Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xu hướng cách mạng dân chủ tư sản ở việt nam đầu thế kỷ xx (đầu thế kỷ xx đến chiến tranh thế giới thứ nhất).
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SỬ
----------
PHAN THỊ ĐÀO
Xu hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt
Nam đầu thế kỷ XX (đầu thế kỷ XX đến chiến
tranh thế giới thứ nhất)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Đầu thế kỉ XX, châu Á thức tỉnh, phong trào cách mạng dân chủ tư sản ở các
nước thuộc địa và nửa thuộc địa như Iran, Thổ Nhĩ Kì, Trung Quốc, Ấn Độ… mang
một nội dung mới: Đấu tranh yêu nước giải phóng dân tộc kết hợp đấu tranh giành
quyền dân chủ.
Ở nước ta, vào những năm đầu thế kỉ XX, dưới tác động của chính sách khai
thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế - xã hội Việt Nam có sự
biến đổi. Nền kinh tế có tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc đã bị phá vỡ, mặc dù chưa
tan rã hoàn toàn. Nền nông nghiệp cổ truyền còn chiếm ưu thế, nhưng một nền công
thương nghiệp theo kiểu tư bản đã xuất hiện, thể hiện một cảnh quan mới, khác lạ ở
Việt Nam và hơn hẳn chế độ phong kiến. Đồng thời, mâu thuẫn giữa nhân dân Việt
Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.
Trước sự suy tàn của chế độ phong kiến và những yêu cầu mới của lịch sử,
những người yêu nước Việt Nam đã ý thức được sự lỗi thời của thiết chế cũ về mọi
mặt, họ nhận thấy rằng, “quan niệm trung quân ái quốc” của thời kì Cần Vương
không thể là con đường cứu nước, cứu dân được nữa. Đây là những tiền đề cho sự
hình thành một xu hướng cách mạng mới.
Đúng lúc, các tân thư, tân văn của Trung Quốc, Nhật Bản dội vào nước ta đã
giới thiệu những tư tưởng dân chủ tư sản của phương Tây dưới lăng kính của các
nhà tư tưởng lập hiến. Các học thuyết về nhân đạo, dân quyền của những nhà tư
tưởng trong trào lưu triết học ánh sáng Pháp thế kỉ XVIII cũng truyền bá vào Việt
Nam, được các sĩ phu yêu nước tiến bộ tiếp thu nồng nhiệt. Trào lưu tư tưởng đó đã
cổ vũ, hướng theo họ lý tưởng của cuộc Cách mạng Pháp (1789), cuộc vận động
Duy Tân (1898) và Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc, giúp họ đoạn tuyệt
những tư tưởng quân chủ bảo hoàng, chuyển sang tư tưởng dân chủ cộng hòa. Mặt
khác, hơn 30 năm sau duy tân, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản hùng mạnh,
nhất là sau chiến thắng vang dội của quân đội Nhật trong chiến tranh Nga – Nhật
(1904-1905) càng củng cố niềm tin của các sĩ phu yêu nước vào con đường cách
mạng tư sản và họ đã dấy lên một phong trào yêu nước theo xu hướng này – đó là
xu hướng Dân chủ tư sản.
Với mong muốn tìm hiểu một giai đoạn lịch sử đầu thế kỷ XX, tìm hiểu một
xu hướng cứu nước mới – xu hướng Dân chủ tư sản để thấy được sự chuyển biến
của con đường giải phóng dân tộc, thấy được sự hy sinh, đóng góp của các bậc tiền
bối, các thế hệ cha ông đi trước trong quá trình tìm ra giải pháp cứu nước. Với lý do
trên, tôi chọn đề tài: “Xu hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ
XX (đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất)” làm đề tài khóa luận.
2. Lịch sử vấn đề
Từ trước đến nay nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thời cận đại đã thu hút
được sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước. Trong đó giai đoạn đầu
thế kỷ XX, cũng đã được nghiên cứu, phản ánh nhiều trong các cuốn giáo trình
thông sử như: Nguyễn Văn Kiệm với tác phẩm “Lịch sử Việt nam đầu thế kỷ XX
đến 1918”, Nguyễn Ngọc Cơ với “Lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918”, Nguyễn Văn
Khánh với “cơ cấu xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 – 1945), Trần Bá Đệ với
“Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay”…Những cuốn sách này trình bày một cách khá
chi tiết và đầy đủ về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam trong
giai đoạn đầu thế kỷ XX. Trong đó cũng đã đề cập đến quá trình hình thành và phát
triển của các trào lưu tư tưởng chính trị, gắn liền với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể
của kinh tế - xã hội nước ta, có xét tới tác động ngoại cảnh, những vận động của thế
giới và khu vực.
Ngoài ra, nghiên cứu về tư tưởng Dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
là một vấn đề không mới, đã có một số công trình nghiên cứu, tìm hiểu, một số bài
viết về vấn đề này như:
Nguyễn Thị Đảm với tác phẩm “Sự lựa chọn con đường phát triển của lịch
sử dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX và quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ
1930 đến nay” (2002). Đã làm rõ sự chuyển biến trong hệ tư tưởng yêu nước và
cách mạng Việt Nam, từ hệ tư tưởng phong kiến sang hệ tư tưởng dân chủ tư sản
đến hệ tư tưởng cộng sản. Sự lựa chọn đó phù hợp với xu thế thời đại và yêu cầu
của lịch sử dân tộc.
