Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p khuyÕn khÝch ®Çu t trong níc.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ
KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC.
1.1 Những khái niệm cơ bản về đầu tư:
1.2 Vai trò của đầu tư trong nước và khuyến khích đầu tư trong nước:
1.3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về khuyến khích đầu tư trong nước:
1.3.1 Các biện pháp và chính sách huy động vốn đầu tư trong nước của một số nước
trên thế giới.
1.3.2 Kinh nghiệm quốc tế về KKĐTTN:
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHUYẾN KHÍCH
ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC
2.1 Thời kỳ 1995 đến 1999:
2.1.1 Nội dung chính của Luật và các văn bản dưới luật về KKĐTTN trong thời kỳ
này:
2.1.2 Đánh giá chung về thực trạng khuyến khích đầu tư trong nước thời kỳ này:
2.1.2.1 Thời kỳ thực hiện Luật KKĐTTN và Nghị định 29/CP (từ 1-1-1995 đến 30-1-
1998):
2.1.2.2 Thời kỳ thực hiện Nghị định 07/CP (từ 30-01-1998 đến 31-12-1998):
2.2. Thời kỳ 1999 đến nay:
2.2.1 Những thay đổi của Luật KKĐTTN (sửa đổi) số 03/1998/QH10 so với Luật
KKĐTTN cũ:
2.2.2 Những kết quả đạt được từ khi có Luật KKĐTTN (sửa đổi):
2.2.3 Đánh giá về các biện pháp hỗ trợ đầu tư:
2.2.4 Những vướng mắc cần tháo gỡ trong quá trình thực hiện Luật KKĐTTN (sửa
đổi):
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP
KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC.
3.1. Định hướng quan điểm KKĐTTN:
3.2. Sửa đổi và hoàn thiện khung pháp lý về KKĐTTN:
3.3. Đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền Luật và phối hợp thực hiện:
3.4. Khuyến khích mạnh đầu tư của khu vực kinh tế dân doanh:
3.4.1 Nâng cao nhận thức và quan điểm đối xử với kinh tế dân doanh:
3.4.2 Tạo một môi trường bình đẳng giữa khu vực quốc doanh và khu vực dân doanh:
3.4.3 Nâng cao trình độ cho các chủ doanh nghiệp dân doanh:
3.5. Xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài:
3.6. Nâng cao hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ đầu tư:
3.4.1 Công khai quy hoạch sử dụng đất và đơn giản hơn nữa thủ tục đất đai:
3.4.2 Cải tổ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia:
3.4.3 Các biện pháp hỗ trợ đầu tư khác:
1
Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p khuyÕn khÝch ®Çu t trong níc.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ KHUYẾN
KHÍCH ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC.
1.1. Những khái niệm cơ bản về đầu tư:
Trong điều kiện của nền sản xuất hàng hoá, để tiến hành mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh thì điều kiện không thể thiếu là phải có tiền.
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ mới hình thành,
tiền này được dùng để xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị… (tạo
ra các cơ sở vật chất kỹ thuật); mua sắm nguyên vật liệu, trả lương cho
người lao động trong chu kỳ sản xuất kinh doanh dịch vụ đầu tiên (tạo
vốn lưu động gắn liền với sự hoạt động của các TSCĐ vừa tạo ra).
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đang hoạt động,
tiền này dùng để mua sắm thêm các máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhà
xưởng, tăng vốn lưu động nhằm mở rộng quy mô hoạt động hiện có, sửa
chữa hoặc mua sắm các TSCĐ mới thay thế các TSCĐ đã bị hư hỏng, hao
mòn hữu hình (là các hao mòn do quá trình sử dụng và do tác động của
khí hậu, thời tiết) và vô hình (khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng
làm cho nhiều TSCĐ trở nên lạc hậu không còn thích hợp với điều kiện
mới, nếu tiếp tục sử dụng sẽ không có hiệu quả).
Vì số tiền cần thiết cho hoạt động đầu tư là rất lớn nên không phải
cơ sở sản xuất kinh doanh nào cũng có đủ tiền để tiến hành hoạt động đầu
tư. Tuy nhiên, họ có thể huy động từ nhiều nguồn khác như: vay ngân
hàng; vay bạn bè, người thân; mời cơ sở khác hợp tác đầu tư, vay từ bạn
hàng…
Từ đây, ta có thể rút ra định nghĩa về vốn đầu tư và nguồn gốc của
vốn đầu tư như sau:
Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh
doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn
khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy
trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực lớn hơn cho nền sản xuất xã hội.
2
Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p khuyÕn khÝch ®Çu t trong níc.
Quá trình sử dụng vốn đầu tư xét về mặt bản chất chính là quá trình
thực hiện sự chuyển hoá vốn bằng tiền (vốn đầu tư) thành vốn hiện vật để
tạo nên những yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh
hoạt. Quá trình này được gọi là hoạt động đầu tư hay đầu tư vốn. Do đó,
ta có khái niệm đầu tư như sau:
Đầu tư được hiểu là sự hi sinh hay chi dùng các nguồn lực (về tài
chính, lao động, vật chất, tài nguyên thiên nhiên…) trong hiện tại để tiến
hành một hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương
lai.
