Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ – HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
- - - Y Z - - -
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2007
XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Ở TÂY NGUYÊN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(Mã số: B. 07 - 29)
Cơ quan chủ trì: Học viện Chính trị khu vực III
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trương Minh Dục
6806
17/4/2008
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2007
2
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH: Ban Chấp hành
BCĐ : Ban chỉ đạo
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
CT : Chỉ thị
CTQG: Chính trị quốc gia
DTTS: Dân tộc thiểu số
ĐCĐC: Định canh, định cư
HTCT: Hệ thống chính trị
NHNN: Ngân hàng nông nghiệp
Nxb: Nhà xuất bản
QĐ : Quyết định
TTg : Thủ tướng
TU : Tỉnh ủy
TW: Trung ương
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tây Nguyên (bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và
Lâm Đồng) có hơn 46 dân tộc anh em sinh sống (ïcó 12 dân tộc bản địa). Đây là địa
bàn có vị chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế và quốc phòng, an
ninh; có tuyến biên giới dài 591 km, trong đó có 150 km tiếp giáp với tỉnh Atôpơ
của Lào và 441 km tiếp giáp với hai tỉnh Mônđônkiri, Ratanakiri của Cămpuchia.
Quán triệt Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, Quyết định 72 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ), Chỉ thị 525 của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Nghị
quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 18 tháng 01 năm 2002, sau 20 năm đổi mới, kinh tế
- xã hội Tây Nguyên đã có những bước phát triển khá toàn diện và đang chuyển
mạnh sang sản xuất hàng hóa. Hệ thống chính trị cơ sở được kiện toàn, khối đại
đoàn kết các dân tộc được giữ vững. Các cấp ủy đảng ở Tây Nguyên đã tập trung
xây dựng cơ sở chính trị ngày càng vững mạnh, phát huy được vai trò lãnh đạo, tổ
chức thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế, xã hội và duy trì tốt các phong
trào chính trị xã hội của địa phương. Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân
dân từng bước được củng cố và tăng cường, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Quán triệt những chủ trương, chính sách về củng cố và tăng cường khối đại
đoàn kết dân tộc của Đảng, nhận thức đúng đắn vị trí và đặc điểm của vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, đảng bộ các tỉnh Tây Nguyên đã ban hành nhiều nghị quyết
chuyên đề về củng cố và tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây
Nguyên, công tác vận động đồng bào các dân tộc, củng cố cơ sở chính trị, đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và thế trận quốc
phòng toàn dân. Vì vậy, khối đại đoàn kết dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên đã được
củng cố và tăng cường. Công tác dân vận được triển khai đồng bộ, toàn diện với
nhiều hình thức phong phú, đa dạng; nội dung cụ thể, thiết thực, sát hợp, hướng
hoạt động về cơ sở, địa bàn khu dân cư. Trong quá trình tổ chức vận động các tầng
lớp nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công tác dân vận đã coi trọng vận
4
động quần chúng đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, kịp thời giải quyết các
“điểm nóng“ từ khi mới phát sinh, góp phần giữ vững an ninh chính trị và ổn định ở
Tây Nguyên. Nhiều mô hình dân vận tốt đã xuất hiện và được nhân rộng như mô
hình thành lập các đội công tác, mô hình kết nghĩa, đỡ đầu của các đơn vị, cơ quan
ban, ngành với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa... đạt nhiều hiệu quả
trong việc xóa đói, giảm nghèo; xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, chăm sóc
sức khỏe nhân dân; xây dựng đời sống văn hóa mới ở các bản làng, khu dân cư.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, khối đại đoàn kết dân tộc ở các tỉnh Tây
Nguyên tuy được củng cố và tăng cường nhưng chưa thật vững chắc. Một số cấp ủy
đảng địa phương chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí của công tác xây dựng và củng
cố khối đoàn kết dân tộc, chưa quán triệt chủ trương về đổi mới công tác dân vận của
Đảng trong tình hình mới. Nội dung, hình thức hoạt động của công tác dân vận chưa
thiết thực, cụ thể, thiếu chiều sâu. Cơ chế phối hợp giữa các ban ngành, chính quyền,
mặt trận và các đoàn thể chưa chặt chẽ, đồng bộ, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả
của phong trào. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, nhất là ở cơ sở còn hạn chế về
năng lực, trình độ, chưa được đào tạo cơ bản.
