Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xu hướng mua sắm smartphone của thanh niên tuổi teen tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬
NGUYỄN THỊ NHẬT TRÂM
XU HƯỚNG MUA SẮM
SMARTPHONE CỦA THANH
THIẾU NIÊN TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số chuyên ngành: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS Hoàng Thị Phương Thảo
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Xu hướng mua sắm smartphone của thanh thiếu
niên tại TP Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Nhật Trâm
ii
LỜI CÁM ƠN
Luận văn này được hoàn thành là bao tâm huyết, nỗ lực không chỉ của bản
thân tôi, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các thầy cô, khoa sau đại học, gia
đình, bạn bè và các anh chị học viên.
Lời đầu tiên, tôi xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô PGS.TS Hoàng
Thị Phương Thảo, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và luôn động viên
để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tiếp theo tôi xin cám ơn các thầy cô đã truyền đạt tất cả các kiến thức vô cùng
quý báo trong suốt thời gian tôi học tại trường, xin cảm ơn Khoa Sau Đại Học Trường
Đại Học Mở TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia khóa học MBA
tại trường và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn các anh chị học viên Khoa Sau Đại Học Trường
Đại Học Mở TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là học viên lớp MBA12B đã hết lòng khuyến
khích, chỉ dạy giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn này.
Lời cảm ơn tiếp theo tôi xin dành cho các đáp viên đã nhiệt tình dành thời gian
giúp tôi hoàn thành buổi thảo luận nhóm cũng như bảng câu hỏi khảo sát.
Cuối cùng tôi xin dành lời cảm ơn cho gia đình tôi, nguồn động viên và động
lực to lớn, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!
Tác giả
Nguyễn Thị Nhật Trâm
iii
TÓM TẮT
Khoa học và công nghệ ngày càng tiến bộ, các thiết bị kỹ thuật số ngày càng trở
nên gần gũi hơn trong cuộc sống của chúng ta, thậm chí trở thành một phần không
thể thiếu, đặc biệt là smartphone. Theo nghiên cứu của Pew (2015), công nghệ di
động đã “ôm lấy” cuộc sống của con người và bây giờ xuất hiện ngay trong cuộc sống
hằng ngày. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy có 56% người Mỹ trưởng thành sở hữu điện
thoại thông minh và trong số đó có 63% sử dụng điện thoại thông minh của họ để
truy cập web. Hơn nữa, 72% sinh viên đại học người Mỹ sở hữu một điện thoại thông
minh. Điều này cho thấy giới trẻ rất nhạy bén và nhanh nắm bắt xu thế công nghệ
mới.
Với thanh thiếu niên tại Việt Nam cũng không ngoại lệ, đây là lứa tuổi có xu
hướng tiếp cận và sử dụng công nghệ nhanh nhất. Đặc biệt là với sự canh tranh gay
gắt của các thương hiệu thì ngày càng có nhiều dòng smartphone giá rẻ ra đời, do đó
việc sử dụng và mua sắm smartphone ngày càng gia tăng. Nghiên cứu “Xu hướng
mua sắm smartphone của thanh thiếu niên tại thành phố Hồ Chí Minh” được
tiến hành với mục đích xem xét, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua
sắm smartphone của thanh thiếu niên tại TP Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra một số kiến
nghị cho các doanh nghiệp phát triển smartphone trong tương lai phù hợp với phân
khúc thị trường thanh thiếu niên.
Đề tài nghiên cứu này thực hiện qua 2 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức. Nghiên cứu sơ bộ bằng định tính thực hiện bằng phương pháp thảo luận
nhóm. Nghiên cứu chính thức thực hiện bằng hình thức nghiên cứu định lượng thông
qua khảo sát lấy ý kiến người tiêu dùng bằng cách gửi bảng câu hỏi cho những thanh
thiếu niên tuổi teen đang sử dụng smartphone ở TP Hồ Chí Minh. Dữ liệu thu về được
xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
Dựa vào mô hình chấp nhận công nghệ TAM, thuyết hành vi tiêu dùng và các
nghiên cứu trước có liên quan, tác giả đã đưa ra mô hình và giả thuyết nghiên cứu.
Từ kết quả phân tích dữ liệu, tác giả đã tìm ra 5 yếu tố tác động tích cực đến xu hướng
mua sắm smartphone của thanh thiếu niên, đó là: Giá trị chức năng, Giá trị xã hội,
iv
Giá trị hưởng thụ, Tính cách cá nhân và Giá cả. Trong đó, yếu tố tác động mạnh nhất
là Giá cả, tiếp đến là Giá trị chức năng. Yếu tố tác động yếu nhất là Giá trị hưởng thụ.
Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy không có sự khác biệt về giới tính trong xu hướng
mua sắm smartphone của thanh thiếu niên tuổi teen.
Qua đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị giúp các doanh nghiệp kinh doanh sản
phẩm smartphone phù hợp với phân khúc này. Để gia tăng xu hướng mua sắm của
thanh thiếu niên tuổi teen, các doanh nghiệp cần đưa ra mức giá hấp dẫn và phù hợp;
bên cạnh đó cần cải thiện và không ngừng nâng cấp cũng như cập nhật các tính năng
mới phù hợp với xu thế tiêu dùng và tính cách của tuổi teen; đồng thời đẩy mạnh
quảng bá thương hiệu và các chương trình khuyến mãi trên các kênh truyền thông
được tuổi teen quan tâm chú ý nhiều như báo mạng, facebook…
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN.............................................................................................................ii
TÓM TẮT..................................................................................................................iii
MỤC LỤC.................................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH VẼ ..........................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................... 1
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI...................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 4
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 5
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................. 5
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 5
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 7
1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU....................................................... 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN.............................................. 9
2.1. CÁC KHÁI NIỆM ........................................................................................... 9
2.1.1. Smartphone ................................................................................................ 9
2.1.2. Xu hướng mua sắm.................................................................................. 10
2.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG SMARTPHONE CỦA THANH
THIẾU NIÊN ........................................................................................................ 11
2.3. HÀNH VI, LỐI SỐNG CỦA THANH THIẾU NIÊN .................................. 15
vi
2.4. CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT...................................................................... 19
2.4.1. Thuyết hành vi tiêu dùng ......................................................................... 19
2.4.2. Thuyết hành động hợp lý (TRA) ............................................................. 23
2.4.3. Thuyết hành vi dự định – TPB ................................................................ 24
2.4.4. Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM .................................................... 25
2.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU HƯỚNG MUA SẮM CỦA THANH
THIẾU NIÊN ........................................................................................................ 26
2.6. TỔNG LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN................. 34
2.7. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ........................................................... 40
2.7.1. Xây dựng giả thuyết................................................................................. 40
2.7.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu.................................................................... 43
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 45
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU........................................................................ 45
3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................................................................ 46
3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ..................................................................................... 46
3.2.2. Nghiên cứu chính thức............................................................................. 49
3.3. THIẾT KẾ THANG ĐO HOÀN CHỈNH...................................................... 56
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ.................................................................... 60
4.1. Thống kê mô tả............................................................................................... 60
4.2. Kiểm định CRONBACH’S ALPHA.............................................................. 64
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA................................................................... 67
4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập.......................................... 67
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc............................................ 69
4.4. Kết quả kiểm định thang đo ........................................................................... 70
4.5. Phân tích hồi qui tuyến tính bội ..................................................................... 70
vii
4.5.1. Phân tích tương quan ............................................................................... 71
4.5.2. Hồi quy tuyến tính bội ............................................................................. 71
4.5.3. Phân tích mức độ tác động của các yếu tố............................................... 75
4.6. Kiểm định sự khác biệt về giới tính đối với xu hướng mua sắm................... 80
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................... 82
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 82
5.2. Khuyến nghị................................................................................................... 84
5.3. Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................I
PHỤ LỤC .................................................................................................................VI
Phụ lục 1: DÀN BÀI NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH .............................................VI
Phụ lục 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ............................................IX
Phụ lục 3: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ............................XI
Phụ lục 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SPSS.......................................................... XV