Tuy nhiên, xét trên giác độ nền kinh tế quốc dân thì không phải toàn
bộ các hoạt động đầu tư đều mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Ví dụ như
hoạt động gửi tiền tiết kiệm, mua cổ phần, mua hàng tích trữ vào dịp
Tết ... Các hoạt động này thực chất chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng
tiền (gửi tiết kiệm), quyền sở hữu cổ phần (mua cổ phần) và hàng hoá
(mua hàng tích trữ) từ người này sang người khác và do đó chỉ làm cho số
tiền thu về của nhà đầu tư lớn hơn số tiền mà họ bỏ ra. Giá trị tăng thêm
này lại chính là mất đi của các chủ thể khác (quỹ tiết kiệm, của cổ đông
đã bán đi cổ phần, của người mua hàng với giá cao). Tài sản của nền kinh
tế trong trường hợp này không có sự thay đổi một cách trực tiếp.
Do đó, để thuận tiện cho việc nghiên cứu tiềm lực và sự phát triển
của một nền kinh tế cũng như một doanh nghiệp, người ta đưa ra một
khái niệm quan trọng nữa là đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển là một bộ
phận cơ bản của đầu tư, là quá trình chuyển hoá vốn bằng tiền thành vốn
hiện vật; là quá trình chi dùng vốn nhằm tạo ra những yếu tố cơ bản của
sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đời sống, tạo ra những tài sản mới, năng lực
sản xuất mới và duy trì tiềm lực sẵn có của nền kinh tế hay là sự hi sinh
các nguồn lực ở hiện tại để tạo ra các tài sản mới trong tương lai.
Ta thấy rằng: không có một cơ sở sản xuất kinh doanh nào có thể
tồn tại và phát triển nếu không có hoạt động đầu tư. Còn đối với toàn bộ
3
Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p khuyÕn khÝch ®Çu t trong níc.
nền kinh tế thì hoạt động đầu tư cũng đóng một vai trò quan trọng. Vì
hoạt động đầu tư tác động đến cả tổng cung tổng cầu; đến tốc độ tăng
trưởng và phát triển của nền kinh tế; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế; tao điều kiện tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất
nước… Có thể nói, đầu tư là động lực cho sự phát triển của mỗi doanh
nghiệp cũng như mỗi quốc gia.
Để tiện cho việc theo dõi, quản lý, nâng cao hiệu quả của hoạt
động đầu tư, người ta thường phân loại hoạt động đầu tư theo các tiêu chí
như:
- Theo tính chất của các đối tượng đầu tư hoạt động đầu tư
gồm : đầu tư cho đối tượng vật chất, tài chính, đối tượng phi vật
chất.
- Theo cơ cấu tái sản xuất hoạt động đầu tư gồm: đầu tư theo
chiều rộng, đầu tư theo chiều sâu.
- Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư, hoạt động đầu tư có
thể chia thành: đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp.
- Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá
trình tái sản xuất xã hội, hoạt động đầu tư có thể chia thành: đầu
tư thương mại và đầu tư sản xuất.
- Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư, hoạt động
đầu tư được phân chia thành: đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất
các TSCĐ, đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động.
Nhưng nếu xét trên bình diện quốc gia người ta thường phân chia
hoạt động đầu tư thành đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đầu tư
trong nước, theo Điều 2 – Luật KKĐTTN, là việc bỏ vốn vào sản xuất,
kinh doanh tại Việt nam của các tổ chức, công dân Việt nam , người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt nam.
Còn đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt nam
4
Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p khuyÕn khÝch ®Çu t trong níc.
vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư. Đầu
tư nước ngoài thường được chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Cũng theo Luật KKĐTTN, khuyến khích đầu tư trong nước được
hiểu là việc sử dụng các cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm kích thích
quá trình bỏ vốn vào các ngành, lĩnh vực, địa bàn trên cơ sở chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ của đất nước.
Các nguồn lực cho hoạt động đầu tư bao gồm: nguồn lực về tài
chính (vốn), nguồn lực về con người (nhân lực), nguồn lực về máy móc
thiết bị (vật lực), nguồn tài nguyên thiên nhiên … Các nguồn lực này có
mối quan hệ chặt chẽ và trong một điều kiện nhất định có thể chuyển hoá,
thay thế lẫn nhau. Trong đó thì nguồn vốn tiền tệ là quan trọng nhất, vì nó
có thể dùng để lượng hoá cho các nguồn lực còn lại. Như vậy, có sự khác
biệt nhất định giữa khái niệm đầu tư và các nguồn lực cho hoạt động đầu
tư. Tuy nhiên, nếu không có các nguồn lực thì hoạt động đầu tư không thể
diễn ra được. Do đó, trong phạm vi khoá luận của mình, khái niệm
khuyến khích đầu tư trong nước có thể được hiểu với khái niệm huy động
nguồn lực trong nước.
Cũng như hoạt động đầu tư, người ta thường phân chia nguồn vốn
cho đầu tư thành 2 nguồn chính là:
+ Nguồn vốn trong nước,được huy động từ các nguồn:
- Tiết kiệm của chính phủ (tạo vốn qua Ngân sách): đây là nguồn
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động đầu tư trong nước.
Nguồn này chủ yếu được tập trung cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
kinh tế và xã hội, đầu tư phát triển một số công trình công nghiệp then
chốt, các công trình công cộng hay các công trình liên quan đến an ninh
quốc gia…
- Tiết kiệm của doanh nghiệp và tổ chức: nguồn này được lấy chủ
yếu từ quỹ khấu hao của các doanh nghiệp. Nó thường được đầu tư vào
5