Lợi dụng những khó khăn về đời sống, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán
của đồng bào dân tộc thiểu số và những thiếu sót, sơ hở trong quá trình thực hiện
chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, và Nhà nước, các thế lực thù địch
và phản động đã tăng cường hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ
trương của Đảng. Thông qua việc truyền đạo Tin lành trái phép, các lực lượng phản
động đã kích động xu hướng ly khai, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, âm mưu
thành lập nhà nước “Đề ga độc lập“ (điển hình là các vụ bạo loạn mang tính chất
chính trị vào tháng 2 - 2001 và tháng 4 - 2004)
Tình hình trên đây cho thấy, việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân
tộc ở các tỉnh Tây Nguyên đang đặt ra những vấn đề hết sức cấp bách. Công tác vận
động, tập hợp quần chúng thực sự trở thành một cuộc đấu tranh gay go, phức tạp,
quyết liệt chống lại âm mưu, ý đồ của các thế lực phản động để giữ vững trận địa
lòng dân, củng cố niềm tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
5
Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá quá trình lãnh đạo thực hiện xây dựng khối
đại đoàn kết dân dân tộc ở Tây Nguyên trong những năm đổi mới, từ đó rút ra
những kinh nghiệm để góp phần hoàn thiện các chủ trương, biện pháp, thực hiện có
hiệu quả công tác dân vận, nhằm củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc ở
Tây Nguyên là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi chọn vấn đề “Xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc ở Tây Nguyên trong những năm đổi mới (1986 - 2006)” làm đề tài nghiên
cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Do vị trí và tầm quan trọng của vùng địa lý - dân tộc học, từ lâu Tây Nguyên
đã thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia và nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong
và ngoài nước.
- Cách đây hơn một ngàn năm, các bia ký Chăm và sử biên niên Campuchia
đã nhắc đến người ở Tây Nguyên. Trong các văn bản, thư tịch của nước ta, từ thời
Lê Thánh Tông, vùng Tây Nguyên được gọi là "nước Nam Bàn", và trong cuốn sử
biên niên của nước ta thế kỷ XVI - XVIII đã thấy nhắc đến nơi này. Trong tác phẩm
Phủ biên tạp lục, nhà Bách khoa thư nổi tiếng Lê Quý Đôn cũng nhắc đến vùng này.
Đến thời Nguyễn, mối quan hệ giữa triều đình và vùng cao nguyên càng chặt chẽ
hơn. Nhiều tài liệu về Thuỷ Xá và Hoả Xá đã được ghi lại. Tài liệu về Tây Nguyên
rải rác còn được tìm thấy trong các sách: Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam
hội điển sự lệ, Đại Nam chính biên liệt truyện, v.v...
- Người Pháp chú ý đến Tây Nguyên từ đầu thế kỷ XVIII. Để thực hiện âm
mưu xâm lươûc nước ta, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cùng với việc truyền bá
đạo Kitô làm đội quân tiền phong, người Pháp chú ý đến việc nghiên cứu Tây
Nguyên. Công trình đầu tiên có ý nghĩa hơn cả là Les jung les mọi của Henri
Maitre, năm 1912. Các tác phẩm vào thời kỳ này chủ yếu nhằm phục vụ cho công
cuộc "bình định" của thực dân Pháp ở Đông Dương. Sau chiến tranh thế giới lần thứ
hai, xuất hiện một số công trình có chất lượng khoa học hơn và quan điểm của tác
giả có chiều hướng tiến bộ hơn. Đó là các công trình của G.Condominas về người
M'nông Ga; của J. Dournes về người Gia Rai, của Bulbe về người Mạ;...
6
- Trong thời kỳ 1954 - 1975, để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới trên vùng
đất có vị trí chiến lược quan trọng này, Mỹ tăng cường nghiên cứu dân tộc học. Một
số công trình về các dân tộc ở Tây Nguyên đã được xuất bản. Đáng chú ý là công
trình Những nhóm tộc người chính ở Nam Việt Nam của G.Hickey, 1967; Những
nhóm thiểu số ở Cộng hoà Nam Việt Nam do tướng Westmoreland chủ biên và cuốn
Cao nguyên miền Thượng của Long Giang và Toan Ánh (1974)1
.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc nghiên cứu về Tây Nguyên
nói chung; nghiên cứu về vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc nói riêng nhằm đưa ra
những luận cứ khoa học để khai thác tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên,
những đặc điểm về văn hóa - xã hội của quá trình xây dựng cuộc sống mới ấm no,
hạnh phúc cho đồng bào các dân tộc thiểu số, thực hiện mục tiêu bình đẳng, đoàn
kết dân tộc được Đảng, Nhà nước ta và các nhà khoa học quan tâm.
