Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây Dựng Truyến Du Lịch Sinh Thái Cho Giáo Dục Môi Trường Tại Trường Đại Học Lâm Nghiệp Xuân Mai Chương Mai Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƯỜNG
----------o0o----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI CHO GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP, XUÂN
MAI, CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI
NGÀNH: QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH: 7850101
Giáo viên hướng dẫn : TS. Lưu Quang Vinh
Sinh viên thực hiện : Phùng Thị Thanh Hải
Mã sinh viên : 1653150174
Lớp : 61_QLTN&MT
Khóa : 2016 – 2020
Hà Nội - Năm 2020
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện khóa học 04 năm ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
tại Trường ĐHLN tôi đã thực hiện đề tài khóa luận: “Xây dựng tuyến du lịch sinh
thái cho giáo dục môi trường tại trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai,
Chương Mỹ, Hà Nội”.
Đến nay bản khóa luận đã hoàn thành, cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu
sắc tới TS. Lưu Quang Vinh - người hướng dẫn khoa học cho đề tài khóa luận.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Phùng Thị Tuyến, Th.S Fiona
Clarkson, TS. Vương Duy Hưng, Ths. Bùi Văn Năng, cô Nguyễn Thị Tuyết Mai,
KS. Lò Văn Oanh, KS. Lương Thị Khánh Linh đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các các thầy cô giáo Khoa
QLNR&MT nói riêng, trường ĐHLN nói chung, bạn bè và người thân đã hộ trợ,
động viên tôi trong 04 năm học tập tại trường ĐHLN.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
sót trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu của các thầy (cô) giáo, các chuyên gia và bạn bè để bản khóa luận tốt
nghiệp được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy (cô) dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Phùng Thị Thanh Hải
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đầy đủ
DLST Du lịch sinh thái
VQG Vườn quốc gia
KBT Khu bảo tồn
ĐHLN ĐHLN
ĐDSH Đa dạng sinh học
GDMT Giáo dục môi trường
UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới
TIES Hiệp hội Du lịch sinh thái thế giới
NXB Nhà xuất bản
QH Quốc hội
NĐ-CP Nghị định chính phủ
NQ/TW Nghị quyết/Trung ương
NQ/CP Nghị quyết/Chính phủ
QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng
BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
VHTT&DL Văn hóa thể thao và Du lịch
IUCN Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế
QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
WHO Tổ chức Y tế thế giới
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc
ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của xã hội
loài người ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Khi con người có cuộc sống cả về vật
chất lẫn tinh thần đầy đủ thì nhu cầu du lịch sẽ nảy sinh thường xuyên hơn. Vì vậy
các tuyến du lịch, chương trình du lịch ngày càng được phát triển và hoàn thiện
hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách nhất là khi họ có xu hướng
thiên về du lịch gần gũi với thiên nhiên – du lịch sinh thái.
Du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng đều đang phát triển
mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt hơn là trong hơn hai thập kỷ vừa qua du
lịch sinh thái nổi lên như một hiện tượng. Việt Nam là một trong những quốc gia
có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bởi những vẻ đẹp thiên nhiên ban
tặng, phong phú về tự nhiên, đa dạng về hệ sinh thái, cảnh quan và đa dạng sinh
học (ĐDSH).
DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với
giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự
tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Kiểu du lịch này có rất nhiều loại
hình khác nhau như: Du lịch leo núi, du lịch xem thú, du lịch làng bản, trekking
tour… (Hoàng Anh Tuấn, 2010).
Trường ĐHLN là một trường Đại học đầu ngành, đào tạo nguồn nhân lực có
trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển ngành Lâm nghiệp và phát triển nông thôn.
Với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại: khu giảng đường 12830 m2 phòng học;
khu thí nghiệm (5 trung tâm thí nghiệm, thực hành) 11.291 m2
; thư viện 2.465 m2
xây dựng và 12.000 đầu sách; khu rừng thực nghiệm trên 130ha có thể đáp ứng tốt
các nhu cầu nghiên cứu, tham quan về đa dạng sinh học, khoa học cho sinh viên
trong và ngoài nhà trường, các em học sinh cũng như khách đến tham quan khuôn
viên trường.
Trường ĐHLN đã được mệnh danh là “Khu du lịch sinh viên”. Tuy nhiên
những lợi thế về du lịch sinh thái của trường chưa được nghiên cứu và phát huy tối
đa với học sinh, sinh viên và khách tham quan trường. Chính vì lý do đó tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “ Xây dựng tuyến du lịch sinh thái cho giáo dục môi
trường tại trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội” để
giúp mọi người có thêm sự hiểu biết về thiên nhiên, hỗ trợ công tác bảo tồn và
quản lý môi trường khi được trải nghiệm trong phòng thí nghiệm, quan sát trực tiếp
sự đa dạng sinh học tại khu rừng thực nghiệm của nhà trường.
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Cơ sở lý luận về Du lịch sinh thái
Ngày nay, toàn thế giới có xu hướng coi du lịch nói chung, du lịch sinh thái
nói riêng như là nguồn tài nguyên quý giá. DLST đã và đang trên đà trở mình và
ngày càng trở nên phổ biến đối với những người yêu thiên nhiên, nó xuất phát từ
các trăn trở về môi trường, kinh tế và xã hội – một trong những cách thức để trả nợ
cho môi trường tự nhiên và làm tăng giá trị của các khu bảo tồn thiên nhiên còn lại.
DLST được coi là một trong những xu hướng phát triển của ngành du lịch
thế giới và đây được coi là phương thức phát triển du lịch bền vững vì có sự gắn
kết chặt chẽ các yếu tố cảnh quan thiên nhiên – văn hóa dân tộc – văn hóa lịch sử.
