Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng văn hóa chia sẻ cho học sinh tiểu học huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
§¹i häc th¸i nguyªn
tr-êng ®¹i häc s- ph¹m
--------------
NguyÔn ThÞ LiÔu
x©y dùng v¨n ho¸ chia sÎ cho häc sinh
tiÓu häc huyÖn hµm yªn - tØnh tuyªn quang
LuËn v¨n: Th.S Gi¸o dôc häc
M· sè: 60.14.01
Ng-êi h-íng dÉn: PGS.TS NguyÔn ThÞ TÝnh
Th¸i Nguyªn, th¸ng 12 n¨m 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .............................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
6. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 3
8. Đóng góp của đề tài...................................................................................... 3
9. Cấu trúc của đề tài......................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG VĂN HOÁ CHIA SẺ ............ 5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 5
1.2. Một số khái niệm công cụ .......................................................................... 6
1.2.1. Khái niệm văn hoá .................................................................................. 6
1.2.2. Khái niệm văn hoá nhà trƣờng................................................................ 9
1.2.3. Khái niệm văn hóa chia sẻ .................................................................... 12
1.2.4. Xây dựng văn hóa chia sẻ ..................................................................... 14
1.3. Một số vấn đề cơ bản về xây dựng văn hóa chia sẻ cho học sinh tiểu học............. 16
1.3.1. Vài nét về đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học.................................. 16
1.3.1.1. Đặc điểm về thể chất.......................................................................... 16
1.3.1.2. Đặc điểm về nhận thức và tình cảm................................................... 16
1.3.1.3 Đặc điểm xã hội. ................................................................................. 18
1.3.2. Vai trò của văn hóa chia sẻ đối với nâng cao chất lƣợng giáo dục ............. 18
1.3.3. Nội dung xây dựng văn hoá chia sẻ cho học sinh tiểu học ................... 21
1.3.3.1 Xây dựng môi trƣờng học tập, vui chơi thân thiện cho trẻ tạo cơ hội
cho trẻ đƣợc tham gia, thể hiện bản thân ........................................................ 21
1.3.3.2. Giúp các em có nhận thức đúng đắn về văn hoá chia sẻ. .................. 22
1.3.3.3. Xây dựng các chuẩn mực trong học tập, giao tiếp ứng xử ................ 23
1.3.4. Phƣơng pháp, hình thức tổ chức xây dựng văn hoá chia sẻ cho học sinh
tiểu học ............................................................................................................ 26
1.3.5. Vai trò của cán bộ giáo viên trong xây dựng văn hoá chia sẻ cho học
sinh tiểu học .................................................................................................... 28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
1.3.6 Các nhân tố ảnh hƣởng tới xây dựng văn hoá chia sẻ cho học sinh tiểu
học. .................................................................................................................. 29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 31
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ CHIA SẺ CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC HUYỆN HÀM YÊN - TỈNH TUYÊN QUANG .................. 33
2.1. Vài nét về khách thể điều tra.................................................................... 33
2.2. Thực trạng xây dựng văn hoá chia sẻ cho học sinh tiểu học huyện Hàm
Yên - tỉnh Tuyên Quang.................................................................................. 34
2.2.1. Mục đích, đối tƣợng, nội dung, phƣơng pháp khảo sát thực tế ............ 34
2.2.2. Thực trạng xây dựng văn hoá chia sẻ cho học sinh tiểu học huyện Hàm
Yên - tỉnh Tuyên Quang.................................................................................. 35
2.2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh về vai trò, ý nghĩa của
văn hoá chia sẻ trong nhà trƣờng tiểu học ...................................................... 35
2.2.3.2. Thực trạng nhu cầu chia sẻ của học sinh tiểu học huyện Hàm Yên -
tỉnh Tuyên Quang............................................................................................ 37
2.2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung xây dựng văn hoá chia sẻ cho học sinh
tiểu học huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang................................................. 41
2.2.3.4 Thực trạng sử dụng phƣơng pháp xây dựng văn hoá chia sẻ cho học
sinh Tiểu học ................................................................................................... 48
2.2.3.5 Thực trạng về hình thức tổ chức xây dựng văn hoá chia sẻ cho học
sinh tiểu học .................................................................................................... 50
2.2.3.6 Thực trạng mức độ chia sẻ của học sinh tiểu học huyện Hàm Yên -