Trong văn kiện các đại hội, các nghị quyết của Đảng đều đề cập đến đặc điểm
dân tộc, dân cư và có chính sách, chủ trương phù hợp. Cố Tổng bí thư Lê Duẩn trong
bài báo: "Tây Nguyên đoàn kết tiến lên" (Tạp chí Cộng Sản -1978) và Cố Chủ tịch Hội
đồng Nhà nước Trường Chinh trong bài "Đưa đồng bào các dân tộc Đắk Lắk lên chủ
nghĩa xã hội" (Tạp chí Cộng Sản, 1983) đã phân tích những đặc thù về dân tộc, dân cư
và chỉ đạo các đảng bộ Tây Nguyên phải nghiên cứu, vận dụng để đề ra chủ trương,
giải pháp cho phù hợp.
- Một số công trình chuyên khảo về dân tộc học như: Tây Nguyên của Hoàng
Văn Huyền (1980); Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam) (1984); Đại
cương về các dân tộc Êđê, M'nông ở Đắk Lắk của Bế Viết Đẳng và các đồng tác giả
(1982); Các dân tộc ở Gia Lai- Kon Tum do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (1981); Vấn
đề dân tộc ở Lâm Đồng do Mạc Đường chủ biên (1983); Cộng đồng quốc gia dân tộc
Việt Nam của GS. Đặng Nghiêm Vạn (2003) đã giúp người đọc hiểu rõ nguồn gốc tộc
người, đặc điểm kinh tế- xã hội của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
- Trên lĩnh vực kinh tế- xã hội. Đáng chú ý là Chương trình cấp nhà nước 48
- 09 do Uỷ ban Khoa học xã hội nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện
trong những năm 1980. Kết quả của chương trình được xuất bản thành 3 cuốn sách:
Một số vấn đề kinh tế- xã hội Tây Nguyên (1986); Tây Nguyên trên đường phát triển
1
Xem Phan Hữu Dật (chủ biên): Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân
tộc hiện nay. Nxb CTQG, H. 2001.
7
(1990); Một số vấn đề kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk (1990). Các công
trình này đã tập trung nghiên cứu đặc điểm kinh tế- xã hội của các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên, đưa ra căn cứ khoa học để xác định các hình thức, bước đi trong quá trình đưa
đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, do hạn chế
trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội lúc đó, các tác giả chưa thấy được xu hướng phát
triển của vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Tây Nguyên.
Ngoài ra, còn có các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ như: Các hình
thức kinh tế ở Tây Nguyên và xu hướng vận động trong quá trình chuyển sang kinh
tế hàng hoá do TS Trương Minh Dục làm chủ nhiệm (1994- 1995); Phát triển kinh
tế trang trại ở Tây Nguyên do TS Phạm Thanh Khiết chủ nhiệm (1999- 2000) đã
nghiên cứu các hình thức kinh tế cổ truyền trong lịch sử, các hình thức kinh tế mới
xuất hiện và sự vận động của chúng trong quá trình chuyển sang kinh tế hàng hoá;
các đề tài cấp bộ, cấp nhà nước: Một số chính sách kinh tế -xã hội đối với các dân
tộc ít người ở Tây Nguyên, do PGS, TS Nguyễn Văn Chỉnh làm chủ nhiệm đề tài
(1997 - 1998). Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế-xã hội ở miền núi, do
GS. Bế Viết Đẳng chủ biên (1996), đã đánh giá các chính sách của Đảng và Nhà
nước ta được thực thi trong thực tiễn với những thành công và hạn chế, từ đó đề
xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách dân tộc của Đảng.
- Vấn đề đất đai và sở hữu đất đai đã được một số công trình đề cập như các
đề tài cấp bộ: Quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở Tây Nguyên do TS Nguyễn Thế
Tràm làm chủ nhiệm đề tài (2001); Một số giải pháp quản lý nhằm bảo vệ và phát
triển rừng ở Tây Nguyên do ThS. Phạm Phong Duể làm chủ nhiệm đề tài (2003).
