Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xử lý tình huống môn quản trị học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Xử lý tình huống – Trả lời câu hỏi thảo luận
Môn Quản Trị Học
Chương 2: Chức năng hoạch định
Tình huống 1: “CHỈ KHI CÒN MỘT ĐỒNG XU DÍNH TÚI”.
Qua tình huống trên, giả sử với hoàn cảnh đó, Bạn sẽ phải kết hợp
giữa tư tưởng kinh doanh của người Mỹ, cùng sự đoàn kết hợp tác kinh
doanh của người Trung Quốc và cũng nên có thêm tinh thần “Võ sĩ đạo” của
người Nhật.
Vì: Khi lâm vào cảnh khốn cùng, chỉ có 1 đồng xu dính túi. Không
còn cách nào khác là phải có “máu” kinh doanh, nó sẽ giúp bạn duy trì vốn
và sinh lời. Tương ứng với đó bạn sẽ được tồn tại. Đó là cách suy nghĩ và
kinh doanh của người Mỹ.
Để tránh rủi ro, để hạn chế thấp nhất sự thua lỗ, bạn phải biết kết hợp
những sức mạnh nhỏ để tập hợp thành một sức mạnh lớn. Lúc đó bạn sẽ khó
bị những đối thủ khác cùng loại trên thị trường đánh bại. Giống như cách
người Trung Quốc đã dùng.
Để có sự đột phá (bởi bạn đang là 1 kẻ khốn cùng), bạn cần nghĩ mình
không còn cách nào khác để tồn tại ngoài việc làm kinh doanh, quay vòng
vốn càng nhiều lần càng tốt để sinh thật nhiều lợi nhuận. Giống như suy nghĩ
của người Nhật “Nỗ lực thì sống – không nỗ lực thì chết”.
Các cách làm trong tình huống trên có nguyên nhân sau:
Người Mỹ làm như vậy bởi họ đã quá hiểu đồng tiền có thể làm được
gì nên khi thấy mình chỉ còn 1$, đã chạy ngay ra đầu phố để buôn bán. Với
một nền văn hoá Kinh tế thị trường phát triển sớm và luôn dẫn đầu.
Người Pháp: Với văn hoá luôn pha sự lãng mạn vào cuộc sống cũng
như công việc kinh doanh.
Người Trung Quốc: Với nền văn hoá truyền thống lâu đời, sự đoàn kết
và biết tập trung sức mạnh từ sự đơn lẻ, yếu đuối.
Người Nhật: Với tinh thần “Võ sĩ đạo” đặt mình vào hoàn cảnh cực
đoan, sấu nhất để nỗ lực hết sức “một sống – hai chết”.