tỉnh Tuyên Quang............................................................................................ 56
2.2.4 Những khó khăn trong quá trình xây dựng văn hoá chia sẻ cho học sinh
Tiểu học huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang ............................................... 58
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 61
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HOÁ CHIA SẺ CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN HÀM YÊN - TỈNH TUYÊN QUANG........ 62
3.1. Một số nguyên tắc xây dựng biện pháp ................................................... 62
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích giáo dục....................................... 62
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo vai trò chủ đạo của giáo viên và tính tích cực của
học sinh ........................................................................................................... 64
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức chung, vừa sức riêng trong giáo dục......65
3.1.4. Nguyên tắc thống nhất giữa giáo dục ý thức và hành vi....................... 66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa các lực lƣợng nhà trƣờng - gia
đình - xã hội trong giáo dục ............................................................................ 68
3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo quyền và bổn phận của trẻ em ............................. 69
3.2. Một số biện pháp xây dựng văn hoá chia sẻ cho học sinh tiểu học huyện
Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang ......................................................................... 69
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về văn hoá
chia sẻ.............................................................................................................. 69
3.2.2. Đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm xây dựng văn hoá chia sẻ giữa
thầy - trò, trò - trò............................................................................................ 71
3.2.3. Tăng cƣờng tổ chức các hoạt động cho học sinh tạo môi trƣờng văn
hoá chia sẻ ....................................................................................................... 73
3.2.4 Tổ chức hoạt động tƣ vấn học đƣờng .................................................... 76
3.2.5. Tăng cƣờng mối quan hệ giữa nhà trƣờng với gia đình và cộng đồng . 77
3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................... 79
3.4. Khảo nghiệm tính khả thi, tính thực tiễn của các biện pháp.................... 80
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm.......................................................................... 80
3.4.2. Đối tƣợng khảo nghiệm......................................................................... 80
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm.......................................................................... 80
3.4.4. Phƣơng pháp khảo nghiệm.................................................................... 80
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................ 80
3.4.5.1. Kết quả khảo sát học sinh về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của
các biện pháp xây dung văn hoá chia sẻ cho học sinh tiểu học ...................... 80
3.4.5. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về mức độ cần thiết và mức độ khả thi
của các biện pháp xây dựng văn hoá chia sẻ cho học sinh tiểu học ............... 82
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ…………………………………………..88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập quốc tế là một yêu cầu tất yếu của bất kỳ một quốc gia nào
trong tiến trình lịch sử phát triển của mình. Quá trình hội nhập diễn ra mạnh
mẽ ở tất cả các lĩnh vực trong đó hội nhập quốc tế về giáo dục nói riêng giữ
một vai trò đặc biệt quan trọng vì giáo dục con ngƣời không chỉ trở thành
công dân của một quốc gia, một dân tộc mà còn giáo dục con ngƣời trở thành
công dân của toàn cầu.
Một trong những yếu tố góp phần đạt đƣợc mục đích đó là xây dựng
trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực, xây dựng môi trƣờng văn hóa học
đƣờng lành mạnh, xây dựng phát triển văn hóa chia sẻ giữa thầy - trò, giữa trò
– trò. Hiện nay văn hóa chia sẻ trong nhà trƣờng nói chung chƣa thực sự đƣợc
quan tâm, vấn đề này vẫn nhắc tới một cách chung chung mà chƣa chỉ ra
những biện pháp xây dựng và phát triển văn hóa chia sẻ trong học đƣờng.
Văn hóa chia sẻ không tự nhiên mà có, nó có quá trình hình thành và
phát triển dƣới sự tác động của các lực lƣợng giáo dục và sự tích cực của
ngƣời học. Đối với các em học sinh ở bậc học tiểu học còn thiếu về kinh
nghiệm sống, kỹ năng chia sẻ các vấn đề trong học tập nói riêng và trong cuộc
sống nói chung, trong khi việc trang bị cho các em những kỹ năng này là rất
cần thiết vì các em đang bƣớc những bƣớc đi đầu tiên của cuộc đời, những tri
thức các em đƣợc trang bị ở bậc học này là cơ sở, nền tảng, tiền đề cho suốt
quá trình học tập của các em.
