Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng hoạt động ngoại khóa giáo dục biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho học sinh thpt.
PREMIUM
Số trang
127
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1078

Xây dựng hoạt động ngoại khóa giáo dục biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho học sinh thpt.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SINH- MÔI TRƯỜNG

VŨ THỊ HƯỜNG

XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA GIÁO

DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ GIẢM NHẸ RỦI

RO THIÊN TAI CHO HỌC SINH THPT

Đà Nẵng- Năm 2014

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SINH- MÔI TRƯỜNG

VŨ THỊ HƯỜNG

XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA GIÁO

DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ GIẢM NHẸ RỦI

RO THIÊN TAI CHO HỌC SINH THPT

Ngành: Sư phạm Sinh học

Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Hải Yến

Đà Nẵng- Năm 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kì công trình nào khác.

Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Hường

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này,tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc

đến cô giáo Nguyễn Thị Hải Yến, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và

giúp đỡ tôi tận tình trong thời gian thực hiện đề tài và cả trong quá trình phấn

đấu, học tập của bản thân.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Sinh – Môi

Trường, trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng đã giúp đỡ, giảng dạy, truyền thụ

cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm học tập, sinh hoạt quý báu trong suốt

thời gian học tập bốn năm vừa qua, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho

tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo cùng toàn thể các em học

sinh trường THPT Hòa Vang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Hường

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài.................................................................................2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu và tổ chức GDBĐKH và GNRRTT .........3

1.1.1 Trên thế giới ................................................................................................3

1.1.2 Ở Việt Nam .................................................................................................3

1.2 Cơ sở lý luận của đề tài......................................................................................6

1.2.1 Một số cơ sở lý luận về hoạt động ngoại khóa............................................6

1.2.2 Cơ sở lý luận về BĐKH ..............................................................................9

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP............................16

NGHIÊN CỨU..........................................................................................................16

2.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................16

2.2 Khách thể nghiên cứu ......................................................................................16

2.3 Nội dung nghiên cứu........................................................................................16

2.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................16

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết...........................................................16

2.4.2 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ..........................................................16

2.4.3 Phương pháp điều tra bằng câu hỏi ...........................................................17

2.4.4 Phương pháp thực nghiệm.........................................................................17

2.4.5 Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................18

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................19

3.1 Thực trạng GDBĐKH và GNRRTT ở một số trường trên địa bàn thành phố

Đà Nẵng. ................................................................................................................19

3.2 Quy trình tổ chức các hoạt động ngoại khóa tích hợp GDBĐKH và GNRRTT

...............................................................................................................................21

3.2.1 Sơ đồ quy trình tổ chức HĐNK GDBĐKH và GNRRTT.........................21

2.2.3 Một số HĐNK ...........................................................................................26

3.3 Kết quả thực nghiệm sư phạm........................................................................35

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................42

4.1 Kết luận............................................................................................................42

4.2 Kiến nghị..........................................................................................................42

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................43

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH

BGK

BTC

ĐN

GDBĐKH

GNRRTT

GV

HĐNK

HƯNK

HS

ÔNKK

ÔNMT

TNKQ

TP

RCV

Biến đổi khí hậu

Ban giám khảo

Ban tổ chức

Đà Nẵng

Giáo dục biến đổi khí hậu

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Giáo viên

Hoạt động ngoại khóa

Hiệu ứng nhà kính

Học sinh

Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm môi trường

Trắc nghiệm khách quan

Thành phố

Rung chuông vàng

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

3.1

Một số HĐNK tích hợp GDBĐKH và GNRRRTT cho

HS THPT

26

3.2

Đánh giá mức độ hài lòng đối với hình thức tổ chức hoạt

động

37

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Số hiệu hình ảnh Tên hình ảnh Trang

