Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng hệ thống tư vấn nghề tại trường cao đẳng nghề tỉnh gia lai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỂN THỊ THU HÀ
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TƯ VẤN NGHỀ TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH GIA LAI
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin
Mã số: 61.49.01.04
TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ HỆ THỐNG THÔNG TIN
Đà Nẵng – Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕTRUNG HÙNG
Phản biện 1: TS NGUYỄN TRẦN QUỐC VINH
Phản biện 2: TS NGUYỄN QUANG THANH
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc
sĩ Hệ thống thông tin họp tại Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
vào ngày 30 tháng 07 năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, ĐHĐN.
- Trung tâm thông tin học liệu, Đại học Đà Nẵng.
1
MỞ ĐẦU
Mỗi chúng ta khi bước vào đời đều có những ước mơ và khát
vọng về nghề nghiệp cho tương lai. Đặc biệt, nghề nghiệp càng quan
trọng đối với thế hệ trẻ, bởi họ chính là chủ nhân tương lai của đất
nước. Nhân tố con người luôn đóng một vai trò quyết định cho sự
phát triển, vì vậy một xã hội (XH) hiện đại rất cần những con người
có nghề nghiệp chuyên môn vững vàng cho sự phát triển của đất
nước.
Chính vì vậy tư vấn nghề nghiệp (TVNN) đã và đang được
xem là một vấn đề nóng hiện nay. Đây là một trong những vấn đề cấp
bách đặt ra đối với nhà trường, gia đình và XH. Khi được định hướng
đúng đắn về nghề nghiệp, sinh viên (SV) sẽ yên tâm với nghề mình
đã lựa chọn, có thái độ chủ động, tích cực học tập, rèn luyện để có
thể hoạt động tốt lĩnh vực nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên,
nhiều SV lựa chọn nghề không đúng đắn, ít tìm hiểu kỹ về ngành
học, công việc mà mình sẽ theo đuổi. Đó là sự lựa chọn chỉ dựa theo
cảm tính mà thiếu đi suy nghĩ xem nghành nghề đó có phù hợp với
khả năng và năng lực của mình không, chính vì sai lầm đó mà SV
gặp khó khăn ngay trong quá trình nghiên cứu học tập từ đó dẫn đến
sự nản chí, học tập kém hăng say dễ dẫn đến bỏ học. Một số có điều
kiện thì chuyển ngành, số khác tiếp tục theo đuổi nhưng trong tâm
thế buông trôi. Từ đó dẫn đến chất lượng đào tạo kém, nguồn lao
động không đáp ứng được nhu cầu XH. Như vậy lựa chọn nghề phù
hợp với bản thân là rất quan trọng không chỉ tác động đến bản thân
mà còn tác động đến toàn XH. Lực lượng lao động yếu kém kéo theo
nền kinh tế kém phát triển. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê cho
2
thấy, trong 6 tháng đầu năm 2016 tổng số người thất nghiệp của Việt
Nam là 1,12 triệu người, chiếm khoảng 2.23%. trong đó tỷ lệ thất
nghiệp của lao động có trình độ đại học trở lên của cả nước là 3.96%
và số liệu này đặc biệt cao ở khu vực thành thị.
Trường Cao đẳng nghề Gia Lai (CĐNGL) là một trong những
trường đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao, nhằm phục vụ
cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa tỉnh Gia Lai và cả nước.
