Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng nội dung trang web hỗ trợ việc dạy học chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc” theo chương trình toán lớp 11 trường THPT
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THU THỦY
XÂY DỰNG NỘ I DUNG TRANG WEB HỖ TRỢ VIỆ C DẠY
HỌC CHƢƠNG ”VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ
VUÔNG GÓ C” THEO CHƢƠNG TRÌNH TOÁ N LỚ P11
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THU THỦY
XÂY DỰNG NỘ I DUNG TRANG WEB HỖ TRỢ VIỆ C
DẠY HỌC CHƢƠNG "VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN.
QUAN HỆ VUÔNG GÓ C" THEO CHƢƠNG TRÌNH TOÁ N
LỚ P11 TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thái Lai
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng b iết ơn sâu sắc tới PGS .TS. Đào Thái Lai, người
thầy đã hướng dẫn tận tình, chu đáo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo trong Ban chủ
nhiệm khoa Toán, Phòng Quản lí khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại
học Thái Nguyên và PGS.TS Bùi Văn Nghị, TS Nguyễn Anh Tuấn giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo , trường THPT Tứ Sơn
tỉnh Bắc Giang, các bạn đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới NCS . Nguyễn
Văn Hồng đã dành nhiều thời gian và công sức giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài
này.
Bắc Giang, ngày 08 tháng 08 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Thu Thủ y
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………1
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………...2
3. Giả thuyết khoa học…………………………………………………………2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………..2
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………3
6. Cấu trúc của luận văn……………………………………………………….3
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thƣ̣ c tiễn………………………………………4
1.1. Tâm lý lứa tuổi học sinh THPT …………………………………………4
1.2. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường THPT………6
1.2.1 Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học toán ở trường THPT…………6
1.2.2 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường THPT.7
1.2.3 Phương pháp dạy học tích cực…………………………………………8
1.3. Ứng dụng CNTT & TT trong dạy học toán ở THPT ……………………8
1.3.1 Tác động của công nghệ thông tin và truyền thông tới đổi mới phương
pháp dạy học.………………………………………………………………….8
1.3.2 Các mức độ ứng dụng CNTT & TT trong dạy học toán ở THPT…….14
1.4. Khái quát về nội dung trang web dạy học………………………………17
1.4.1. Khái niệm về nội dung trang web dạy học ……………………………17
1.4.2. Đặc điểm của nội dung trang web dạy học ……………………………18
1.4.3. Một số yêu cầu cơ bản trong việc xây dựng nội dung trang web dạy
học.…………………………………………………………………………….20
1.4.4. Chức năng hỗ trợ của website dạy học.……………………………….21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
1.5. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học
ở Việt Nam và các trường THPT thuộ c tỉnh Bắc giang …………………....23
1.5.1. Tình hình ứng dụng CNTT&TT trong dạy học ở Việt Nam hiện nay..23
1.5.2. Thực trạng ứng dụng CNTT&TT trong dạy học ở các trường T HPT
thuộ c tỉnh Bắc Giang……………….............................................................27
Kết luận chƣơng 1…………………………………………………………..33
Chƣơng 2. Xây dƣ̣ ng nội trang web hỗ trợ việc dạy học chƣơng “Vectơ
trong không gian. Quan hệ vuông góc” theo chƣơng trình toán lớp 11
trƣờng THPT………………………………………………………………...34
2.1. Tổng quan về dạy học chương: “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông
góc”.…………………………………………………………………………...34
2.1.1. Mục tiêu dạy học chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông
góc”. …………………………………………………………………………..34
2.1.2. Nội dung chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc”..….36
