Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của thanh tra tỉnh – từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
QUÁCH HỮU VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Hành chính và Hiến pháp
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Nhật Thanh
Học viên: Quách Hữu Vinh
Lớp: Cao học Luật, Khóa 27
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sĩ “Xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh
của Thanh tra tỉnh - từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên
cứu của riêng cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy
PGS.TS Phan Nhật Thanh. Các tài liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc
rõ ràng và đã được công bố theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu trong luận văn
là do tôi tự tìm hiểu, tổng hợp, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù
hợp với thực tế.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên
Quách Hữu Vinh
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô trong Khoa Luật Hành
chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng
dạy và trang bị cho tôi những kiến thức sâu sắc. Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi đến
thầy PGS.TS Phan Nhật Thanh một lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất, người đã
tận tình hướng dẫn tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn thạc sĩ. Sự chỉ bảo và
định hướng của thầy đã giúp tôi tự tin nghiên cứu những vấn đề mới và đề xuất
phương hướng giải quyết một cách khoa học.
Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo của cơ quan Thanh tra
thành phố Hồ Chí Minh, nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi tìm
hiểu và nắm rõ các vấn đề liên quan đến quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện
luận văn thạc sĩ này một cách tốt nhất.
Trong quá trình theo học và làm luận văn, tôi cảm thấy rằng bản thân đã học
tập và trải nghiệm được nhiều điều vô cùng hữu ích mà có lẽ nếu không tự mình trải
qua thì sẽ không bao giờ có thể biết được. Từ đó để tôi có cơ hội học hỏi và rút kinh
nghiệm cho những bài nghiên cứu tiếp theo và xa hơn nữa là trong quá trình làm
việc sau này của mình.
Luận văn này tất nhiên sẽ không thể tránh được những hạn chế, thiếu sót. Tôi
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và nhận xét chân thành từ quý thầy, cô
và mọi người. Tôi xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ ĐƠN
KHIẾU NẠI, ĐƠN TỐ CÁO, ĐƠN KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH CỦA THANH
TRA TỈNH .................................................................................................................6
1.1. Khái quát về khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh ..............................6
1.1.1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh ................................6
1.1.2. Đặc điểm, chủ thể khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh .................10
1.2. Khái niệm, đặc điểm xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị,
phản ánh của Thanh tra tỉnh.............................................................................17
1.2.1. Khái niệm xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của
Thanh tra tỉnh...................................................................................................17
1.2.2. Đặc điểm xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của
Thanh tra tỉnh...................................................................................................20
1.3. Điều kiện thụ lý giải quyết và thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại, đơn
tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của Thanh tra tỉnh .......................................24
1.3.1. Điều kiện thụ lý giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị,
phản ánh của Thanh tra tỉnh ............................................................................24
1.3.2. Thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản
ánh của Thanh tra tỉnh .....................................................................................27
1.4. Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của
Thanh tra tỉnh .....................................................................................................36
1.4.1. Quy trình xử lý đơn khiếu nại của Thanh tra tỉnh..................................36
1.4.2. Quy trình xử lý đơn tố cáo của Thanh tra tỉnh.......................................38
1.4.3. Quy trình xử lý đơn kiến nghị, phản ánh của Thanh tra tỉnh.................43
Kết luận Chƣơng 1 ..................................................................................................45
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XỬ LÝ ĐƠN KHIẾU NẠI, ĐƠN TỐ CÁO,
ĐƠN KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH CỦA THANH TRA TỈNH - TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN.....46
2.1. Thực trạng xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh
của Thanh tra tỉnh - từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh ............................46