Đặc biệt, công trình nghiên cứu khá công phu của tập thể các nhà khoa học Vũ Đình
Lợi, Bùi Minh Đạo và Vũ Thị Hồng (Viện Dân tộc học) thực hiện: Sở hữu và sử
dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên (2000), trên cơ sở nghiên cứu sở hữu đất đai
trong lịch sử, phân tích thực trạng sử dụng đất đai ở Tây Nguyên thời gian qua; từ
đó đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề đất đai ở Tây Nguyên. Vấn đề đất đai
chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến những "điểm nóng" ở Tây Nguyên
thời gian qua.
- Trên lĩnh vực chính trị đã có một số công trình như:"Một số vấn đề về xây
dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên" do PGS. TS Phạm Hảo - TS Trương Minh
Dục đồng chủ biên (2003); Đề tài nhánh cấp nhà nước KX 05 - 11 về cơ cấu, tiêu
8
chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới hiện nay ở Đắk Lắk
(1993 - 1994); "Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện người
các dân tộc ở Tây Nguyên" do GS. TS. Lê Hữu Nghĩa chủ biên (2001). Các công
trình này đã trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng HTCT và
việc hình thành đội ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số; đánh giá thực trạng hệ thống
chính trị, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số trong HTCT ở Tây
Nguyên; đề xuất các giải pháp để xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán
bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Gần đây, nhà xuất bản Chính
trị quốc gia đã xuất bản công trình “Một số giải pháp góp phần ổn định và phát triển
ở Tây Nguyên hiện nay” của tập thể cán bộ kha học Học viện Chính trị khu vực III và
các nhà hoạt động thực tiễn do PGS.TS. Phạm Hảo chủ biên (2007) đã nghiên cứu
những nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị và những vấn đề đặt ra trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên, cung cấp những luận cứ khoa học cho
các giải pháp góp phần giữ vững ổn định chính trị ở các tỉnh Tây Nguyên trong giai
đoạn hiện nay.
- Trên lĩnh vực văn hoá, ngoài các công trình nghiên cứu về sử thi, luật tục,
văn hoá dân gian, có một số công trình mang tính lý luận như: Giữ gìn và phát huy
các giá trị văn hoá Tây Nguyên do PTS. Nguyễn Hồng Sơn và PTS. Trương Minh
Dục đồng chủ biên (1996); Văn hoá các dân tộc Tây Nguyên - thực trạng và những
vấn đề đặt ra do GS. TS. Trần Văn Bính chủ biên (2004). Các công trình này đã đánh
giá các giá trị văn hóa của Tây Nguyên, thực trạng đời sống văn hóa của các dân tộc
thiểu số, đồng thời dự báo xu hướng và đề xuất các giải pháp vừa cơ bản, vừa cấp
bách nhằm xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần của các dân tộc, giữ gìn và phát huy
các giá trị văn hóa Tây Nguyên trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Tuy nhiên, các công trình này chưa thấy được sự xuất hiện tư tưởng
dân tộc trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng tự bảo vệ văn hoá dân tộc đã xuất hiện trong
thời gian qua.
- Trên lĩnh vực quan hệ dân tộc, có công trình nghiên cứu: Xu hướng vận
động của quan hệ dân tộc khu vực Tây Nguyên và đặc điểm chính sách dân tộc đối
với Tây Nguyên là đề tài cấp bộ do PTS. Nguyễn Văn Nam là chủ nhiệm đề tài
(1994- 1995). Các tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xu hướng vận
động của quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, từ đó xác định phương hướng và các giải
9
pháp để xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc phù hợp với đặc điểm Tây
Nguyên. Tuy nhiên, các tác giả mới đề cập đến xu hướng xích lại gần nhau của các
dân tộc, chưa thấy được những mầm mống của những nguyên nhân làm rạn nứt
khối đại đoàn kết dân tộc đã bắt đầu xuất hiện khi phát triển kinh tế thị trường, công
nghiêp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đáng chú ý trong lĩnh vực này có các nghiên cứu khá công phu của GS.TS.