Trường được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Trung cấp nghề
Gia Lai. Năm 1976, Trường công nhân kỹ thuật cơ điện Gia Lai và
Trường công nhân kỹ thuật xây dựng Gia Lai được thành lập, sau đó
hợp nhất thành Trường Trung cấp nghề Gia Lai. Trường CĐNGL là
một trường đào tạo đa ngành, đa nghề, đào tạo thực hiện theo phương
châm đa dạng hóa công tác dạy nghề và gắn với nhu cầu của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, hàng năm đều có không ít trường hợp SV vẫn bỏ
học, tỷ lệ SV tốt nghiệp ra trường có việc làm và làm đúng ngành
không cao. Mặc dù nhà trường luôn quan tâm về chất lượng đào tạo,
cải tiến phương pháp giảng dạy, đổi mới chương trình theo nhu cầu
XH. Ngoài ra trường còn xây dựng nhiều kênh tạo cầu nối giúp SV
của nhà trường sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm nhưng vẫn chưa
giải quyết triệt để vấn đề. Một phần là do công tác tư vấn nghề trong
quá trình tuyển sinh chưa đạt hiệu quả cao ảnh hưởng đến chất lượng
đầu vào. Chính vì vậy việc tư vấn hướng nghiệp là việc vô cùng quan
trọng giúp cho mỗi SV khi vào trường chọn nghề một cách có cơ sở,
nhận thức đúng đắn hơn về nghề nghiệp, phát huy tối đa năng lực
sáng tạo, nâng cao chất lượng cuộc sống, phù hợp với nền kinh tế vận
hành theo cơ chế thị trường, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của
XH, tránh lãng phí về đào tạo và sử dụng lao động hợp lý, góp phần
3
vào việc phát triển kinh tế, XH bền vững của đất nước. Xuất phát từ
những lý do trên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “ Xây dựng
hệ thống tư vấn nghề tại Trường Cao đẳng nghề tỉnh Gia Lai ”
nhằm cải thiện tình trạng chọn sai ngành của SV khi theo học tại
trường CĐNGL.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu và xây dựng hệ chuyên gia
ứng dụng trong lĩnh vực tư vấn tuyển sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở lý thuyết về kho dữ liệu tri thức.
- Hệ chuyên gia.
- Hoạt động tư vấn tuyển sinh.
- Lý thuyết chọn nghề nghiệp.
- Ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở PHP,…
- Một số bài báo, luận văn tốt nghiệp khóa trước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu cách tạo các tập luật, cơ chế suy diễn.
- Công tác tư vấn tuyển sinh tại trường CĐNGL.
- Mô hình kiến trúc của HCG.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên hai phương pháp chủ yếu là phương pháp
nghiên cứu tài liệu và phương pháp thực nghiệm.
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Các tài liệu về cơ sở lý thuyết: HCG, kho dữ liệu tri thức, tạo
sinh tập luật.
- Các tài liệu mô tả một số hệ thống tư vấn.
4
4.2.Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp này được tôi sử dụng để khảo sát tình hình tư vấn
tuyển sinh tại trường CĐNGL. Từ kết quả khảo sát đó, tôi tiến hành
phân tích các yêu cầu và thiết kế giải pháp tư vấn tuyển sinh (TVTS)
dựa trên HCG. Kết quả hệ thống được xây dựng sẽ được kiểm thử
trên máy cục bộ và trên Internet.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về khoa học: Đề tài sẽ góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu các
mô hình kiến trúc hệ chuyên gia và đưa ra giải pháp phù hợp trong
lĩnh vực tư vấn.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cải
thiện tình trạng chọn sai ngành học của các sinh viên tại trường
CĐNGL. Đồng thời, đề tài cũng sẽ trở thành một kênh thông tin bổ
ích cho các học sinh cuối cấp quyết định cho tương lai của mình.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng hệ thống, tôi đi nghiên
cứu về hệ chuyên gia [2],[4], về lý thuyết nghề nghiệp [9][12]. Để
xây dựng hệ thống tôi đã nghiên cứu [1][3][7].
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương này, các nội dung được trình bày chủ yếu liên
quan đến các vấn đề như: kho dữ liệu, hệ chuyên gia, tư vấn tuyển
sinh – hướng nghiệp...
1.1. KHO DỮ LIỆU
1.1.1.Dữ liệu
Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình
ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự.
1.1.2. Thông tin
Thông tin là dữ liệu được sử dụng và diễn dịch bởi con người,
là sự kết hợp qua lại của dữ liệu hỗ trợ cho mục đích ra quyết định dễ
dàng hơn.
1.1.3. Tri thức
Tri thức hay kiến thức có nhiều ý nghĩa tùy theo hoàn cảnh. Tri
thức có liên quan với các khái niệm như hiểu biết, ý nghĩa, thông tin,
giảng dạy, giáo dục, giao tiếp, diễn tả, học hỏi, kích thích trí óc,…
Trong đó, tri thức được định nghĩa gồm ba tiêu chí: khả tín, xác thực
và chứng minh được.
Tri thức được phân ra làm hai loại chính là tri thức hiện và tri
thức ẩn.