viii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Tỷ lệ sử dụng smartphone khu vực Đông Nam Á...................................... 3
Hình 2.1. Tỷ lệ sử dụng smartphone tăng theo nhóm tuổi ....................................... 12
Hình 2.2. Biểu đồ xu hướng sử dụng smartphone.................................................... 13
Hình 2.3. Top 10 ứng dụng trong smartphone được sử dụng nhiều nhất................. 13
Hình 2.4. Mô hình hành vi tiêu dùng........................................................................ 20
Hình 2.5. Thuyết hành động hợp lý - TRA .............................................................. 24
Hình 2.6. Thuyết hành vi dự định - TPB.................................................................. 25
Hình 2.7. Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM ..................................................... 26
Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu.................................................................................. 43
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu................................................................................ 45
Hình 4.2. Biểu đồ phân tán phần dư......................................................................... 74
Hình 4.3 Đồ thị Histogram ....................................................................................... 75
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu trước .................................................................. 37
Bảng 3.1. Xây dựng thang đo nháp .......................................................................... 47
Bảng 3.2. Các biến quan sát hiệu chỉnh.................................................................... 49
Bảng 3.3. Thang đo yếu tố Giá trị chức năng........................................................... 56
Bảng 3.4. Thang đo yếu tố Giá trị xã hội ................................................................. 57
Bảng 3.5. Thang đo yếu tố Giá trị hưởng thụ........................................................... 57
Bảng 3.6. Thang đo yếu tố Tính cách cá nhân ......................................................... 58
Bảng 3.7. Thang đo yếu tố Giá cả ............................................................................ 58
Bảng 3.8. Thang đo yếu tố Xu hướng mua sắm....................................................... 59
Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ....................................................................... 60
Bảng 4.2. Thống kê mô tả biến định lượng .............................................................. 61
Bảng 4.3. Cronbach’s Alpha của các thang đo......................................................... 65
Bảng 4.4. Kết quả phân tích EFA các biến độc lập.................................................. 68
Bảng 4.5. Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc.................................................... 69
Bảng 4.6. Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo ........................................................ 70
Bảng 4.7. Ma trận tương quan.................................................................................. 71
Bảng 4.8. Bảng Anova.............................................................................................. 72
Bảng 4.9. Kết quả phân tích hồi qui bội................................................................... 73
Bảng 4.10. Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình ............................................ 74
Bảng 4.11. Tóm tắt kết quả hồi qui .......................................................................... 76
Bảng 4.12. Kiểm định Levene.................................................................................. 80
Bảng 4.13. Kiểm định phương sai một yếu tố Anova ............................................. 80
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐTDĐ Điện thoại di động
EFA Exploratory Factor Analysis
GPS Global Positioning System
KMO Kaiser - Meyer - Olkin
OLS Ordinal Least Squares
PDA Personal Digital Assistant
Smartphone Điện thoại thông minh
Sig. Significance level
SPSS Statistical Package for Social Sciences
TAM Technolog Acceptance Model
TPB Theory of Planned Behaviour
Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TRA Theory of Reasoned Action
Teen Thanh thiếu niên tuổi từ 16 – 22 tuổi
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Chương này giới thiệu tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu; sau đó xác định mục
tiêu, ý nghĩa thực tiễn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu; đồng thời đưa ra phương
pháp nghiên cứu của đề tài và khái quát khung sườn kết cấu của bài luận văn.
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Kể từ khi ra đời với nhiệm vụ chính là kết nối liên lạc một cách tiện lợi nhất,
điện thoại di động (ĐTDĐ) đã được đón nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
ĐTDĐ thực sự đã giúp thay đổi toàn diện cuộc sống theo hướng tích cực hơn. Cùng
với sự phát triển và tiến bộ không ngừng của kỹ thuật công nghệ, ĐTDĐ đã được
nâng lên một tầm công nghệ mới, điện thoại thông minh (smartphone), được tích hợp
đầy đủ các tính năng tiện dụng hơn, dù đang ở bất cứ nơi đâu hay bất cứ thời điểm
nào, chỉ cần một vài thao tác là người dùng đã có vô số lựa chọn để kết nối với người
thân từ hội thoại video, tin nhắn hình, trò chuyện tức thời hay đơn giản là truy cập
internet. Và dường như nghe nhạc và chụp ảnh là những chức năng cơ bản không thể
thiếu của smartphone.
Smartphone ra đời đã nhanh chóng chiếm được thị hiếu của người tiêu dùng
và không ngừng gia tăng số lượng sử dụng. Không hiếm nhà phân tích đã đưa ra
những thống kê và dự đoán rằng smartphone đang và sẽ làm cho nhiều thiết bị điện
tử chuyên dụng trở nên lạc hậu. Lý do chính đến từ xu hướng tiêu dùng smartphone
đang dần thay thế ĐTDĐ chức năng phổ thông và tích kèm những tính năng của các
thiết bị điện tử chuyên dụng khác. Bên cạnh những chiếc điện thoại với mẫu mã sang
trọng, đắt tiền, các mẫu điện thoại thuộc phân khúc tầm trung cũng đang dành được
nhiều sự quan tâm trên thị trường. Các dòng điện thoại tầm trung này đáp ứng được
nhiều tiêu chí như giá cả bình dân, cấu hình ổn, đáp ứng được yêu cầu người dùng.
Không những thế trong vài năm gần đây nhiều hãng điện thoại đã tập trung vào phân
khúc điện thoại tầm trung, nhằm thực hiện nhiều cải tiến, nâng cấp để đáp ứng nhu
cầu thị trường. Chúng được thiết kế với cấu hình phần cứng mạnh mẽ hơn, dáng vẻ
hợp thời trang. Người tiêu dùng hiện nay chỉ cần một triệu đồng là có thể sở hữu một