Phan Hữu Dật và tập thể tác giả trong công trình: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn
cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay (2001) bước đầu đã đánh giá
những thành công và hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng;
phân tích các xu hướng xuất hiện trong quan hệ dân tộüc ở Tây Nguyên thời gian
qua.
- Trên lĩnh vực tôn giáo, có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ như:
Quá trình thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, đưa đồng bào theo các đạo giáo
ở Tây Nguyên đi lên CNXH 1975- 1995, do PTS Trần Quốc Long làm chủ nhiệm
(1997); Đạo Tin Lành ở Tây Nguyên - quá trình xâm nhập, đặc điểm và việc thực
hiên chính sách...do TS Nguyễn Văn Nam làm chủ nhiệm (2003). Các đề tài này
bước đầu nghiên cứu các hình thức tôn giáo sơ khai; quá trình thâm nhập, phát triển
của đạo Ki tô, Tin lành vào vùng các dân tộc thiểu số và chính sách tôn giáo của
Đảng, Nhà nước ở Tây Nguyên.
Từ năm 2002 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tiến hành chương
trình nghiên cứu cấp bộ về Tổng kết thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo ở
Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Các tác giả đề tài nhánh Tây Nguyên đã tiến hành
khảo sát thực tế ở 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk, tổ chức hội thảo khoa học và đã
hoàn thành các báo cáo chuyên đề, đặc biệt là báo cáo tóm tắt: Về thực hiện chính sách
dân tộc, chính sách tôn giáo ở Tây Nguyên- thực trạng, giải pháp và kiến nghị. Tiếc rằng
sản phẩm nghiên cứu chưa được xã hội hoá.
- Trên lĩnh vực đoàn kết dân tộc, từ trước đến nay đã có một số công trình
nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau về quá trình thực hiện chính sách đoàn kết
dân tộc của Đảng như: Đảng, Nhà nước, nhân dân ta nhất định xây dựng Tây
10
Nguyên thành địa bàn trù phú, tươi đẹp của Chủ tịch nước Trần Đức Lương1
; Thực
hiện chính sách đoàn kết, bình đẳng, giúp nhau cùng phát triển trong đồng bào dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên của Lê Truyền
2
; Chuyên luận: Quán triệt tư tưởng Hồ
Chí Minh về đoàn kết dân tộc, xây dựng khối đoàn kết dân tộc hiện nay ở Tây
Nguyên (2004) của PGS. TS Trương Minh Dục
3
; các bài viết: "Công tác dân vận ở
Tây Nguyên’’ của PTS. Thanh Tuyền, Báo Nhân Dân ngày 14. 2. 1998; ‘’Đắk Lắk
với công tác vận động quần chúng’’ của Y Luyện Niê Kđăm. Tạp chí Dân vận số 6 .
2001;‘’ Một số vấn đề về công tác dân tộc ở Tây Nguyên “ của ThS. Hà Xuân
Nguyên. Tạp chí Tư tưởng Văn hóa số 6.2003; Luận văn thạc sĩ lịch sử:"Đảng bộ tỉnh
Đắk Lắk lãnh đạo công tác dân vận (1986 - 2002) của tác giả Nguyễn Mậu Linh
(2003).
Ngoài ra, còn một số bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí khoa học
như: Nghiên cứu Lý luận, Thông tin Lý luận, Sinh hoạt Lý luận, Dân vận, Tư tưởng
Văn hóa...
Những công trình khoa học trên đã đề cập nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn
trong quá trình thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng ở các tỉnh Tây
Nguyên.
Nhưng cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về quá
trình lãnh đạo và thực hiện việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên
trong những năm đổi mới. (từ 1986 đến nay)
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a, Mục tiêu: Tổng kết toàn diện quá trình thực hiện xây dựng và củng cố
khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng ở các tỉnh Tây Nguyên trong những năm đổi
mới, rút ra những kinh nghiệm thực tiễn. Trên cơ sở đó, xác định phương hướng và
đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề dân tộc, củng cố và tăng cường khối đại
đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên trong thời gian đến.
b, Nhiệm vụ
1
Trần Đức Lương: Đảng, Nhà nước, nhân dân ta nhất định xây dựng Tây Nguyên thành địa bàn trù phú, tươi
đẹp. Báo Nhân dân, ngày 27-3-2006. 2
Lê Truyền: Thực hiện chính sách đoàn kết, bình đẳng, giúp nhau cùng phát triển trong đồng bào dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên, Báo Nhân dân ngày 27-3-2006. 3
In trong cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
trong thời kỳ mới. Nxb CTQG, H, 2004
11
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài có các nhiệm vụ sau:
- Trình bày quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc, chủ
trương đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta làm cơ sở lý luận cho chủ đề nghiên cứu.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc củng cố và tăng cường khối
đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên trong những năm đổi mới.