1.1 Mô phỏng hiện tượng hiệu ứng nhà kính 12

1.2 Siêu bão Haiyan đổ bộ vào Việt Nam 13

1.3 Những ngôi nhà chìm sâu trong lũ 14

1.4 Mưa đá phá hủy hoa màu 15

3.1 Các em HS trả lời câu hỏi trong cuộc thi RCV 35

DANH MỤC HÌNH VẼ

Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang

3.1

Biểu đồ tỉ lệ các môn học có lồng ghép nội dung

GDBĐKH

19

3.2

Biểu đồ những khó khăn GV gặp phải khi tổ chức

dạy học về BĐKH và GNRRTT

20

3.1

Sơ đồ quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa

GDBĐKH

21

3.3

Biểu đồ mức độ hứng thú với từng nội dung hoạt

động

36

3.4

Biểu đồ đánh giá mức độ kiến thức học được thông

qua các hoạt động

37

3.5

Biểu đồ đánh giá mức độ không hài lòng về hình

thức tổ chức hoạt động của học sinh

39

3.6

Biểu đồ đánh giá mức độ không hài lòng của giáo

viên về hình thức tổ chức hoạt động

40

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một trong những thách

thức và những nguy cơ lớn nhất mà loài người trong thế kỉ 21 phải đối mặt. Những

tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa với việc sử dụng một lượng khổng

lồ các nguyên liệu hóa thạch; sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao

thông; sự bùng nổ dân số… là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự phát thải

các chất gây hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên, mực nước biển

ngày càng gia tăng, thiên tai xảy ra ngày càng phức tạp, làm suy giảm đa dạng sinh

học, dịch bệnh… gây nên các tác hại to lớn không chỉ về kinh tế mà còn đe dọa tới

tính mạng con người.

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, được xem là vùng “rốn bão” của

thế giới [12], được đánh giá là một trong những nước chịu nhiều thiệt hại nhất của

BĐKH. Vì vậy, GDBĐKH và GNRRTT là một trong những nội dung chính của

giáo dục vì sự nghiệp phát triển bền vững, được coi như là chìa khóa hiệu quả để cá

nhân và cộng đồng ứng phó với các thách thức của BĐKH [7].

Từ thực tế đó, ở cấp THPT, GDBĐKH được tích hợp trong các môn học như

Địa lý, Công nghệ , Sinh học, Giáo dục công dân... Đây được xem như là giải pháp

hữu hiệu để thay đổi nhận thức của học sinh về vai trò của mình, hướng thế hệ trẻ

nỗ lực hành động để chống BĐKH, đồng thời giúp học sinh nâng cao được kĩ năng

phòng tránh thiên tai, thích ứng với BĐKH.

GDBĐKH và GNRRTT đã được lồng ghép trong các chương trình học, tuy

nhiên hầu hết mới chỉ giới hạn trong các bài học khô cứng. Điều quan trọng, muốn

việc giáo dục có hiệu quả cần phải đổi mới phương pháp và các hình thức giáo dục,

cần tăng cường các hoạt động thiết thực sinh động ngoài giờ, phát huy được tính

tích cực chủ động của học sinh, hướng người học vào các hoạt động gắn với thực

tiễn. Đặc điểm tâm lý của học sinh thường thích tham gia các trò chơi, hoạt động

ngoại khóa hay các hoạt động tập thể mà ở đó các em có thể chơi mà học, học mà

chơi hơn so với việc học chính khóa nên việc sử dụng các trò chơi, hoạt động tập

thể tích hợp GDBĐKH sẽ đạt hiệu quả hơn so với việc chỉ truyền tải những kiến

thức lý thuyết khô khan. Không những vậy, thông qua các hoạt động này, học sinh

sẽ có cơ hội phát triển toàn diện về các mặt: kiến thức, rèn luyện những kĩ năng và

tích lũy những kinh nghiệm thực tế về BĐKH, nhờ đó việc học sẽ trở nên thú vị và

hiệu quả hơn.

Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài : Xây dựng hoạt động ngoại

khóa giáo dục biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho học sinh THPT

nhằm góp phần giúp giáo viên THPT có thêm nguồn tư liệu hữu ích trong việc tổ

chức các hoạt động ngoại khóa tích hợp giáo dục BĐKH cho học sinh.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là xây dựng các hoạt động ngoại khóa tích hợp giáo dục

biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Các hoạt động thiết kế được sẽ giúp

giáo viên phổ thông có thêm nguồn tư liệu tham khảo hữu ích trong quá trình dạy

học và việc giáo dục về BĐKH và GNRRTT trở nên hiệu quả hơn.

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Nếu tích hợp được GDBĐKH và GNRRTT bằng việc tổ chức các hoạt động

ngoại khóa trong chương trình sinh học sẽ giúp học sinh có hứng thú say mê hơn

trong việc tiếp thu các kiến thức cơ bản về BĐKH và hình thành các kĩ năng ứng

phó với những tác hại của nó, từ đó hình thành thái độ tôn trọng và bảo vệ môi

trường hiệu quả cho học sinh.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!