Trần Bá Đệ trong cuốn “Một số chuyên đề lịch sử Việt nam” (2007), đã có
một chuyên đề khai thác những khía cạnh, những mặt, những sự kiện và hiện tượng
có lien quan đến quá trình phát sinh, phát triển của những tư tưởng chính trị cơ bản
chi phối hoạt động của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. Một giai
đoạn lịch sử có đầy biến cố phức tạp, diển ra trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Lý
giải phần nào nguyên nhân thành công củng như thất bại của các trào lưu tư tưởng
chính trị được biểu hiện thành các xu hướng cứu nước tư sản và vô sản ở nước ta
những năm đầu của thế kỷ XX.
Trần Văn Giàu với tác phẩm “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ
XIX đến cách mạng tháng tám 1945” (tập 2) – Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó
trước các nhiệm vụ lịch sử. Tác phẩm đã bàn về hệ ý thức tư sản, các dạng của nó,
các biểu hiện và sự chuyển biến của nó trong gần nửa thế kỷ, tất cả đều được soi rõ
dưới ánh sáng của tiêu chuẩn giải phóng dân tộc.
Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm đề cập đến Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh hai nhà yêu nước đi đầu trong xu hướng cách mạng dân chủ tư sản đầu thế kỷ
XX như: Chương Thâu với “Phan Bội Châu con người và sự nghiệp cứu nước”,
phản ánh một cách khá đầy đủ về quê hương, con người và các thời kỳ hoạt động
cứu nước của Phan Bội Châu. Huỳnh Lý với tác phẩm “Phan Châu Trinh thân thế
và sự nghiệp”, là cái nhìn toàn cảnh về con người và sự nghiệp cứu nước của Phan
Châu Trinh. Nguyễn Văn Xuân với “Phong trào Duy Tân”, Nguyễn Hiến Lê với
“Đông Kinh Nghĩa Thục”,…
Trên các tạp chí “nghiên cứu lịch sử”, tạp chí “xưa và nay”, trên các trang
web củng đề cập đến vấn đề này.
Nhìn chung khối lượng sách báo, các công trình nghiên cứu đã viết khá nhiều
về vấn đề này nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu một cách sâu
sắc về sự hình thành, những biểu hiện cũng như vai trò và hạn chế của xu hướng
cách mạng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất ở Việt
Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xu hướng cách mạng dân chủ tư sản ở
Việt Nam đầu thế kỷ XX (đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất), để thấy
được sự chuyển biến trong con đường cứu nước, giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề cập đến xu hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX,
Tìm hiểu sự hình thành, những biểu hiện cũng như vai trò, hạn chế của xu hướng
cứu nước theo tư tưởng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Đối với đề tài thuộc lĩnh vực kiến thức cơ bản này, nguồn tư liệu chủ yếu
giúp cho việc nghiên cứu là các tư liệu thành văn. Đó là các bài viết, các tác phẩm
lịch sử, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các bài luận đăng trên các tạp
chí. Các tài liệu được lưu trữ tại thư viện trường ĐHSP Đà Nẵng, các thư viện của
thành phố Đà Nẵng, củng như trên các webside.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, đứng trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác
Lê nin, quan điểm của Đảng. Đồng thời trên các tư liệu thành văn thu thập từ nhiều
thể loại khác nhau, tôi tiến hành chọn lọc, phân loại và xử lý tư liệu sau đó sử dụng
hai phương pháp chuyên ngành : Phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết
hợp với phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đưa ra những luận điểm chính
xác, những kết luận khách quan và khoa học.
5. Đóng góp của đề tài
Qua thời gian thực hiện khóa luận bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như: Tài liệu
tham khảo, trình độ nhiên cứu, thời gian nghiên cứu nên khóa luận chỉ góp phần
nhỏ vào việc tổng hợp những nội dung cơ bản của xu hướng cách mạng dân chủ tư
sản ở Việt Nam đầu thế kỷ xx, một bước tiến quan trọng trong xu thế cứu nước lúc
bấy giờ.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn đọc góp ý, xây
dựng để khóa luận trở thành tài liệu thiết thực, bổ ích cho quá trình giảng dạy, học
tập và nghiên cứu của các bạn sinh viên sau này.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của
đề tài gồm có 2 chương:
Chương 1: Sự hình thành xu hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam
đầu thế kỷ XX (đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất).
Chương 2: Những biểu hiện của xu hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt
Nam đầu thế kỷ XX (đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giớ thứ nhất).
NỘI DUNG
Chương 1: SỰ HÌNH THÀNH XU HƯỚNG CÁCH MẠNG DÂN CHỦ TƯ
SẢN Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX ( ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT)
1.1. Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
1.1.1. Sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX và yêu cầu của lịch
sử dân tộc đầu thế kỷ XX
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng chính thức xâm lược Việt Nam. Lúc đầu,
triều đình Huế cũng lãnh đạo quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh chống Pháp
để bảo về độc lập chủ quyền của đất nước. Đã có lúc chúng ta đã giành được thắng