2.1.1. Thực trạng xử lý đơn khiếu nại của Thanh tra tỉnh - từ thực tiễn thành
phố Hồ Chí Minh..............................................................................................48
2.1.2. Thực trạng xử lý đơn tố cáo của Thanh tra tỉnh - từ thực tiễn thành phố
Hồ Chí Minh.....................................................................................................51
2.1.3. Thực trạng xử lý đơn kiến nghị, phản ánh của Thanh tra tỉnh - từ thực
tiễn thành phố Hồ Chí Minh.............................................................................53
2.2. Đánh giá thực trạng xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị,
phản ánh của Thanh tra tỉnh - từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh ...........54
2.2.1. Ưu điểm, hạn chế về pháp luật và việc thực hiện pháp luật về xử lý đơn
khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của Thanh tra tỉnh - từ thực
tiễn thành phố Hồ Chí Minh.............................................................................55
2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc xử lý đơn khiếu nại, đơn tố
cáo, đơn kiến nghị phản ánh của Thanh tra tỉnh - từ thực tiễn thành phố Hồ
Chí Minh...........................................................................................................72
2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện việc xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn
kiến nghị, phản ánh của Thanh tra tỉnh - từ thực tiễn thành phố Hồ Chí
Minh .....................................................................................................................75
2.3.1. Một số kiến nghị hoàn thiện việc xử lý đơn khiếu nại của Thanh tra
tỉnh - từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh .....................................................75
2.3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện việc xử lý đơn tố cáo của Thanh tra tỉnh -
từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh ................................................................80
2.3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện việc xử lý đơn kiến nghị, phản ánh của
Thanh tra tỉnh - từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh......................................82
Kết luận Chƣơng 2 ..................................................................................................84
KẾT LUẬN..............................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và
phát triển với thế giới, kinh tế, xã hội phát triển, an ninh, quốc phòng được bảo
đảm, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, vị thế của nước ta trên trường
quốc tế ngày càng được nâng cao. Do đó thực tế đòi hỏi cách thức quản lý nhà
nước ở tất cả các lĩnh vực phải thực sự đạt hiệu quả nhằm củng cố, tăng cường
niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước, đặc biệt là trong công tác xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn
kiến nghị, phản ánh.
Như đã biết, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được Hiến pháp năm 2013
và các văn bản luật ghi nhận là một trong những quyền cơ bản của công dân. Quốc hội,
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Luật, Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị nhằm
tăng cường hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Các bộ,
ngành, địa phương đã xác định được trách nhiệm của mình trong việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân và coi đây là một trong những công tác
quan trọng góp phần phát huy quyền dân chủ của công dân trong thời kỳ hội nhập.
Tuy nhiên hiện nay, tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công
dân ở các địa phương diễn ra có chiều hướng bất thường, ngày càng gia tăng về số
lượng và phức tạp về tính chất; nhiều đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản
ánh phức tạp và kéo dài nhiều năm do không được giải quyết hoặc giải quyết không
đúng quy định pháp luật, kết quả giải quyết không chính xác, biện pháp xử lý không
nghiêm minh. Bên cạnh đó còn có nhiều đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị,
phản ánh vượt cấp dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, không những tạo áp lực rất
lớn cho các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết mà còn ảnh hưởng
đến kinh tế - xã hội của địa phương, sâu xa hơn là ảnh hưởng đến tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội và lòng tin của nhân dân đối với chế độ.
Để việc giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh đạt
hiệu quả thì nhiệm vụ trọng tâm trước mắt phải đảm bảo được công tác xử lý đơn
khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh. Theo quy định pháp luật hiện hành,
xử lý đơn là việc cơ quan nhà nước, tổ chức, người có thẩm quyền khi nhận được
đơn của cá nhân, cơ quan, tổ chức phải căn cứ, đối chiếu với quy định của pháp luật
để thụ lý giải quyết nếu thuộc thẩm quyền của mình hoặc hướng dẫn công dân hoặc
2
chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết theo quy
định của pháp luật. Do vậy, công tác xử lý đơn là việc vô cùng quan trọng, là tiền đề
cơ bản cho việc giải quyết đơn.