Các em học sinh tiểu học ở tỉnh Tuyên Quang nói riêng và các em học
sinh miền núi nói chung có đặc điểm tâm lý chung là các em e dè, nhút nhát
trong giao tiếp nói chung và chia sẻ trong học tập, chia sẻ tình cảm nói riêng,
điều đó làm hạn chế nhu cầu chia sẻ của các em, làm hạn chế kỹ năng giao
tiếp của các em. Vì vậy giúp các em hình thành thói quen, kỹ năng chia sẻ với
thầy cô, với bạn bè, mọi ngƣời, nhằm phát huy tính tích cực, nâng cao chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
lƣợng giáo dục, góp phần tích cực xây dựng thành công trƣờng học thân thiện
học sinh tích cực là việc làm cần thiết của các lực lƣợng giáo dục nói chung
và nhà trƣờng tiểu học nói riêng.
Từ đó chúng tôi chọn đề tài:
“Xây dựng văn hóa chia sẻ cho học sinh Tiểu học Huyện Hàm Yên -
Tỉnh Tuyên Quang” làm vấn đề nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của văn hóa nhà trƣờng, văn
hóa chia sẻ nhằm đề xuất một số biện pháp xây dựng văn hóa chia sẻ cho học
sinh Tiểu học Huyện Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang, góp phần thực hiện
chƣơng trình xây dựng văn hóa nhà trƣờng, xây dựng trƣờng học thân thiện
học sinh tích cực ở các trƣờng khu vực miền núi.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Môi trƣờng văn hóa nhà trƣờng
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Xây dựng văn hóa chia sẻ cho học sinh Tiểu học Huyện Hàm Yên -
Tỉnh Tuyên Quang
4. Giả thuyết khoa học
Văn hóa nhà trƣờng nói chung, văn hóa chia sẻ nói riêng ảnh hƣởng tới
chất lƣợng giáo dục nhà trƣờng, nếu tìm ra các biện pháp xây dựng văn hóa
chia sẻ ở trƣờng tiểu học sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà
trƣờng tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của xây dựng văn hóa chia sẻ ở trƣờng Tiểu
học
5.2. Tìm hiểu thực trạng xây dựng văn hóa chia sẻ cho học sinh Tiểu học
Huyện Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
5.3. Đề xuất những biện pháp xây dựng văn hóa chia sẻ cho học sinh Tiểu
học Huyện Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi về mặt nội dung
Văn hóa chia sẻ là một phạm trù rộng, đề tài chỉ nghiên cứu văn hóa
chia sẻ trong học tập để nâng cao trình độ văn hóa, chia sẻ về vấn đề tình cảm
của giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh.
6.2. Pham vi về khách thể điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra ở 4 trƣờng Tiểu học thuộc Huyện Hàm
Yên - Tỉnh Tuyên quang.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Tiến hành nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu, giáo trình, các
bài báo, các văn bản, báo cáo hội thảo... Có liên quan tới vấn đề xây dựng văn
hóa chia sẻ trong học đƣờng.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp quan sát hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh và sự
chia sẻ giữ giáo viên và học sinh.
- Phƣơng pháp đàm thoại với giáo viên về xây dựng văn hóa chia sẻ
trong trƣờng học.
- Phƣơng pháp điều tra bằng ankét: Khảo sát thực trạng văn hóa chia sẻ
trong nhà trƣờng tiểu học.
- Phƣơng pháp hỏi ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuất.
7.3. Các phƣơng pháp bổ trợ khác
8. Đóng góp của đề tài
Góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực trạng của văn hóa
chia sẻ và xây dựng văn hóa chia sẻ cho học sinh tiểu học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Đề xuất một số biện pháp xây dựng văn hóa chia sẻ cho học sinh Tiểu
học của các tỉnh miền núi.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, đề xuất ý kiến, phụ lục... đề tài gồm 3
chƣơng
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài
- Chƣơng 2: Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Chƣơng 3: Đề xuất biện pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG VĂN HOÁ CHIA SẺ
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Xây dựng văn hóa chia sẻ trong nhà trƣờng nói chung sẽ tạo đƣơc mối
quan hệ tốt gữa thầy với trò và trò với trò, đây là điều mà các nhà giáo dục
luôn mong muốn hƣớng tới nhằm tạo một môi trƣờng học tập thân thiện cho
các em học sinh phát triển tốt nhất.