- Trình bày quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở các tỉnh Tây
Nguyên trong những năm đổi mới; rút ra một số kinh nghiệm bước đầu về lãnh đạo
công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu để xây dựng và củng
cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên trong thời gian đến.
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vai trò của quần chúng và công tác vận
động quần chúng làm cơ sở lý luận.
+ Sử dụng phương pháp lịch sử và lôgích và các phương pháp liên ngành
như thống kê, so sánh, tổng hợp...
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết
cấu thành 4 chương.
Sau đây là tổng quan kết quả nghiên cứu của đề tài.
12
CHƯƠNG I
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC ỞÍ TÂY NGUYÊN
Tây Nguyên - theo các nhà nghiên cứu, là một danh từ xuất hiện vào giữa
năm 1947 để chỉ vùng cao nguyên rộng lớn phía Tây Nam Trung bộ, ngày nay là 5
tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Tây Nguyên là một vùng lãnh thổ tự nhiên có tài nguyên thiên nhiên phong phú,
là vùng có vị trí chiến lược quan trọng trong nhiều mặt về chính trị, quốc phòng, an
ninh.
Tây Nguyên hiện nay là địa bàn cư trú của cư dân thuộc 46 dân tộc trong cả
nước, trong đó có 12 dân tộc thiểu số bản địa. Theo số liệu thống kê năm 2005, dân
số Tây Nguyên có hơn 4,66 triệu người (chiếm hơn 5,3% dân số cả nước, (trong đó
đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là 1.181.337 người, chiếm 25,35% dân số Tây
Nguyên).
Đứng về góc độ văn hóa học, Tây Nguyên là một khu vực lịch sử - văn hóa
hay khu vực lịch sử - dân tộc học của nước ta, nhưng chỉ là một bộ phận của cao
nguyên miền Trung Đông Dương từ Đông Bắc Campuchia, Nam Hạ Lào đến Cò
Rạt của Thái Lan, và hợp thành một khu vực địa lý - văn hóa - dân tộc rất quan
trọng ở Đông Nam Á lục địa.
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
Với diện tích 54.474 km2
, chiếm khoảng một phần sáu diện tích cả nước, Tây
Nguyên là một vùng đất rộng lớn chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là
phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa lớn.
Phần lớn diện tích đất canh tác ở Tây Nguyên là đất đỏ ba-zan màu mỡ
(chiếm tới 61,4% đất đỏ ba-zan toàn quốc), rất thích hợp với nhiều loại cây công
nghiệp, cây đặc sản như cao su, cà phê, điều, tiêu, chè, mía, dâu tằm và nhiều loại
cây ăn trái. Ngoài đất đỏ ba-zan, Tây Nguyên còn có hơn 90.000 hecta đất trồng lúa
13
nước có thể cho năng suất trên 5 tấn/ha và những đồng cỏ rộng lớn (như ở AyunPa,
M’Drắc,...) có thể chăn nuôi đại gia súc như dê, bò,...
Ngoài đất,Tây Nguyên còn giàu tiềm năng về rừng. Mặc dù, rừng đã bị khai
thác, chặt phá một cách bừa bãi trong nhiều năm, nhưng đến nay, Tây Nguyên vẫn
là nơi có diện tích rừng lớn nhất Việt Nam, với hơn 3,294 triệu héc ta, chiếm 34,2%
diện tích rừng và 45% trữ lượng gỗ cả nước với độ che phủ là 58,7%. Rừng Tây
Nguyên phần lớn là rừng nguyên sinh nhiệt đới với nhiều loại gỗ quý như: lim, sến,
táu, lát hoa, cẩm lai, trắc, gụ, xà nu, pơmu,... và nhiều loại lâm đặc sản, dược liệu,
chim, thú quý hiếm. Hiện nay, Tây Nguyên là nơi có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên
và vườn quốc gia nhất cả nước (như Yooc Don, Nam Nung, Cát Tiên, Yang Sin,
Chư Mo Ray, Lâm Viên, Ya Cao,...)