Bên cạnh đó, bản thân tôi hiện đang là Thanh tra viên của cơ quan Thanh tra
thành phố Hồ Chí Minh - cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh, có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quản lý
nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng. Bởi vì vậy, tôi luôn mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về pháp luật trong công
tác xử lý đơn, qua đó đối chiếu với các tình huống thực tiễn trong công việc để có
những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng trong công tác xử lý
đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của Thanh tra tỉnh nói chung cũng
như từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn
kiến nghị, phản ánh của Thanh tra tỉnh - từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”
làm đề tài luận văn Thạc sĩ - ngành Luật hiến pháp và Luật hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tính đến thời điểm hiện nay, những vấn đề liên quan đến pháp luật về khiếu
nại, tố cáo và việc thực hiện, áp dụng các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo,
trong các hoạt động chuyên ngành đã được khá nhiều nhà nghiên cứu về khoa học
pháp lý tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh quan tâm, có thể kể đến các
đề tài tiêu biểu như sau: Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh: “Đổi mới việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ủy ban nhân dân Quận - Từ thực tiễn Quận Gò
Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh”, Khóa 1 - Thành ủy; Luận văn thạc sĩ của Phùng
Quốc Việt: “Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với hoạt động
giải quyết khiếu nại, tố cáo (từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh)”, Khóa 3 - Thành
ủy; Luận văn thạc sĩ của Hồ Hiếu Thảo: “Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc
hội, đoàn đại biểu Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
(từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh)”, Khóa 4 - Thành ủy; Luận văn thạc sĩ của
Trần Văn Thuận: “Hoạt động phối hợp giữa cơ quan thanh tra thành phố với cơ
quan ủy ban kiểm tra Thành ủy trong giải quyết khiếu nại, tố cáo (từ thực tiễn
Thành phố Hồ Chí Minh)”, Khóa 4 - Thành ủy; Luận văn thạc sĩ của Lê Trí Dũng:
“Quản lý nhà nước đối với hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo”, Khóa 14; Luận
văn thạc sĩ của Vũ Thị Mỹ Ngọc: “Cơ chế phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
3
Việt Nam quận với Ủy ban nhân dân cùng cấp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo”,
Khóa 16; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Sơn: “Hoạt động tiếp công dân, xử lý
đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thường trực Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh”, Khóa 2 - Lâm Đồng.
Nhìn chung, các công trình nêu trên mới chỉ nghiên cứu các vấn đề về pháp
luật giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại, tố
cáo vào một số hoạt động chuyên ngành, chưa đề cập chi tiết đến việc xử lý đơn
khiếu nại, đơn tố cáo (là tiền đề quan trọng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo)
và đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào chi tiết về kiến nghị, phản ánh và việc xử lý
đơn kiến nghị, phản ánh, đây cũng là một vấn đề quan trọng cần lưu ý khi nghiên
cứu pháp luật nói chung về khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, đối với pháp luật về tố
cáo, hiện nay Luật Tố cáo năm 2018 đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01
năm 2019 và thay thế cho Luật Tố cáo năm 2011. Do đó, những công trình nghiên
cứu về pháp luật tố cáo đối với Luật Tố cáo năm 2011 cũng cần được cập nhật mới
để phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
Như vậy, việc chọn đề tài luận văn thạc sĩ “Xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo,
đơn kiến nghị, phản ánh của Thanh tra tỉnh - từ thực tiễn thành phố Hồ Chí
Minh” là một hướng nghiên cứu mới, có tính thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay
vì sẽ tập trung nghiên cứu, làm rõ các vấn đề liên quan đến công tác xử lý đơn khiếu
nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của Thanh tra tỉnh; đối với công tác xử lý
đơn tố cáo sẽ nghiên cứu cụ thể theo quy định của Luật tố cáo mới (Luật Tố cáo
năm 2018), có đối chiếu, so sánh với Luật tố cáo cũ (Luật Tố cáo năm 2011); bên
cạnh đó có liên hệ với công việc thực tế của bản thân để từ đó đề ra những giải pháp
nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế (nếu có), góp phần hoàn thiện và nâng cao chất
lượng trong công tác xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của
Thanh tra tỉnh - từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của pháp luật về xử lý đơn khiếu nại, đơn
tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
Đánh giá thực trạng việc thực hiện xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến
nghị, phản ánh, phân tích những tồn tại, hạn chế (nếu có).
Đưa ra những giải pháp, kiến nghị cụ thể để khắc phục những tồn tại, hạn
chế nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng trong công tác xử lý đơn khiếu nại, đơn