2.1.3. Đặc điểm học sinh khi học chươ ng “Vectơ trong không gian. Quan hệ
vuông góc”..………………………………………………………………….38
2.1.4. Một số khó khăn trong dạy học chương “Vectơ trong không gian. Quan
hệ vuông góc” có thể khắc phục được với website dạy học………………..39
2.2. Xây dựng nội dung trang web hỗ trợ dạy học chương “Vectơ trong
không gian. Quan hệ vuông góc” ……………………………………………42
2.2.1 Ý tưởng xây dựng nội dung trang web dạy học chương “Vectơ trong
không gian. Quan hệ vuông góc” . …………………………………………42
2.2.2 Những căn cứ để xây dựng nội dung trang web dạy học chương “Vectơ
trong không gian. Quan hệ vuông góc”.……………………………………44
2.2.3 Xác định cấu trúc của nội dung trang web hỗ trợ dạy học chương “Vectơ
trong không gian. Quan hệ vuông góc” .…………………………………….46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
2.2.4. Hạn chế, chú ý khi sử dụng website hỗ trợ dạy học chương “Vectơ
trong không gian. Quan hệ vuông góc”……………………………………54
2.3. Tổ chức dạy học chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc”
có sự hỗ trợ của website dạy học.……………………………………………57
2.3.1 Quy trình thiết kế dạy học kiến thức của chương “Vectơ trong không
gian. Quan hệ vuông góc” có sự hỗ trợ của website dạy học……………….57
2.3.2 Cách thức tổ chức dạy học có thể khai thác khả năng hỗ trợ của w ebsite
dạy học chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc”……………59
2.4. Điều kiện sử dụng nội dung website đã xây dựng có hiệu quả…………75
2.4.1 Yêu cầu về cơ sở vật chất, phần mềm: Để nộ i dung trang web đã xây .75
2.4.2 Yêu cầu về kĩ năng cơ bản……………………………………………...76
Kết luận chương 2…………………………………………………………….77
Chƣơng 3. Thƣ̣ c nghiệm sƣ phạm………………………………………….79
3.1. Mục đích của thực nghiệm.………………………………………………79
3.2 Đối tượng thực nghiệm…………………………………………………..79
3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm.………………………………………………….80
3.4. Phương pháp thực nghiệm.………………………………………………80
3.5. Kết quả thực nghiệm.…………………………………………………….81
Kết luận chương 3…………………………………………………………….86
Kết luận………………………………………………………………………87
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………89
Phụ lục………………………………………………………………………..93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Công nghệ thông tin CNTT
Giáo viên GV
Công nghệ thông tin và truyền thông CNTT&TT
Hình học không gian HHKG
Học sinh HS
Máy vi tính MVT
Phần mềm dạy học PMDH
Phương pháp dạy học PPDH
Phương tiện dạy học PTDH
Quá trình dạy học QTDH
Sách giáo khoa SGK
Sách giáo viên SGV
Thực nghiệm sư phạm TNSP
Trung học phổ thông THPT
Trắc nghiệm khách quan TNKQ
Véc tơ trong không gian VTTKG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền
thông(CNTT&TT), đã và đang xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực trong đời sống
xã hội. Giáo dục là một trong những ngành cũng chịu nhiều tác động của
CNTT&TT. Nó xâm nhập vào ngành giáo dục với tư cách là phương tiện dạy học
hiện đại đã trở thành một trào lưu mạnh mẽ với quy mô quốc tế và đó là một xu
thế của giáo dục trên toàn thế giới.
Chiến lược phát triển giáo dục của nước ta hiện nay cũng nhấn mạnh các
ứng dụng CNTT&TT trở thành thiết bị dạy học chủ đạo trong giảng dạy. Trên
thực tế trong những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT&TT vào dạy học đã
mang lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp dạy học truyền thống. Một trong
những xu hướng ứng dụng đó là xây dựng nội dung trang web hỗ trợ dạy học.
Trong nhà trường phổ thông, những điểm mạnh của CNTT&TT đang được
khai thác để hỗ trợ quá trình dạy học. Vấn đề kết hợp CNTT&TT với lớp học
truyền thống là một trong những hướng khai thác tốt, giúp tăng cường hứng thú
học tập, phát triển tư duy trí tuệ và đặc biệt góp phần rèn luyện khả năng tự học,
tự nghiên cứu, nâng cao kiến thức cho học sinh.
