Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM THỊ YẾN MAI
XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
THUỘC THẨM QUYỀN CỦA
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật hành chính Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Xét xử sơ thẩm vụ án hành
chính thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và thông tin nêu trong luận văn là
trung thực; các dữ liệu, luận điểm được trích dẫn đầy đủ. Nếu không
thuộc ý tưởng hoặc kết quả tổng hợp của chính bản thân tôi, tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả
Phạm Thị Yến Mai
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. ĐKQSDĐ : Đăng ký quyền sử dụng đất
2. HVHC : Hành vi hành chính
3. HĐXX : Hội đồng xét xử
4. HTND : Hội thẩm nhân dân
5. KSV : Kiểm sát viên
6. QĐHC : Quyết định hành chính
7. TAND : Tòa án nhân dân
8. TTHC : Tố tụng hành chính
9. TTGQCVAHC : Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
10. UBND : Ủy ban nhân dân
11. VAHC : Vụ án hành chính
12. VKS : Viện Kiểm sát
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU----------------------------------------------------------------------1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÉT XỬ SƠ
THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN CẤP TỈNH ------------------------------------------------------------7
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thuộc thẩm
quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ------------------------------------------------------
1.1.1. Khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa
án nhân dân cấp tỉnh ------------------------------------------------------------------------ 7
1.1.2. Đặc điểm xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa
án nhân dân cấp tỉnh-------------------------------------------------------------------------- 9
1.1.3. Ý nghĩa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh----------------------------------------------------------------------------------- 14
1.2. Pháp luật hiện hành về xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thuộc thẩm quyền
của Tòa án nhân dân cấp tỉnh -----------------------------------------------------------16
1.2.1. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính của Tòa án nhân dân
cấp tỉnh ----------------------------------------------------------------------------------------16
1.2.2. Các hoạt động tố tụng Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiến hành khi xét xử
sơ thẩm vụ án hành chính -------------------------------------------------------------------20
1.2.3. Bản án hành chính sơ thẩm - Kết quả quan trọng của hoạt động tố
tụng tại phiên tòa hành chính sơ thẩm ----------------------------------------------------37
CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT
XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN CỦA
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH---------------------------------------------- 42
2.1. Về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính của Tòa án nhân
dân cấp tỉnh ------------------------------------------------------------------------- 42
2.1.1. Thực tiễn về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh-----------------------------------------------------------------------------42
2.1.2. Biện pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ
án hành chính theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ------------------46
2.2. Về các hoạt động tố tụng Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiến hành khi xét xử sơ
thẩm vụ án hành chính---------------------------------------------------------------------46
2.2.1. Thực tiễn và biện pháp nâng cao hiệu quả trong giai đoạn chuẩn bị
trước khi mở phiên tòa sơ thẩm ------------------------------------------------------------46
2.2.2. Thực tiễn và biện pháp nâng cao chất lượng phiên tòa hành chính sơ
thẩm---------------------------------------------------------------------------------------------50
2.3. Về chất lƣợng bản án hành chính sơ thẩm --------------------------------------75
2.3.1. Thực tiễn chất lượng bản án hành chính sơ thẩm -----------------------75
2.3.2. Biện pháp nâng cao chất lượng bản án hành chính sơ thẩm ----------81
KẾT LUẬN-------------------------------------------------------------------------- 85
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang ngày càng phát triển, đi cùng với đó là nhiều quan hệ xã
hội phức tạp nảy sinh. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp
xảy ra ở nhiều lĩnh vực khác như tranh chấp trong lĩnh vực dân sự, lao động, kinh
tế…, trong đó tranh chấp hành chính hiện nay đang ngày trở nên phổ biến và diễn
biến phức tạp. Để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, cơ quan, tổ
chức bị chủ thể quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý hành
chính nhà nước xâm hại, bên cạnh quyền được khiếu nại bằng con đường hành
chính, pháp luật còn quy định cho công dân có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra
Tòa án. Kể từ khi Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996
(được sửa đổi, bổ sung năm 1998, năm 2006) ra đời và tiếp đó được thay thế bởi
Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã đáp ứng được sự đòi hỏi của xã hội và của
nhân dân, lấy mục tiêu phục vụ nhân dân là thước đo cho sự tiến bộ của một nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó Tòa án nhân dân đóng vai trò quan
trọng để đưa quy định của Luật Tố tụng hành chính đi vào cuộc sống. Đó là cơ sở
pháp lý quan trọng cho hoạt động xét xử của Tòa Hành chính, góp phần nâng cao
hiệu lực quản lý nhà nước, làm thúc đẩy quá trình cải cách nền hành chính ở nước
ta, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm của các cán
bộ, công chức nhà nước và được xem là một bước phát triển của cải cách tư pháp
phục vụ cho công cuộc đổi mới của đất nước.