Ngoài những tài nguyên trên mặt đất, lòng đất Tây Nguyên chứa nhiều loại
tài nguyên khoáng sản quý hiếm như vàng, bô xít, đá quý, măng gan, kim loại
phóng xạ,... Theo tính toán ban đầu, trữ lượng bô xít ở nam Tây Nguyên khoảng 4,5
tỷ tấn, hiện nay đã thăm dò và có thể đưa vào khai thác khoảng 2,6 tỷ tấn ở nam
Đắk Lắk.
Tiềm năng về năng lượng của Tây Nguyên cũng rất lớn. Các sông ở Tây
Nguyên (như Sêrêpốc, Sê San, thượng nguồn sông Đồng Nai, sông Pô Cô,...) được
đánh giá là có tiềm năng lớn về thủy điện. Đến nay, trên địa bàn Tây Nguyên đã xây
dựng và đưa vào khai thác một số nhà máy thủy điện như Đa Nhim (Lâm Đồng),
Đray H’Linh (Đắk Lắk), thủy điện Ia Ly (Gia Lai - Kon Tum). Hiện nay, các nhà
máy thủy điện khác (như Sê San II, Sê San III, Buôn Trốp) đang được xây dựng ở
Tây Nguyên. Ngoài những sông lớn, những sông suối nhỏ ở Tây Nguyên cũng có
thể khai thác thủy điện vừa và nhỏ phục vụ nhu cầu tại chỗ. Ngoài thủy điện, Tây
Nguyên có nguồn năng lượng mặt trời phong phú. Với chế độ khí hậu hai mùa mưa
nắng rõ rệt (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4),
trong đó, mùa nắng có độ bức xạ mặt trời rất cao nên năng lượng mặt trời ở Tây
Nguyên vào mùa đó được đánh giá là có tiềm năng khai thác hơn ở những vùng đất
khác.
Bên cạnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, Tây Nguyên là vùng đất tươi
đẹp, chứa đựng nhiều tiềm năng về du lịch, đặc biệt là du lịch tự nhiên - sinh thái và
14
du lịch văn hóa. Những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ trong các cánh rừng nguyên
sinh ở Chư Mo Ray, Đak Uy, Ngọc Linh, Lang Biang, Kon Hơ Nừng, Yoóc Đôn,
Lak,... với các thác nước trong lành với những cánh rừng xanh tươi nhiều hoa lá
(như thác Đak T’re, thác Konxlak, thác Măng Cành, thác Yaly,...) luôn hấp dẫn con
người đến chiêm ngưỡng, nghỉ ngơi, thư giãn. Cùng với những cảnh quan thiên
nhiên tươi đẹp và hùng vĩ, những nền văn hóa phong phú, đa dạng và độc đáo của
các dân tộc bản địa Tây Nguyên với những kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể
và một hệ thống các di tích văn hóa - lịch sử hứa hẹn những khả năng rộng lớn để
phát triển một nền kinh tế du lịch văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái sinh động và
hấp dẫn.
Tuy vậy, bên cạnh những thuận lợi nêu trên, điều kiện tự nhiên ở Tây Nguyên
cũng chứa đựng không ít những khắc nghiệt, khó khăn, tạo ra những cản trở không
nhỏ đối với quá trình phát triển của vùng. Cụ thể:
- Nhiều vùng ở Tây Nguyên địa hình hiểm trở, núi rừng trùng điệp, hoang
vu, giao thông kém phát triển nên đi lại và giao thương rất khó khăn, gần như bị
tách biệt với bên ngoài, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Do việc mở mang buôn bán,
trao đổi, giao lưu với những vùng khác chưa phát triển nên đời sống của nhân dân ở
một số vùng, nhất là vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Tình trạng tự cung, tự
cấp, đóng kín vẫn được duy trì.