Trong quá trình giảng dạy và học tập nội dung “Vectơ trong không gian.
Quan hệ vuông góc” theo chương trình toán lớp 11 trường THPT, học sinh gặp
phải một số khó khăn như: khả năng tư duy tưởng tượng chưa tốt, sự phân biệt
quan hệ vuông góc giữa các đối tượng còn chưa được rõ ràng. Do đó việc tiếp thu,
lĩnh hội các kiến thức của phần này gặp những hạn chế, đôi khi học sinh phải công
nhận một số tính chất, tiếp thu một cách thụ động. Để nâng cao chất lượng tri thức
của học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách có căn cứ khoa học thì việc
trực quan hóa các tính chất hình học là một nhu cầu cần thiết khi giảng dạy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Với những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là “Xây dựng nội
dung trang web hỗ trợ việc dạy học chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ
vuông góc” theo chương trình toán lớp 11 trường THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, xây dựng nội dung trang web hỗ trợ dạy học chương “Vectơ
trong không gian. Quan hệ vuông góc” theo chương trình toán lớp 11 trường
THPT, nhằm thúc đẩy khả năng tự học của học sinh và góp phần đa dạng hóa
phương tiện dạy học.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được nội dung trang web hỗ trợ dạy học chương “Vectơ
trong không gian. Quan hệ vuông góc” đảm bảo tính chính xác khoa học và được
sử dụng phù hợp với từng đối tượng học sinh thì sẽ phát huy tính tích cực, khả
năng tự học của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hình học không
gian lớp 11 ở trường THPT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và tác động
của CNTT&TT tới đổi mới PPDH môn toán.
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung trang web
hỗ trợ dạy học.
- Nghiên cứu thực trạng dạy học chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ
vuông góc” ở lớp 11 trường THPT.
- Thiết kế nội dung trang web hỗ trợ dạy học chương “Vectơ trong không
gian. Quan hệ vuông góc” theo chương trình hình học lớp 11 trường THPT.
- Triển khai thử nghiệm nội dung trang web đã xây dựng tại trường THPT
Tứ Sơn. Từ kết quả thử nghiệm đánh giá ưu, nhược điểm của nội dung đã xây
dựng và có những đề xuất, kiến nghị để việc ứng dụng CNTT & TT vào giảng dạy
và học tập đạt kết quả cao hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu liên
quan đến đề tài, nghiên cứu tâm sinh lý học sinh, nghiên cứu nội dung, chương
trình SGK, SGV, phân phối chương trình, tài liệu lý luận về việc sử dụng máy
vi tính và những ứng dụng của nó trong việc đổi mới PPDH…
- Phương pháp điều tra, quan sát: Lập phiếu điều tra, quan sát kết quả,
thăm dò ý kiến của học sinh để nắm bắt được những yêu cầu, thuận lợi và khó
khăn của các em, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp về việc dạy học phần
nội dung này nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia giáo dục và
CNTT&TT về cách thức xây dựng nội dung trang web hỗ trợ dạy học chủ đề
“Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc”.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm giảng dạy một số
giáo án đã đề xuất trong luận văn bằng cách kết hợp với hình thức dạy học
truyền thống trên lớp để kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả thi của nội dung
trang web đã xây dựng.
6. Cấu trúc của luận văn
- Mở đầu.
- Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn.
- Chương 2. Xây dựng nội dung trang web hỗ trợ việc dạy học chương “Vectơ
trong không gian. Quan hệ vuông góc” theo chương trình toán lớp 11 trường
THPT.
- Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
- Kết luận.
- Tài liệu tham khảo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tâm lý lứa tuổi học sinh THPT
Học sinh THPT là những HS đang ở lứa tuổi thanh niên nên các em có
những đặc điểm nổi bật hơn về sự phát triển trí tuệ và nhân cách, hoạt động
học tập.