Xét xử vụ án hành chính được thực hiện theo nguyên tắc hai cấp xét xử,
trong đó xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là cấp xét xử thứ nhất, có ý nghĩa quyết
định, quan trọng đối với hoạt động xét xử nói chung, bởi lẽ nếu chất lượng của hoạt
động xét xử sơ thẩm thấp sẽ dẫn đến các trường hợp phải xét xử ở cấp tiếp theo
hoặc hủy án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại vụ án đó, từ đó làm kéo dài thời gian tố
tụng, gây tốn kém về thời gian và vật chất đối với các đương sự. Quá trình giải
quyết vụ án hành chính ở cấp sơ thẩm trải qua các giai đoạn tố tụng khác nhau
nhưng xét xử sơ thẩm diễn ra tại phiên tòa hành chính được xem là giai đoạn quan
trọng nhất, là nơi thể hiện rõ chức năng xét xử của Toà án, nơi biểu hiện tập trung
của quyền tư pháp. Việc thực hiện chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính được
pháp luật tố tụng hành chính giao cho Tòa án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh và được
2
phân định rõ thẩm quyền xét xử dựa trên việc xác định những khiếu kiện hành chính
mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh hay cấp huyện được quyền thụ lý giải quyết.
Thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án hành chính nói chung và của Tòa án nhân
dân cấp tỉnh nói riêng trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả tích cực góp
phần bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, bảo vệ pháp luật. Mặc
dù xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
được quy định trong pháp luật tố tụng hành chính hiện nay cơ bản đã được hoàn
thiện hơn so với trước đây và được tiến hành trong điều kiện thuận lợi, bởi việc xét
xử sơ thẩm vụ án hành chính do Tòa chuyên trách là Tòa Hành chính đảm nhiệm và
có đội ngũ Thẩm phán chuyên trách được đào tạo chuyên sâu về giải quyết các vụ
án hành chính, có điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác xét xử khá tốt, tuy
nhiên nhìn chung, việc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh
vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác giải quyết khiếu kiện
hành chính; đối tượng xét xử thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh còn
nhiều bất cập; phiên tòa hành chính sơ thẩm chưa thực sự đem lại hiệu quả thiết
thực trong việc đảm bảo quyền bình đẳng giữa các bên đương sự, trong khi đó Tòa
án nhân dân cấp tỉnh vẫn còn phải chịu áp lực trước người bị kiện là cơ quan, cá
nhân mang quyền lực nhà nước ở cùng cấp hoặc trên một cấp với mình; bản án hành
chính sơ thẩm chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt hình thức và nội dung, tỷ lệ bản
án sơ thẩm bị Tòa án cấp trên hủy, sửa còn nhiều, chứng tỏ chất lượng bản án hành
chính sơ thẩm do Tòa án nhân dân cấp tỉnh ban hành vẫn chưa được đảm bảo, ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, làm giảm sút niềm
tin của người dân vào công tác xét xử của Tòa Hành chính.
Với lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính
thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh” làm Luận văn Thạc sĩ Luật học,
chuyên ngành Luật Hành chính của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về xét xử
sơ thẩm vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tuy
nhiên, trong những năm qua đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu nhằm phục
vụ cho việc nghiên cứu sâu những khía cạnh khác trong lĩnh vực tố tụng hành chính
mà các tác giả quan tâm nên các công trình này cũng đã đề cập đến hoạt động xét
xử vụ án hành chính nói chung và xét xử sơ thẩm vụ án hành chính nói riêng của
Tòa án nhân dân như:
3
- Nguyễn Thanh Bình (2003), Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc
giải quyết các khiếu kiện hành chính, Luận án tiến sĩ luật học, trường Đại học Luật
Hà Nội, tập trung nghiên cứu phương diện lý luận và thực tiễn về thẩm quyền của
Tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp hành chính, trong đó chỉ có phần nhỏ
đi vào nghiên cứu hoạt động xét xử vụ án hành chính nói chung của Tòa án nhân
dân.
- Hoàng Quốc Hồng (2007), Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa hành
chính, Luận án tiến sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, với mục đích chính là
nghiên cứu sâu về tổ chức và hoạt động của Tòa hành chính nên tác giả cũng nghiên
cứu qua về xét xử sơ thẩm vụ án hành chính để làm toát lên hoạt động của Tòa
Hành chính trong từng giai đoạn.
- Nguyễn Mạnh Hùng (2006), Thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án
nhân dân, Luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, cũng chỉ dừng lại
ở việc điểm qua về xét xử sơ thẩm vụ án hành chính để tập trung vào nghiên cứu
thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính.
- Nguyễn Thị Tuyết Thanh (2007), Hoạt động xét xử hành chính ở Việt Nam,
thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh, ở công trình này, tác giả chỉ chuyên sâu vào nghiên cứu lý
luận, thực trạng hoạt động xét xử hành chính của Tòa án nói chung và từ đó đưa ra
giải pháp để hoàn thiện mà không đi vào nghiên cứu sâu về hoạt động xét xử sơ
thẩm vụ án hành chính.
- Hoàng Thị Hoa Lê (2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xét xử sơ
thẩm vụ án hành chính, Luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, đã
phân tích được về mặt lý luận, thực tiễn cũng như đề ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật về xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, tuy nhiên những vấn đề tác giả
nghiên cứu chỉ là xét xử sơ thẩm vụ án hành chính nói chung và chưa đi vào tìm
hiểu thực tiễn xét xử sơ thẩm tại phiên tòa hành chính sơ thẩm, vì vậy chưa đưa ra
được những giải pháp để nâng cao chất lượng phiên tòa hành chính sơ thẩm, trong
khi đó đây là vấn đề hết sức quan trọng khi nghiên cứu về xét xử sơ thẩm vụ án
hành chính.
Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu là các bài báo, bài viết được đăng
trên các tạp chí đã khai thác, phân tích được nhiều khía cạnh nhỏ có liên quan, như:
Lê Song Lê (2004), “Một số vấn đề liên quan đến thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính”, Tạp chí kiểm sát, (6); Lê Xuân Thân (1998), “Bản án hành chính”, Tạp chí
4
Tòa án nhân dân, (6); Lê Xuân Thân (1998), “Nghị án trong quá trình xét xử một số
vụ án hành chính theo trình tự sơ thẩm”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (11); Đồng Thị
Kim Thoa (2005), “Về quyền hạn của Tòa án trong việc ra phán quyết khi giải
quyết vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm”, Tạp chí Luật học, (4); Lê Việt Sơn
(2012), “Bàn về thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án nhân dân theo loại việc
bị khiếu kiện”, Tạp chí khoa học pháp lý, (6); Phạm Công Hùng (2012), “Một số
vấn đề về trình tự, thủ tục và kỹ năng xét xử vụ án hành chính tại phiên tòa sơ
thẩm”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (2); Dương Hoán (2012), “Xác định đối tượng
khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh”, Tạp chí khoa học pháp lý,
(6); Nguyễn Cửu Việt (2013), “Phạm vi các loại khiếu kiện hành chính thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (2+3)…
Do phạm vi, mục đích nghiên cứu của mỗi công trình khác nhau nên chỉ đề
cập đến một phần khía cạnh có liên quan đến hoạt động xét xử vụ án hành chính nói
chung và xét xử sơ thẩm vụ án hành chính nói riêng mà chưa có công trình nào đi
sâu vào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về xét xử sơ thẩm vụ án hành
chính thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, nhất là kể từ khi Luật Tố
tụng hành chính được ban hành và đi vào cuộc sống.
3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích mà luận văn hướng đến là nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung
về xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
nhằm làm rõ khái niệm, đặc trưng, ý nghĩa và quy định pháp luật về xét xử sơ thẩm
vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trên cơ sở đó,
tác giả nêu lên một số vấn đề mang tính thực tiễn trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ
án hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và kiến nghị biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thuộc thẩm quyền
của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung vào
việc làm rõ một số vấn đề sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về xét xử sơ thẩm vụ án hành chính
thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh như: Xây dựng khái niệm xét xử sơ
thẩm vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, chỉ ra đặc
điểm và ý nghĩa của xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh. Phân tích có hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành về xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, trong đó phân tích về thẩm quyền xét xử