1.1.4.Kho dữ liệu
Kho dữ liệu là tuyển tập các cơ sở dữ liệu tích hợp, hướng chủ
đề, được thiết kế để hỗ trợ cho chức năng trợ giúp quyết định.
6
1.2. HỆ CHUYÊN GIA
1.2.1.Khái niệm
HCG là một hệ thống tin học có thể mô phỏng năng lực quyết
đoán và hành động của một chuyên gia con người. HCG là một trong
những lĩnh vực ứng dụng của trí tuệ nhân tạo. HCG sử dụng tri thức
của những chuyên gia để giải quyết các vấn đề khác nhau thuộc mọi
lĩnh vực. Tri thức trong HCG phản ánh sự tinh thông được tích tụ từ
sách vở, tạp chí, các chuyên gia hay các nhà khoa học. HCG còn có
tên gọi khác là hệ thống dựa trên tri thức hoặc HCG dựa trên tri thức.
Thông thường, các nhà thiết kế HCG thu thập tri thức này, bao
gồm lý thuyết đến các kinh nghiệm, kỹ xảo, phương pháp làm tắt, các
luật dùng để chọn ra cách để giải quyết vấn đề có nhiều khả năng
được chấp nhận nhất (chiến lược heuristic) đã tích lũy được của các
chuyên gia con người qua quá trình làm việc của họ trong một lĩnh
vực chuyên môn. Từ tri thức này, người ta cố gắng cài đặt chúng vào
hệ thống để hệ thống có thể mô phỏng theo cách thức các chuyên gia
làm việc. Tuy nhiên, không giống với con người, các chương trình
hiện tại không tự học lấy kinh nghiệm mà tri thức phải được lấy từ
con người và mã hóa thành ngôn ngữ hình thức.
Ngày nay, HCG được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau như y học, toán học, công nghệ, hóa học, địa chất, khoa học
máy tính, kinh doanh, luật pháp, quốc phòng và giáo dục.
Ta nhận thấy rằng việc phát triển một HCG thay cho chuyên gia
con người là hoàn toàn cần thiết. Không những thế việc phát triển
HCG còn mang ý nghĩa lớn trong việc trợ giúp cho các chuyên gia con
người. Bởi vì trí nhớ của con người thì có thể giảm sút theo thời gian
dẫn đến hiệu quả làm việc kém dần còn máy tính thì không như vậy.
7
1.2.2.Đặc trưng và ưu điểm của hệ chuyên gia
Một HCG thường có các đặc trưng cơ bản sau: Phân tách tri
thức và điều khiển, sở hữu tri thức chuyên gia, tính chuyên gia trong
lĩnh vực hẹp, suy luận trên ký hiệu, suy luận có heuristic, cho phép
suy luận không chính xác, bị giới hạn vào vấn đề giải quyết, giải
quyết các vấn đề có độ phức tạp vừa phải, có khả năng bị lỗi.
Những ưu điểm của HCG: Phổ cập, giảm giá thành, giảm rủi
ro, tính thường trực, đa lĩnh vực, độ tin cậy, khả năng giảng giải, khả
năng trả lời nhanh, tính ổn định, suy luận có lý và đầy đủ mọi lúc mọi
nơi, trợ giúp thông minh như một người hướng dẫn và có thể truy cập
như là một cơ sở dữ liệu thông minh.
1.2.3.Các lĩnh vực ứng dụng của hệ chuyên gia
Hiện nay HCG được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
ví dụ như: công nghệp, nông nghiệp, khoa học máy tính, thương mại
khí tượng, y học, quân sự, hoá học.....Đặc biệt trong giai đoạn gần
đây việc ứng dụng HCG vào lĩnh vực giáo dục đào tạo đang được
phát triển mạnh.
Lĩnh vực Ứng dụng diện rộng
Cấu hình (Configuration) Tập hợp thích đáng những thành phần
của một hệ thống theo cách riêng.
Chẩn đoán (Diagnosis) Lập luận dựa trên những chứng cứ
quan sát được.
Truyền đạt (Instruction)
Phần mềm dạy học, có thể chuẩn đoán
và sửa lỗi của học sinh trong quá trình
học tập : Multimedia, Internet.
Giải thích (Interpretation) Đưa ra mô tả tình huống các dữ
8
Lĩnh vực Ứng dụng diện rộng
liệu thu thập được.