Đặc điểm nổi bật về sự phát triển trí tuệ của HS THPT là: tính chủ định
được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức, tri giác có mục đích
đã đạt được ở mức rất cao, quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn
diện hơn; ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ,
đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày càng
tăng rõ rệt. Khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập,
sáng tạo được phát triển. Tư duy của các em chặt chẽ, có căn cứ và nhất
quán hơn; tính phê phán của tư duy cũng được phát triển. Trong học tập các
em chú ý hơn tới tính rõ ràng, tính cơ sở, tính có thể chức minh được của các
luận điểm. Sự thay đổi về chất này tạo điều kiện để HS có các thao tác tư duy
phức tạp, phân tích được nội dung cơ bản của những khái niệm trừu tượng,
hiểu được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội [26]. Tuy nhiên vẫn
có một số hạn chế như: nhiều em kết luận vội vàng, hấp tấp chưa chín chắn,
thiếu tính lịch sử, một số em chưa phát huy được năng lực độc lập suy nghĩ,
sức ỳ trong suy nghĩ của các em quá cao, đối với nhiều công việc do các em
chưa va chạm cuộc sống nên còn thiếu kinh nghiệm thực tế...
Tự ý thức ở lứa tuổi HS THPT cũng có sự chuyển biến căn bản, nó
đánh dấu sự trưởng thành về mặt tâm lý. Mặc dù chưa hoàn hảo, song có thể
coi việc tự phân tích có mục đích về nhân cách và hành vi của mình là dấu
hiệu cần thiết của một nhân cách đang trưởng thành, nhiều em đã định hướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
được sự phát triển của chính mình. Đó là tiền đề, là cơ sở cho sự tăng cường
hoạt động tự giáo dục, tự tu dưỡng có mục đích cho tương lai của các em .
Hoạt động học tập của HS đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở
mức cao hơn nhiều so với HS ở trung học cơ sở, đồng thời cũng đòi hỏi muốn
nắm được chương trình một cách sâu sắc thì phải phát triển tư duy lý luận
mạnh hơn nữa. Ở giai đoạn học tập này, ý thức học tập của HS ngày càng
phát triển. Quá trình nhận thức của các em khác về chất so với các lứa tuổi
trước: Cảm giác, tri giác đạt tới trình độ tinh nhạy cao, chú ý, ghi nhớ có chủ
định chiếm ưu thế. Các thao tác trí tuệ như phân tích, tổng hợp, trừu tượng
hoá, khái quát hoá được hoàn thiện hơn. Định hướng giá trị và tính tích cực
là những đặc điểm nhân cách quan trọng nhất của lứa tuổi này. Các em ý
thức được cần phải tích cực hơn, thái độ học tập đối với các môn học cũng
thay đổi, có tính chất lựa chọn, HS có thể lựa chọn theo hứng thú hoặc do
định hướng nghề nghiệp [4].
HS càng trưởng thành các em càng ý thức được rằng mình đang đứng
trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy, thái độ có ý thức của các em đối với học
tập ngày càng phát triển, có tính chọn lựa hơn và điều đó thường gắn liền với
khuynh hướng nghề nghiệp của các em sau này. Khả năng nhận thức của các
em mang tính rộng rãi, sâu và bền vững hơn. Thái độ học tập của HS THPT
được thúc đẩy bởi nhiều động cơ học tập có cấu trúc khác nhau. Lúc này có ý
nghĩa nhất là động cơ thực tiễn, động cơ nhận thức, sau đó là ý nghĩa xã hội
của môn học, rồi mới đến động cơ cụ thể khác.
Nhưng bên cạnh những thái độ tích cực trên còn một số em có thái độ
học tập thiên lệch, hạn chế là một mặt các em rất tích cực học tập ở một số
môn mà các em cho rằng quan trọng với nghề mình đã chọn và sao nhãng với
những môn học khác hoặc chỉ học để đạt điểm trung bình. Chính vì vậy mỗi
người giáo viên cần phải làm cho các em hiểu được ý nghĩa và chức năng của