Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xử lý hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực thương mại
MIỄN PHÍ
Số trang
8
Kích thước
160.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
730

Xử lý hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực thương mại

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VÊn ®Ò chung vÒ hîp ®ång th−¬ng m¹i

t¹p chÝ luËt häc sè 11/2008 11

Ph¹m NguyÔn Linh *

1. Quan niệm về hợp đồng vô hiệu

"Hợp đồng vô hiệu", "hợp đồng kinh tế

vô hiệu" là những khái niệm đã được tiếp

nhận và sử dụng khá phổ biến trong pháp

luật và thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt

Nam. Thực tiễn khoa học pháp lí vẫn tồn tại

một số quan điểm khác nhau về hợp đồng vô

hiệu và xử lí hợp đồng vô hiệu. Theo nguyên

lí hợp đồng là sự thoả thuận làm phát sinh

quyền và nghĩa vụ của các bên thì hệ quả của

sự thoả thuận không làm phát sinh quyền và

nghĩa vụ không hình thành hợp đồng chứ

không phải hình thành nên hợp đồng vô

hiệu. Bộ luật dân sự năm 2005 đã thận trọng

hơn khi sử dụng thuật ngữ "giao dịch dân sự

vô hiệu" song lại định nghĩa "Giao dịch dân

sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn

phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm

dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" (Điều 121 Bộ

luật dân sự). Nếu xác định sự thoả thuận

không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của

các bên không phải là hợp đồng (chưa hình

thành hợp đồng) thì hậu quả pháp lí của sự

kiện này chỉ là các bên không phải thực hiện

các quyền và nghĩa vụ theo cam kết. Còn

nếu xác định "sự thoả thuận không làm phát

sinh quyền và nghĩa vụ" là hợp đồng vô hiệu

thì thể hiện được "tính trái pháp luật", bởi vì

thực tế sự thoả thuận của các bên chỉ không

được thừa nhận khi vi phạm quy định của

pháp luật. Điều này lí giải sự tiếp tục tồn tại

của khái niệm "hợp đồng vô hiệu" trong thực

tiễn pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật và

trong khoa học pháp lí Việt Nam. Theo cách

hiểu phổ biến và thông dụng, hợp đồng vô

hiệu là hợp đồng được kí kết trái với những

quy định của pháp luật hiện hành.

Hợp đồng được thiết lập có thể trái pháp

luật về nội dung và hình thức giao kết. Trong

quan hệ thương mại, sự thoả thuận trái pháp

luật của các bên thường phổ biến với những

trường hợp như sau:

+ Hợp đồng vô hiệu do nội dung thoả

thuận (các điều khoản) trái pháp luật. Vi

phạm pháp luật trong trường hợp này có thể

dẫn đến vô hiệu toàn bộ hoặc một phần hợp

đồng, tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất của

điều khoản vô hiệu trong hợp đồng. Ví dụ:

Khi các bên thoả thuận mua bán phế liệu

thuộc diện cấm nhập khẩu thì không chỉ điều

khoản đối tượng của hợp đồng vô hiệu mà

toàn bộ hợp đồng vô hiệu. Khi các bên thoả

thuận mức phạt vi phạm hợp đồng vượt quá

mức tối đa mà luật quy định thì chỉ điều

khoản về mức phạt vô hiệu.

+ Hợp đồng vô hiệu do không đảm bảo

tư cách chủ thể khi giao kết hợp đồng. Tư

cách chủ thể được xác định theo thẩm quyền

của chủ thể đó. Một thương nhân có đăng kí

* Công ti luật Ngo, Miguérès & Associés

Hà Nội

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!