tầm công phu,
có hệ thống, chọn lọc. Được viết ra từ nhiều thời kỳ và những quan điểm
nhận thức khác nhau nên cách đánh giá chắc chắn còn có khác biệt.
Điều quan trọng là sự khẳng định đầy đủ những giá trị chủ yếu và phong
cách sáng tạo riêng của từng tác giả. Trong thời gian tới, chúng ta sẽ có
bốn mươi tập sách tham khảo công phu, nghiêm túc vể bốn mươi tác giả
văn học lớn trong văn học Việt Nam từ trung đại đến hiện đại. Đây là
công trình tham khảo hệ thống nhất về tác giả, có giá trị thâu tóm khá
đầy đủ những nhận định về văn học trong thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI.
Những nỗ lực và đóng góp trên trước hết thuộc về chủ trương của Nhà
Xuất bản Giáo dục, các biên tập viên và trực tiếp là các giáo sư, các nhà
nghiên cứu trong và ngoài Viện Văn học.
HÀ MINH ĐỨC
14