Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG THỊ HẠNH
XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ
ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2013
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG THỊ HẠNH
XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ
ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Chuyên ngành:CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62.22.80.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TSKH. Lƣơng Đình Hải
HÀ NỘI-2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Nội dung và các trích dẫn nêu trong luận án là trung thực.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Hoàng Thị Hạnh
MỤC LỤC Tran
g
MỞ
ĐẦU…………………..…………………………………………………………..
1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ
TÀI…………………………
5
1.1. Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và công nghiệp hóa,
hiện đại
hóa…………………………………………………………………………………
…….
5
1.2. Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
………………………….
13
1.3. Những giải pháp xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam………….
17
Chƣơng 2: MỘT SỐ NỘI DUNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA…………………………...
1. 1
8
25
2.1. Nhà nƣớc pháp quyền và những đặc trƣng của nó…………………………. 25
2.1.1. Một số quan niệm về nhà nước pháp quyền………………………………………. 25
2.1.2. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền………………………………. 31
2.2. Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những đặc trƣng của nó 40
2.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam …………………………………………………………………………………
40
2.2.2. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam… 43
2.3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt
Nam…………….……………………………………………………………..
49
2.3.1. Tính tất yếu của việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
……
49
2.3.2. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
………………………………………………………………………
54
Chƣơng 3: XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRÊN MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA .................................................................
66
3.1. Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên phƣơng
diện kinh
tế……………….……………………………………..……………………….......
66
3.1.1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình
chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa………………………..………………………………..
66
31.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên chế độ
công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu có sự kết hợp với các hình thức sở hữu
khác
71
3.2. Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên phƣơng
diện chính
trị…………........................................................................................................
76
3.2.1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên nền
chính trị nhất nguyên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo…………………..………………...
77
3.2.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam không dựa theo
nguyên tắc tam quyền phân
lập……………………………………………………………….
81
3.2.3. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sự
chuyển đổi hình thức nhà
nước…………………………….………………………………………………….
85
3.3. Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên phƣơng
diện văn hóa - xã hội………………..……………..
…………………………………………
90
3.3.1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện
truyền thống văn hóa làng
xã………………………………………………………………..
90
3.3.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện
dân trí chưa cao, chưa trải qua dân chủ tư
sản………………………………………………
95
3.3.3. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi xã hội dân
sự chưa định hình và phát
triển…………………..…………………………………………….
100
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐẨY
MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA....................................................................
106
4.1. Những giải pháp kinh
tế.........................................................................................
106
4.1.1. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
....................................
106
4.1.2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam..........................................................
111
4.2. Những giải pháp chính
trị........................................................................................
118
4.2.1. Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam............
118
4.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật hiệu quả,
nâng cao lý luận Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam................................................
120
4.2.3. Phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể chính trị-xã
hội..................................
126
4.3. Những giải pháp văn hóa - xã
hội..........................................................................
128
4.3.1. Tăng cường tuyên truyền, giải thích và giáo dục pháp
luật....................................
128
4.3.2. Nâng cao dân trí, phát huy dân chủ và phản biện xã
hội.......................................
130
4.3.3. Xây dựng, phát triển xã hội dân
sự..........................................................................
134
KẾT
LUẬN.....................................................................................................................
139
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
KHẢO......................................................................
144
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trên thế giới, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền không còn là vấn đề
lý luận mà đã trở thành hiện thực. Hơn hai thế kỷ qua, các quốc gia phát triển đã
và đang hoàn thiện việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, thực hiện quản lý xã hội
bằng pháp luật, giảm thiểu biên chế trong bộ máy nhà nƣớc, tiết kiệm ngân sách,
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, thực hiện nguyên tắc sống và làm
việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Xét trên bình diện quốc tế, học thuyết nhà nƣớc pháp quyền từ lý luận vận
dụng vào thực tiễn nhƣ thế nào đến nay vẫn còn là một vấn đề cần bàn luận. Kinh
nghiệm cho thấy, việc vận dụng lý luận xây dựng nhà nƣớc pháp quyền trong các
quốc gia trên thế giới không theo một khuôn mẫu xác định, tùy thuộc vào điều
kiện kinh tế, chế độ chính trị, truyền thống lịch sử và bản sắc văn hoá mà mỗi
quốc gia xây dựng một mô hình nhà nƣớc pháp quyền riêng.
