Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xu hướng tịnh độ trong Phật giáo ở Việt nam và vai trò xã hội của nhà chùa trong đời sống hiện đại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Xu hướng tịnh độ trong Phật giáo ở Việt nam và vai trò xã hội của nhà
chùa trong đời sống hiện đại
I
Trong lịch sử Việt Nam, Phật giáo đã có một ảnh hưởng lâu dài từ đầu công nguyên cho đến
ngày nay. Phật giáo đã để lại một phần không thể cắt bỏ trong tính dân tộc Việt Nam. Người
Việt Nam quan niệm “Nam mô A Di Đà Phật”; trong văn học cũng như trong đời sống
thường, người ta thường nhắc nhở hình ảnh Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn. Chùa Việt
Nam ngày nay có màu sắc tịnh độ đậm nét. Đó là kết quả của một quá trình lựa lọc, lựa lọc
của nhiều thế hệ nhà tu hành và có lẽ quan trọng hơn còn là sự lựa lọc của quần chúng. Từ
đó Phật giáo đi vào cuộc sống, vào tâm thức Việt Nam.
Từ thời xa xưa Phật giáo đã được truyền bá vào xứ này. Và từ lâu ở đây đã có mặt cả ba
tông phái: Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông. Sử sách, di tích chùa tháp và công trình
nghệ thuật còn lưu lại dấu vết của cả ba tông phái. Thời hưng thịnh nhất gắn liền với sự
truyền bá của Thiền tông, một tông phái mới hình thành ở Trung Quốc vào quãng thế kỷ VII
và không lâu sau khi ra đời ở Trung Quốc đã được Tỳ - ni - đa - lưu - chi, đệ tử của vị tổ thứ
ba Thiền tông là Tăng Xán đưa vào Việt Nam (năm 580). Từ đó, theo lịch sử hầu như Phật
giáo vào Việt Nam phát triển theo xu hướng chung đó. Như thế là đã có những xu hướng
nào đó trước khi Thiền tông vào và về sau Thiền tông nhường chỗ cho Tịnh độ. Tịnh độ tông
là cái đọng lại sau một quá trình lựa lọc. Niệm Phật, tọa thiền, dùng mật ngữ đều là những
phép tu hành thông dụng. Nhưng đến khi chuyển sang Tịnh độ thì niệm Phật và là Phật A Di
Đà mới có ý nghĩa trọng yếu để vãng sinh Cực lạc. Và điều đó mới vạch ra được cho nhiều
người, kể cả những người daan thường không xuất gia, con đường không quá khó khăn để
đến với Phật giáo.
Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam sự phân cách các tông phái không rõ rệt. Trong cả lịch sử
lâu dài với nhiều chùa chiền ở khắp cả nước, chắc cũng có nhiều cao tăng tâm đắc với
những kinh điển khác nhau, thực hành cách tu luyện khác nhau. Giữa đệ tử các cao tăng đó
và các tự viện do họ tu trì chắc cũng hình thành những truyền thống sinh hoạt khác nhau.
Nhưng một điều đáng chú ý là ta không thấy có xung khắc đấu tranh giữa các tự viện, giữa
các Phật phái.
Ba vị tổ mở đầu ba dòng Thiền ở Việt Nam đều là những đệ tử trực truyền của các tổ Thiền
tông Trung Hoa. Tỳ - ni - đa - lưu - chi (thế kỷ thứ VI) là đệ tử của Tăng Xán, Vô Ngôn
Thông (thế kỷ IX) là đệ tử của Bách Trượng, Thảo Đường (thế kỷ XII) là đệ tử của Tuyết
Đậu. Phật giáo do họ truyền bá hẳn là Thiền tông. Khi phái Trúc Lâm ra đời, các chùa hầu
như cũng thống nhất vào đó. Trúc Lâm căn bản cũng thuộc Thiền tông nhưng ngày từ trong
Khóa hư lục có trướ lúc phái Trúc Lâm ra đời, thì cũng đã thấy xu hướng dung hòa Thiền với
Tịnh độ.
Một điều cũng đáng lưu ý là từ thế kỷ XIV, sau khi tổ thứ ba là Huyền Quang tịch, phái Trúc
Lâm không đặt tổ thứ tư. Và trong lịch sử về sau ta thấy nói đến những nhà sư có đạo pháp
cao như Đại Điên, Không Lộ mà cũng không thấy nói đến những nhà sư bàn về Thiền học
như Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ. Có lẽ bước chuyển sang Tịnh Độ đã xảy ra trước