Kiểm tra (Monitoring)
So sánh dữ liệu thu lượm được với dữ
liệu chuyên môn để đánh giá hiệu quả.
Lập kế hoạch (Planning) Lập kế hoạch sản xuất theo yêu cầu.
Dự đoán (Prognosis)
Đưa ra hậu quả của một tình huống
nào đó, như là dự báo thời tiết, dự
báo giá cả thị trường.
Chữa trị (Remedy) Chỉ định cách thụ lý một vấn đề.
Điều khiển (Control) Điều khiển một quá trình, đòi hỏi diễn
giải, chẩn đoán, kiểm tra, lập kế
hoạch, dự đoán và chữa trị.
Bảng 1.1. Bảng các lĩnh vực ứng dụng của hệ chuyên gia
1.2.4.Kiến trúc tổng quát của hệ chuyên gia
Một HCG kiểu mẫu gồm 7 thành phần cơ bản như sau:
Hình 1.1. Những thành phần cơ bản của một HCG
9
1.2.5.Biểu diễn tri thức trong hệ chuyên gia
Một thành phần vô cùng quan trọng của hệ chuyên gia đó là cơ
sở tri thức. Thông qua các phiên thu nạp tri thức (trực tiếp hay gián
tiếp) chúng ta đã xây dựng được một CSTT cho HCG. Biểu diễn tri
thức là phương pháp để mã hóa tri thức, nhằm thành lập CSTT cho
các HCG. Tri thức thực của lĩnh vực gồm các đối tượng và quan hệ
giữa chúng trong lĩnh vực.
HCSTT/ HCGƯD = CSTT + MTSD + Giao Diện + Giải
thích + Thu nạp (KDD)/Soạn thảo (Tri thức chuyên gia)
Thông thường người ta sử dụng các cách sau đây : luật sản
xuất, mệnh đề logic, mạng ngữ nghĩa, ngôn ngữ nhân tạo.
1.2.6.Kỹ thuật suy luận trong hệ chuyên
Suy luận hay suy diễn là quá trình làm việc với tri thức, sự
kiện, chiến lược giải toán để dẫn ra kết luận. Các kỹ thuật suy luận cơ
bản: suy diễn tiến, suy diễn lùi.
1.2.7.Hệ chuyên gia dựa trên luật
HCG dựa trên luật là một chương trình máy tính, xử lý các
thông tin cụ thể của bài toán được chứa trong bộ nhớ làm việc và tập
các luật được chứa trong cơ sở tri thức, sử dụng động cơ suy luận để
suy ra thông tin mới.
HCG dựa trên luật có nền tảng xây dựng là hệ luật sinh.
HLS gồm: Tập luật sản sinh, bộ nhớ làm việc, bộ điều khiển
nhận dạng và hành động.
1.3. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HƯỚNG NGHIỆP
1.3.1. Quy trình hướng nghiệp
Quy trình hướng nghiệp gồm 3 bước:
10
Hình 1.4. Quy trình hướng nghiệp
1.3.2. Lý thuyết cây nghề nghiệp
Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mỗi người
đóng vai trò rất quan trọng trong việc chọn hướng học, chọn nghề phù
hợp và nó được coi là phần “Rễ” của cây nghề nghiệp. Rễ có khỏe thì
cây mới khỏe và ra hoa, kết trái như mong muốn của người trồng cây.
Vì vậy, muốn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, trước hết phải hiểu rõ sở
thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân và phải dựa
vào chính những hiểu biết này để lựa chọn nghề nghiệp.
1.3.3. Lý thuyết mật mã Holland
Lý thuyết mật mã Holland (Holland codes) được phát triển bởi
nhà tâm lý học John Holland (1919-2008). Ông được biết đến rộng
rãi nhất qua nghiên cứu lý thuyết lựa chọn nghề nghiệp. Ông đã đưa
ra lý thuyết RIASEC dựa trên 8 giả thiết, trong đó có 5 giả thiết cơ
bản và một số luận điểm rất có giá trị trong hướng nghiệp:
- Bất kỳ ai cũng thuộc vào một trong 6 kiểu người đặc trưng
sau đây: R, I, A, S, E, C.
- Có 6 loại môi trường tương ứng với 6 kiểu người nói trên.
Môi trường tương ứng với kiểu người nào thì kiểu người ấy chiếm đa
số trong số người thành viên của môi trường ấy.