Trên thế giới, DLST được hiểu là “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm
tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho
người dân địa phương” (ITES).
“Du lịch sinh thái” (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã
nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người, thuộc các lĩnh vực khác
nhau. Đây là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau.
DLST bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Có người cho rằng
DLST là sự kết hợp ý nghĩa của hai khái niệm “du lịch” và “sinh thái”.
Khái niệm du lịch sinh thái đã được thể hiện bằng sơ đồ như sau:
Hình 1: Sơ đồ cấu trúc du lịch sinh thái
(Nguồn: Phạm Trung Lương và cộng sự, 2002)
Qua sơ đồ có thể thấy, định nghĩa về DLST được xây dựng lên bằng mối
liên kết chặt chẽ giữa các vấn đề: Du lịch, du lịch thiên nhiên, du lịch có giáo dục
môi trường, du lịch được quản lý bền vững, du lịch hỗ trợ bảo tồn và phát triển
cộng đồng.
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên được Hector
Ceballos-Lascurain đưa ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu
vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham
quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám
phá”.
Cùng thời gian đó, định nghĩa về DLST được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm đưa ra, điển hình là:
Định nghĩa về DLST của Wood năm 1991:
“Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với
mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và làm thức dậy ở du khách tình
yêu và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời
tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ ciệc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về
tàu chính cho người dân địa phương” (Phạm Trung Lương và cộng sự).
Năm 1993, Lindberg và Hawkins đã đưa ra một định nghĩa phản ánh khá
đầy đủ nội dung và chức năng của DLST: “DLST là du lịch có trách nhiệm với các
khi thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân
dân địa phương”
Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN) cũng đưa ra định nghĩa đầy đủ
hơn: “DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự
nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn
tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ,
hạn chế những tác động tiêu cực di khách tham quan gây ra, và tạo ra lợi ích cho
người dân địa phương tham gia tích cực” (Ceballos-Lascurain, 1996).
Định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế: “Du lịch sinh thái là việc
đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và
cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”.
Ngoài ra còn có rất nhiều định nghĩa tổng quát khác nhau về DLST.
Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của
thế kỷ XX. Kết quả của Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lực phát triển Du
lịch sinh thái ở Việt Nam” (1999) đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam như
sau:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản
địa, gắn với giáo dục môi trường, có sự đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển
bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Trong Luật du lịch 2017, Du lịch sinh thái được định nghĩa như sau: “Du
lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa
phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi
trường”.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản:
DLST có thể còn được hiểu dưới những tên gọi khác nhau như:
⁻ Du lịch thiên nhiên, du lịch khám phá, du lịch thể thao, du lịch leo núi,…
Thế nhưng, dù được hiểu theo tên gọi nào thì DLST vẫn mang những đặc
tính cơ bản sau:
⁻ Phát triển dựa vào những giá trị (hấp dẫn) của thiên nhiên và văn hóa bản
địa;
⁻ Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái;
⁻ Có giáo dục và diễn giải về môi trường;
⁻ Có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.
Nguyên tắc của việc phát triển DLST
Theo Lê Huy Bá (2002), những nguyên tắc cơ bản của việc phát triển du lịch
sinh thái bao gồm:
⁻ Có hoạt động giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý
thức tham gia vào nỗ lực bảo tồn;
⁻ Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái;
⁻ Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng;
⁻ Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
1.2. Xu hướng du lịch sinh thái trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Du lịch nói chung và DLST nói riêng đã và đang phát triển nhanh chóng trên
phạm vi toàn cầu. DLST như một hiện tượng và một xu thế ngày càng chiếm được
sự quan tâm của nhiều người, bởi đó là loại hình du lịch thiên nhiên có trách
nhiệm, bổ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản
địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp
phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói
chung.
Theo báo cáo của tổ chức Du lịch thế giới năm 2019, số lượng khách du lịch
quốc tế toàn cầu năm 2018 đã vượt lên mốc 1,4 tỷ khách, tăng 74 triệu lượt so với
năm 2017, hoạt động du lịch thế giới tăng trưởng khoảng 3 – 4% trong năm 2019.
Trong báo cáo cũng dự báo, đến năm 2030 lượng khách du lịch quốc tế trên toàn
cầu đạt 1,8 tỷ lượt khách. Khách đi du lịch với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng,
vui chơi, giải trí chiếm 54%; với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%.
Trong đó, Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách quốc tế lớn thứ tư thế
giới (UNWTO, 2019). Báo cáo cũng nhận định với lượng khách du lịch tăng
nhanh, xu hướng các loại hình du lịch đã và đang thay đổi đáng kể. Sự lựa chọn
của khách du lịch trên toàn cầu cho thấy những loại hình du lịch thân thiện với môi
trường như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch phục
vụ nhu cầu sức khỏe, làm đẹp,… ngày càng được lựa chọn và ưa chuộng hơn.
Dự kiến lượt khách trong những điểm đến mới nổi sẽ tăng với tốc độ gấp đôi
so với các nền kinh tế tiên tiến (2,2 %/năm); thị phần của các nền kinh tế mới nổi
đến năm 2030 đạt 57%, tương đương với hơn một tỷ lượt khách du lịch quốc tế
trong cùng thời gian (Huy Lê, 2019). Trên thực tế, ngành du lịch thế giới đang
chứng kiến sự phát triển của nhiều xu hướng du lịch khác như: Các chương trình tự
thiết kế, du lịch mạo hiểm, du lịch trải nghiệm, du lịch giải trí với các thiết bị hiện
đại,… Xu hướng khách du lịch quan tâm nhiều hơn tới chất lượng trải nghiệm tại