Ở Việt Nam, hơn nửa thế kỷ qua, tuy Đảng Cộng Sản và nhà nƣớc đã có
nhiều cố gắng xây dựng đời sống mới, thay đổi cơ bản diện mạo cuộc sống.
Nhƣng nhìn chung, vẫn chƣa thoát khỏi ảnh hƣởng nặng nề của của xã hội phong
kiến và nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp. Những ảnh hƣởng
tiêu cực của xã hội phong kiến và nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu,
bao cấp tạo nên lực cản không nhỏ trên con đƣờng phát triển đất nƣớc, kìm hãm
tiến bộ xã hội, gây nhiều khó khăn, làm phức tạp trong việc lập pháp, thực thi và
bảo vệ pháp luật. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng Sản
Việt Nam, Việt Nam xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thực hiện
quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc thì phát sinh nhiều
vấn đề mới phức tạp không chỉ trong quan hệ kinh tế mà cả trong quan hệ chính
trị, xã hội, văn hoá.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một chủ trƣơng đúng đắn mang tầm chiến
lƣợc của Đảng nhằm đƣa Việt Nam tiến tới một nƣớc công nghiệp vào năm 2020.
Nhƣng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đang và sẽ làm phát sinh nhiều hệ lụy
2
tất yếu về kinh tế - xã hội phức tạp nhƣ việc đền bù, giải tỏa đất đai, phá vỡ môi
sinh, môi trƣờng tự nhiên, làm ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng không nhỏ đến
nhịp sống ngƣời dân, lối sống công nghiệp, giao thông đô thị, kỷ luật lao động,
quản lý hộ khẩu, đầu tƣ hợp tác làm ăn với nƣớc ngoài, v.v.. Thực tế đó, đòi hỏi
hệ thống pháp luật phải nhanh chóng hoàn thiện nhằm luận chứng, giải thích, bảo
vệ những vấn đề mới phát sinh trong điều kiện tiến hành công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nƣớc.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng nhƣ giao lƣu văn hoá, chuyển
giao khoa học - công nghệ, dân chủ hóa toàn diện đời sống xã hội hiện nay, đòi
hỏi các quốc gia phải có những quy định pháp lý chung, những chế tài pháp luật
nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế. Để hội nhập quốc tế Việt Nam phải cấp
thiết xây dựng bộ máy hoàn thiện, trong sạch, vững mạnh, hoạt động linh hoạt có
tính hiệu quả cao theo hƣớng lấy pháp luật làm phƣơng tiện quản lý nhà nƣớc và
điều chỉnh các quan hệ xã hội, quan hệ quốc tế.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền là quá trình
lâu dài, khó khăn, phức tạp phải có sự chuẩn bị chu đáo cả về phƣơng diện lý
luận lẫn thực tiễn. Hơn nữa, Việt Nam là quốc gia tiến hành xây dựng nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh chƣa có tiền lệ, nên sự việc càng trở
nên khó khăn hơn, đòi hỏi các nhà nghiên cứu lý luận phải khảo sát đời sống thực
tế, phân tích phƣơng diện kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội. Qua phân tích
những phƣơng diện đó, phải vạch ra lộ trình, tìm bƣớc đi thích hợp, xây dựng
những giải pháp, gợi mở những cái nhìn tham chiếu nhằm tƣ vấn cho Đảng và
nhà nƣớc cùng các cơ quan chức năng, từng bƣớc hoàn thiện lý luận, đẩy nhanh
tiến trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoàn thành
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đƣa đất nƣớc tiến nhanh trên
con đƣờng hội nhập và phát triển.
Vì những lý trên, chúng tôi chọn Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm đề tài
ngihên cứu của luận án.
3
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là phân tích, làm rõ việc xây dựng Nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trên các phƣơng diện kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, trên cơ sở đó,
nêu những giải pháp chủ yếu, phù hợp, nhằm góp phần đẩy nhanh tiến trình xây
dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Để đạt mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ cơ bản:
+ Làm rõ nội hàm các khái niệm nhà nƣớc pháp quyền, Nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số vấn
đề lý luận cơ bản về việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Phân tích những nét đặc thù trên các phƣơng diện kinh tế, chính trị, văn
hoá - xã hội của Việt Nam trong việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Đề xuất những giải pháp chủ yếu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở những nét đặc thù của các phƣơng diện đã nêu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một
số nét đặc thù cơ bản trên các phƣơng diện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của
Việt Nam.
- Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu ở một số nét đặc thù cơ bản trên
phƣơng diện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của Việt Nam trong việc xây
dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về nhà nƣớc pháp quyền và Nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luận án cũng kế thừa các thành tựu
4
nghiên cứu vấn đề này của các học giả Việt Nam và thế giới trong thời gian gần
đây.
- Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án vận dụng phƣơng pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tuân thủ các
nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, thống nhất giữa lôgic và lịch sử,
nguyên tắc xem xét khách quan, xem xét toàn diện, lịch sử - cụ thể, phƣơng pháp
trừu tƣợng hóa, khái quát hóa, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, đối chiếu, so
sánh, v.v..
5. Cái mới của luận án
Luận án chỉ ra những nét đặc thù cơ bản trên các phƣơng diện kinh tế,
chính trị, văn hoá - xã hội của Việt Nam trong việc xây dựng Nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và ảnh hƣởng của các nét đặc thù đó đến việc xây dựng Nhà nƣớc pháp
quyền ấy.
Luận án đồng thời đề xuất những giải pháp chủ yếu, phù hợp với những
nét đặc thù nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu và giảng
dạy các vấn đề nhà nƣớc, nhà nƣớc pháp quyền, làm tài liệu phục vụ các cán bộ,
công chức quản lý nhà nƣớc và pháp luật.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án gồm 4 chƣơng, 12 tiết.
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Kể từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xƣớng sự nghiệp xây dựng Nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến nay, vấn đề lý luận về nhà nƣớc
pháp quyền, Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thu hút sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu lý luận Việt Nam. Kết quả của sự quan tâm đó là các
công trình viết về vấn đề này xuất hiện ngày càng nhiều, chúng tôi tổng quan
thành một số vấn đề cơ bản nhƣ sau:
1.1. NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Về nội dung cụ thể của vấn đề này, các tài liệu xoay quanh một số điểm sau:
Mảng nghiên cứu tính tất yếu, phân tích tiền đề lý luận, cơ sở thực tiễn của
việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Về mảng đề tài này, trƣớc hết phải kể đến đề tài cấp nhà nƣớc KX 04.01
“Cơ sở lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân, vì dân” do GS.VS. Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm. Nhóm nghiên cứu
đề tài đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết nhà nƣớc pháp
quyền từ thời cổ đại đến hiện đại, từ phƣơng Tây đến phƣơng Đông; phân tích
quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và
nhà nƣớc pháp quyền; nêu những khái niệm, những đặc trƣng cơ bản và chức
năng của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; lý giải
các yếu tố quy định và chi phối quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam; trình bày những phƣơng hƣớng, giải pháp chủ yếu xây
dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo các tác giả, nan
giải trong quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là việc khắc phục “thái độ hƣ vô, coi thƣờng pháp luật” của ngƣời dân Việt Nam
hiện nay. Vì đây là hiện tƣợng khá phổ biến, nó “có thể diễn ra trên tất cả các
mức độ trong quá trình xây dựng pháp luật, trong hoạt động áp dụng pháp luật,
6
trong đời sống hàng ngày của ngƣời dân” [64, 25]. Do vậy, “để xây dựng thành
công Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cần tạo lập thói quen chấp hành
pháp luật, thái độ thƣợng tôn pháp luật. Nghĩa là phải xây dựng đƣợc ý thức pháp
luật ở trình độ cao trong xã hội” [64, 25]. Mà muốn xây dựng ý thức pháp luật ở
trình độ cao thì tất yếu phải xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, lấy nhân dân làm
chủ thể đồng thời là đối tƣợng của pháp luật.