Từ nhiều thế kỷ trƣớc nhà giáo dục vĩ đại của cộng hòa Séc và của thế
giới J.A Comenxki (1592-1670) khi bàn tới giáo dục ông đã hƣớng tới xây
dựng một nền giáo dục hoàn thiện mà trƣớc tiên là giáo dục sự công bằng cho
các học sinh, biết làm điều thiện, biết chia sẻ, yêu thƣơng và giúp đỡ mọi
ngƣời, biết nhƣờng nhịn lẫn nhau, tôn trọng nhau để xây dựng mối quan hệ có
văn hóa. Nhà giáo dục xô viết vĩ đại A.S Macrenco (1888-1939) khi bàn tới
môi trƣờng giáo dục trong gia đình cũng rất quan tâm tới việc giáo dục thái độ
có văn hóa, hành vi có văn hóa cho các em, và chính hành vi ứng xử có văn
hóa của ngƣời lớn ảnh hƣởng trực tiếp tới sự hình thành nhân cách của các
em. Ông cho rằng cần tổ chức nhiều hoạt động học tập và vui chơi giải trí cho
các em để tạo điều kiện cho các em hình thành thói quen, có ý thức trách
nhiệm, biết yêu thƣơng quan tâm gúp đỡ ngƣời khác.
Khi nói về vấn đề này ở Việt Nam có một số nghiên cứu của các tác giả
nhƣ:
Năm 2006 NXB Giáo dục xuất bản cuốn Giáo dục hành vi văn hóa cho
trẻ em của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết.
Năm 2009 NXB Đại học sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản
cuốn văn hóa giao tiếp trong nhà trƣờng của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
Một số công trình nghiên cứu khoa học nhƣ: “Biện pháp xây dựng văn
hóa nhà trƣờng ở trƣờng cao đẳng công nghiệp Nam Định” (Lê Thị ngoãn);
“Xây dựng văn hóa học tập ở trƣờng trung học phổ thông Ngọc Hà – Hà
Giang” (Nhân Thị Nga), “Xây dựng văn hóa chia sẻ ở trƣờng Đại học sƣ
phạm Thái Nguyên” ( Nguyễn Thị Ngát).
Hàng năm, các cơ quan đoàn thể của các tỉnh, thành phố đều tổ chức các
diễn đàn “Lắng nghe trẻ em nói” với mục đích chia sẻ với các em và lắng
nghe những ƣớc mơ, tâm tƣ, nguyện vọng, mong muốn của các em. Năm
2011 sẽ tổ chƣc diễn đàn cấp quốc gia với chủ đề “Ƣớc mơ của em về môi
trƣờng an toàn, hoàn thiện và lành mạnh”. Các em học sinh sẽ đƣợc chia sẻ
những mong muốn của mình trƣớc sự lắng nghe của quốc hội.
Nói tới văn hóa chia sẻ không phải là vấn đề mới mẻ, tuy nhiên chƣa
thực sự đƣợc quan tâm đúng mức, nhất là ở bậc Tiểu học chƣa có nhiều công
trình nghiên cứu về vấn đề này.
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Khái niệm văn hoá
Văn hoá là một khái niệm rộng hƣớng tới tất cả hoạt động trong cuộc
sống của con ngƣời, văn hoá có tác động tới toàn bộ đời sống của mỗi ngƣời
nhằm hình thành, phát triển toàn diện chân - thiện - mỹ. Khi nói tới văn hoá
có nhiều khái niệm khác nhau.
Trong tiếng việt văn hoá là danh từ có một hàm ngữ nghĩa khá phong
phú và phức tạp. Ngƣời ta có thể hiểu văn hoá nhƣ một hoạt động sáng tạo
của con ngƣời, nhƣng cũng có thể hiểu văn hoá nhƣ là lối sống, thái độ ứng
xử, trình độ học vấn.
ở phƣơng tây, văn hoá xuất hiện rất sớm, từ văn hoá trong tiếng Latinh là
Cultula với nghĩa là cày cấy, gieo trồng. Từ nghĩa này dẫn đến nghĩa rộng hơn
là sự hoàn thiện, vun trồng tinh thần trí tuệ.