Phần lớn các đơn vị hành chính ở Tây Nguyên trải rộng trên một diện tích
rộng gấp vài lần, thậm chí gấp hàng chục lần diện tích của đơn vị hành chính ở các
tỉnh miền xuôi, nhưng dân số lại ít hơn rất nhiều. Chẳng hạn, xã Chư Mô Ray ở tỉnh
Kon Tum có diện tích rộng gần bằng tỉnh Thái Bình, nhưng dân số chưa bằng nửa
một xã nhỏ ở miền xuôi. Nhiều nơi, giao thông đi lại trong nội bộ và với bên ngoài
của nhiều xã còn rất khó khăn. Ở Tây Nguyên có nhiều huyện rộng ngang một tỉnh
ở miền đồng bằng nhưng dân số chỉ bằng một vài xã. Địa bàn rộng, dân số thưa
thớt, giao thông đi lại khó khăn không chỉ gây trở ngại đối với sự phát triển kinh tế -
văn hóa - xã hội mà còn là thách thức đối với công tác lãnh đạo, quản lý.
- Khí hậu Tây Nguyên khá khắc nghiệt với 2 mùa đối nghịch nhau rõ rệt:
mùa khô nắng cháy xém da, cỏ cây trụi lá; mùa mưa thì mưa ngút ngàn, các con
sông, con suối trở nên hung dữ.
15
Những năm gần đây, do tác động của nhiều nguyên nhân, khí hậu ở Tây
Nguyên trở nên bất thường và thay đổi theo chiều hướng xấu. Năm 2001, mùa mưa
kết thúc sớm ở hầu hết các địa phương trong vùng. Tổng lượng mưa thấp hơn mức
trung bình của nhiều năm trước từ 20 đến 30%, lại phân bổ hết sức không đều theo
thời gian và không gian: những đợt mưa lớn trong năm tập trung vào các tháng 6, 7,
8 và các tháng cuối mùa mưa lượng mưa lại quá thấp so với trước. Mùa lũ xảy ra
sớm hơn: bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài đến tháng 9, nhưng biên độ lũ không lớn,
lượng dòng chảy mặt, dòng chảy ngầm đều thấp hơn so với trung bình nhiều năm
trước đó, tháng 10 và tháng 11 hầu như không có lũ. Những biến động bất thường
về thời tiết đó là điều kiện bất lợi cho sản xuất vụ Đông Xuân. Tình hình khô hạn
trên địa bàn Tây Nguyên trở nên đặc biệt nghiêm trọng kể từ năm 1998 đến nay, đã
gây nhiều thiệt hại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Ước tính trong 6
tháng đầu năm 2002, thiệt hại do hạn hán gây ra đối với Đắk Lắk là khoảng 500 tỷ
đồng, Lâm Đồng khoảng 350 tỷ đồng.
1
Sự khắc nghiệt của khí hậu và những diễn biến xấu của thời tiết trong thời
gian gần đây cùng với sự ngăn cách của địa hình đã tạo nên những khó khăn lớn đối
với sự phát triển nhiều mặt của một số khu vực cũng như toàn vùng Tây Nguyên.
- Sau giải phóng, nhiều loại tài nguyên của Tây Nguyên, đặc biệt là tài
nguyên rừng, bị sử dụng lãng phí và mất mát nghiêm trọng do sự khai thác quá
mức, không có kế hoach, thậm chí là sự phá hoại của con người. Nhiều cánh rừng
nguyên sinh ở Tây Nguyên bị khai thác, đốt phá bừa bãi để lấy gỗ, lấy củi, lấy đất
canh tác, làm nương rẫy. Theo tính toán sơ bộ của các cơ quan chức năng, từ 1975
đến 1993, rừng của Tây Nguyên bị mất hơn một triệu hec ta. Ở Đắk Lắk, từ năm
1978 đến 1991 rừng bị mất 114.300 ha, bình quân mỗi năm Đắk Lắk mất 8793 héc
ta rừng. Từ 1992 đến 1995 tốc độ mất rừng có giảm nhưng bình quân mỗi năm cũng
mất từ 3.000 đến 5.000 ha2
. Vì vậy, cơ cấu rừng của Tây Nguyên thay đổi theo
hướng giảm rừng nguyên sinh giàu, tăng rừng nghèo và rừng cây bụi. Mặc dù đã có
nhiều nỗ lực ngăn chặn, nhưng hiện nay tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái
phép vẫn âm thầm diễn ra nhiều nơi ở Tây Nguyên. Theo báo cáo của các địa
1
Bộ Kế hoạch và đầu tư - Vụ kinh tế địa phương. Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội năm 2002 và hướng phát triển năm 2003 vùng Tây Nguyên. Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2002 2
Báo Lao động ngày 26 - 10 - 1995.