Trong cuốn Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, (Nxb. Lý luận chính trị,
2005), Trần Hậu Thành đã phân tích cơ sở nghiên cứu lý luận chung về nhà nƣớc
pháp quyền tƣ sản và nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cũng nhƣ phân tích
điều kiện thực tế Việt Nam. Tác giả đã trình bày một cách tổng quát về cơ sở lý
luận và điều kiện thực tiễn, tính cấp thiết của việc xây dựng Nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo tác giả, việc xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền hiện nay là vô cùng cấp thiết, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nƣớc theo
hƣớng hiện đại và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, tác giả cũng lƣu ý rằng, không
thể áp dụng rập khuôn những nguyên tắc nhà nƣớc pháp quyền tƣ sản vào điều
kiện Việt Nam, vì Việt Nam là quốc gia theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Nguyễn Tĩnh Gia và Mai Đình Chiến trong cuốn Vận dụng học thuyết Mác
để xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, (Nxb. Chính trị quốc gia, 2006) đã
tiếp cận vấn đề trên phƣơng pháp đối chiếu so sánh. Theo các tác giả, chủ nghĩa
Mác-Lênin hƣớng tới chủ nghĩa nhân đạo, tức đấu tranh giải phóng con ngƣời,
đƣa con ngƣời từ vƣơng quốc tất yếu sang vƣơng quốc tự do. Do vậy, việc xây
dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng phải hƣớng tới
mục đích nhân đạo đó.Nói cách khác, nhà nƣớc pháp quyền là nhà nƣớc có tính
nhân đâọ cao, phản ánh những giá trị nhân bản.
Trong bài Tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Trần Hữu Tiến khẳng định “có hai loại nhà nƣớc pháp quyền, nhà nƣớc
pháp quyền tƣ sản và nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Loại thứ nhất đã
trải qua mấy trăm năm lịch sử, loại thứ hai ra đời trong thế kỷ XX còn rất ít kinh
7
nghiệm tổ chức xây dựng. Những nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa trƣớc đây ít nhiều
có tính pháp quyền” [78, 12]. Theo Trần Hữu Tiến, việc các nƣớc xã hội chủ
nghĩa chậm xây dựng nhà nƣớc pháp quyền có những nguyên nhân khách quan
và chủ quan, trong đó nguyên nhân cơ bản thuộc về quan niệm siêu hình giữa sự
lãnh đạo của Đảng và sự làm chủ của nhân dân, cho rằng xây dựng nhà nƣớc
pháp quyền thì làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng. Bởi vì, sau gần một thế
kỷ tồn tại, “quyền lực nhà nƣớc trong các nƣớc xã hội chủ nghĩa có nguy cơ tha
hóa bộ máy quyền lực tách rời nhân dân…. Việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền
là một trong những giải pháp quan trọng nhất để khắc phục nguy cơ tha hóa của
bộ máy nhà nƣớc, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân” [78, 14].
Vấn đề tiếp thu kinh nghiệm xây dựng nhà nƣớc pháp quyền của các quốc
gia đi trƣớc đƣợc phản ánh trong các bài viết: 1) Đào Trí Úc, Lê Minh Thông, Sự
tiếp nhận các giá trị pháp lý phương Đông và phương Tây đối với sự phát triển
của các tư tưởng pháp lý Việt Nam, (Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 5, 1999).
2) Hoàng Thị Kim Quế, Tư tưởng Đông - Tây về nhà nước và pháp luật, những
nhân tố nhà nước pháp quyền, (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 3, 2002). 3)
Doãn Chính, Cao Xuân Long, trong bài Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi và ý
nghĩa lịch sử của nó trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, (Tạp
chí Triết học, số 8, 2002). Tiếp cận vấn đề từ quan điểm thống nhất giữa logic và
lịch sử, các tác giả nêu lên quan điểm cho rằng, những giá trị tƣ tƣởng pháp lý
trong lịch sử nhân loại, đặc biệt là những giá trị pháp lý phƣơng Đông nhƣ tƣ
tƣởng pháp trị của Pháp gia tuy có những hạn chế do hoàn cảnh lịch sử quy định,
nhƣng ngày nay vẫn còn có tính thời sự, còn những điểm hợp lý, hợp tình, do vậy
trong sự nghiệp xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, chúng ta cần kế thừa và phát
huy trên cơ sở có chọn lọc những giá trị tƣ tƣởng này.
Mảng nghiên cứu, trình bày lý luận chung về nhà nước pháp quyền và xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trƣớc hết phải kể đến công trình do Nguyễn Văn Yểu, Lê Hữu Nghĩa (đồng
chủ biên), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời