Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1945 - 1954 ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh quảng nam.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
----------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀ I: : XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRANH ẢNH VÀ PHIM
TƢ LIỆU GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1954 Ở TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NAM
Sinh viên thực hiện : Đặng Thị Diễm Phúc
Chuyên ngành: Sư phạm Lịch Sử
Lớp : 13SLS
Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Mạnh Hồng
Đà Nẵng, tháng 5 năm
2017
1
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình thu thập tài liệu, tìm hiểu, mặc dù gặp không ít những khó
khăn nhưng đến nay khóa luận của tôi đã hoàn thành. Để có được một bài khóa
luận hoàn chỉnh như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ nhiều phía cá nhân, đơn vị.
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa Lịch Sử ,
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã cùng với tri thức và tâm huyết của
mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho tất cả sinh viên chúng tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu các trường THPT tại Quảng Nam cùng toàn
thể quý Thầy Cô trong trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát
điều tra, thực nghiệm tại trường để khóa luận được hoàn thành.
Và lời tri ân sâu sắc nhất tôi xin gửi đến Ths. Nguyễn Mạnh Hồng: “Cảm ơn
Thầy đã tận tâm hướng dẫn em qua từng buổi học trên lớp cũng như người đã dìu
dắt em từng chút một suốt khoảng thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Nếu
không có sự hướng dẫn, chỉ bảo của Thầy chắc chắn khóa luận này khó có thể thực
hiện được”.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn đồng hành bên cạnh động
viên tôi trong suốt quá trình học tập.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Diễm Phúc
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trung học phổ thông : THPT
Giáo viên : GV
Học sinh : HS
Sách giáo khoa : SGK
Trung Hoa Dân quốc : THDQ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa : VNDCCH
Xã hội chủ nghĩa : XHCN
Chính quyền : CQ
Công nghệ thông tin : CNTT
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sự thịnh vượng của một quốc gia bắt đầu với một nền giáo dục tốt điều này
đồng nghĩa với việc trong công cuộc đổi mới ngày nay, khi mà đất nước đang đứng
trước những thách thức mới, vươn theo xu thế toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, càng
đòi hỏi nền giáo dục phát triển theo hướng dân tộc, hiện đại và hội nhập quốc tế để
nâng cao dân trí, đào tào nhân lực và bồi dưỡng nhân tài chính là nhu cầu cấp thiết
hiện nay. Và bên cạnh đó, phải nói đến bộ môn Lịch sử, lịch sử đóng một vai trò rất
lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ và không thể thiếu được trong việc học tập của
học sinh ngày nay là những chủ nhân tương lai của đất nước. Thông qua việc học bộ
môn Lịch sử ở trường phổ thông, học sinh sẽ có cái nhìn tích cực hơn, đúng đắn và
khách quan hơn về quá khứ, cũng như định hướng cho tương lai của bản thân và xã
hội. Với đặc trưng riêng của mình, bộ môn lịch sử góp phần hoàn thiện mục tiêu
giáo dục và đào tạo.
Nhưng thực tiễn hiện nay cho thấy một điều rằng; đối với học sinh phổ thông
đặc biệt là giới trẻ, đều xem môn Lịch sử là một môn học nhàm chán và không thiết
thực. Tình trạng bộ môn Lịch Sử chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng giảng
dạy còn thấp, chưa có nhiều chuyển biến tích cực; kết quả các bài kiểm tra, các kì
thi chuyển cấp, tốt nghiệp và thi đại học, cao đẳng đã và đang phản ánh thực trạng
lịch sử, học sinh học lịch sử để đối phó. Và một số ý kiến cho rằng môn Lịch sử là
một môn học phụ, dẫn đến việc chất lượng dạy và học ngày càng thấp đi, học sinh
không xác định được mục đích học tập, không có phương pháp học tập đúng, từ đó
nảy sinh quan niệm sai lầm về vai trò ý nghĩa môn học này.
Trong dạy học lịch sử kiến thức sách giáo khoa cung cấp là cái cơ bản nhất
học sinh cần nắm vững, tuy nhiên giáo viên chỉ dạy thụ động các kiến thức đó một
cách máy móc thì những kiến thức đó sẽ làm cho học sinh cảm nhận bài học thật sự
khô khan, nhàm chán và trở nên mất hấp dẫn. Vì lẽ đó, để mở rộng kiến thức và
tăng hứng thú trong học tập cho học sinh, đòi hỏi giáo viên phải luôn trau dồi, tìm
4
kiếm tài liệu ngoài sách giáo khoa để đưa vào bài giảng; Đó là những tranh ảnh
minh họa cho các nhân vật lịch sử, các sự kiện, hiện tượng lịch sử hay là những
đoạn phim tư liệu ngắn ngủi nhưng lại mở ra một thế giới lịch sử chân thật nhất để
tái hiện lại trong các em các trận đấu oai hùng của dân tộc và để các em cảm nhận
được sự gần gũi của lịch sử chứ không phải lúc nào cũng mường tượng về những gì
đó thật xa xăm trong quá khứ. Chính vì thế việc sử dụng tranh ảnh và phim tư liệu
là một trong những phương pháp dạy học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
một tiết dạy lịch sử, giúp các em say mê và nhận thức tích cực hơn về bộ môn này.
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 là thời kì kháng chiến chiến chống
thực dân Pháp đầy khó khăn và gian khổ đồng thời đã thu được những chiến thắng
vẻ vang. Đây là một giai đoạn khá quan trọng trong tiến trình phát triển của của lịch
sử dân tộc, và với đặc điểm của giai đoạn lịch sử thời kì này, việc sử dụng các tranh
ảnh và phim tư liệu để dạy học sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả cao hơn trong việc
truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài; “Xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim
tư liệu góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 -
1954 ở trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” để làm khóa
luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Liên quan đến đề tài đã có công trình của các nhà nghiên cứu giáo dục đề cập
đến ở nhiều mức độ khác nhau
Đầu tiên, cuốn sách “Phương pháp dạy học lịch sử” do Giáo sư Phan Ngọc
Liên (chủ biên) xuất bản 2002. Trong phần “Sử dụng SGK và các tài liệu học tập
khác” đã đề cập đến việc sử dụng các tài liệu tham khảo khác ngoài SGK; Đã trình
bày về toàn bộ hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử, cũng như cơ sở của việc
sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Các phương
pháp sử dụng tư liệu dạy học này đã góp phần làm tăng hiệu quả cho công tác giảng
dạy và bổ sung những biện pháp sư phạm cho quá trình dạy học.
Cuốn sách “Chuẩn bị giờ học như thế nào ?” của Tiến sĩ Đairi. Theo Ông,
ngoài SGK thì tài liệu tham khảo có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong việc làm
phong phú kiến thức lịch sử đang học, hiểu sâu quá khứ, tạo bài giảng hấp dẫn sinh
5
động, có sức lôi cuốn học sinh. Nhưng trên thực tế, Đairi chưa đi vào trình bày cụ
thể phương pháp sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả.
Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT” của TS.Hoàng
Thanh Tú, PGS.TS.Vũ Quang Hiển (đồng chủ biên) Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội
2014, cũng đã trình bày về hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử cũng như các
hình thức tổ chức dạy học nhằm tăng hiệu quả cho việc giảng dạy lịch sử ở phổ
thông.
Ở phạm vi hẹp hơn, có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này
như: Khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Huyền Trang “Thiết kế và sử dụng đồ dùng
trực quan quy ước đơn giản trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945 - 1954), ở trường
Trung học phổ thông (SGK thí điểm), Ban KHXH & NV”. Khóa luận tốt nghiệp
của Hoàng Thị Lê Na, “Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước bằng
phương tiện kĩ thuật hiện đại để dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954, ở
lớp 12 trường Trung học phổ thông (SGK thí điểm – Ban KHXH & NV)”.
Các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu nghiên cứu về lí luận và thực tiễn sử
dụng các nguồn tư liệu dạy học lịch sử ở trường THPT, đó chỉ là một bộ phận của
tư liệu trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một công trình nào đi
sâu vào nghiên cứu việc xây dựng các loại tranh ảnh, phim tư liệu phục vụ dạy học
lịch sử Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945 -1954 ở trường THPT
(chương trình chuẩn). Song với các kết quả nghiên cứu từ các công trình trên sẽ là
cơ sở quan trọng để tôi kế thừa và làm rõ hơn nội dung đề tài của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chủ yếu của đề tài là nhằm khẳng định tầm quan trọng
cũng như vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng nguồn tư liệu để phục vụ việc dạy học
ở trường THPT mà cụ thể là phần lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954.
Sưu tầm, sắp xếp các loại hình ảnh, phim tư liệu nhằm góp phần nâng cao
chất lượng dạy học giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954) về giáo dưỡng,
giáo dục và phát triển.
6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích trên, khóa luận hướng vào giải quyết các nhiệm vụ
sau:
- Tìm hiểu nội dung lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 ở lớp 12
(chương trình chuẩn).
-Tiến hành sưu tầm, chọn lựa các tài liệu tranh ảnh, phim tư liệu phù hợp với
nội dung lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 ở lớp 12 (chương trình chuẩn) để
phục vụ cho quá trình giảng dạy.
- Đưa ra những biện pháp và hình thức sử dụng tranh ảnh, phim tư liệu trong
dạy học lịch sử phần kháng chiến chống Pháp (1945-1954) lớp 12 (chương trình
chuẩn) ở trường THPT có hiệu quả.
- Tiến hành thực nghiệm giáo dục để kiểm tra, đánh giá tính khả thi của đề
tài.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại đồ dùng trực quan tranh ảnh và
phim tư liệu phục vụ cho việc học lịch sử giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-
1954), SGK Lịch Sử lớp 12 (Chương Trình Chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn
Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đối tượng được xác định như trên, đề tài đi sâu vào tìm hiểu, phân tích nội
dung tranh ảnh, phim tư liệu để tiến hành vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn
1945-1954 có hiệu quả tốt.
5.Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Nguồn tài liệu từ các loại sách, báo, một số các công trình nghiên cứu như
7
luận văn, khóa luận,…
- Nguồn tài liệu Internest từ các trang web liên quan tới đề tài.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Là một đề tài thuộc phạm trù khoa học giáo dục liên quan đến khoa học lịch
sử, tôi chọn các phương pháp sau:
- Phương pháp luận: Cơ sở của việc nghiên cứu vấn đề này là lý luận CN
Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về
lịch sử và giáo dục lịch sử ở phổ thông.
- Phương pháp cụ thể: Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết các công
trình nghiên cứu, các tài liệu liên quan đến vấn đề dạy học lịch sử ở phổ thông. Sưu
tầm, ghi chép, khảo sát, so sánh đối chiếu, chọn lọc và tổng hợp tư liệu. Chúng tôi
tiến hành điều tra thực nghiệm, thống kê toán học; để trình bày kết quả thực nghiệm
và kiểm định kết quả của hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm nhằm rút ra kết
luận của vấn đề.
6. Đóng góp của đề tài
Việc nghiên cứu và hoàn thành khóa luận với đề tài sưu tầm và xây dựng hệ
thống tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
LSVN giai đoạn 1945-1954 sẽ góp phần:
Làm sáng tỏ và thấy được hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong
dạy học lịch sử mà đặc biệt là hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan tranh
ảnh và phim tư liệu.
Khai thác tối đa nguồn tư liệu tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử. Tạo nguồn tài
liệu phong phú để giáo viên có thể áp dụng trong việc giảng dạy.
Hiểu và nắm vững những biện pháp sử dụng tranh ảnh cũng như phim tư liệu
lịch sử. Rèn luyện kĩ năng sư phạm trong việc tiếp thu các phương pháp dạy học để
dạy học lịch sử đạt hiệu quả hơn.
Đặc biệt, sự thành công của khóa luận sẽ là một trong những đóng góp không
nhỏ cho phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học lịch sử nói riêng.
8
Và sự thành công của khóa luận là một trong các nguồn tư liệu cần thiết cho Thầy
(Cô) những ai quan tâm đến vấn đề này đồng thời đóng góp cho quá trình học tập,
tìm kiếm tư liệu cho học sinh, sinh viên và là tiền đề cho các công trình nghiên cứu
khoa học, các công trình khóa luận của các thế hệ sau.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận gồm ba chương, tài liệu tham khảo và phụ
lục:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng tranh ảnh và phim tư liệu
lịch sử trong dạy học lịch sử.
Chƣơng 2: Hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu được sử dụng trong dạy học LSVN
giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954), SGK lớp 12 (chương trình chuẩn).
Chƣơng 3: Phương pháp sử dụng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy LSVN 1945-1954 ở trường THPT.
9
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỆ
THÔNG TRANH ẢNH VÀ PHIM TƢ LIỆU LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT
1.1. Cơ sở lí luận
Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy
học nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở
trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật.
Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu
tượng cho học sinh cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch
sử của học sinh.Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện
lịch sử là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng
nhất, giúp cho học sinh nắm vững các quy luật phát triển của xã hội và đóng vai trò
quan trọng rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những
kiến thức lịch sử, hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là
hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan và trong các loại đồ dùng trực quan
tạo hình thì phải nói đến vai trò và ưu thế hơn cả của tranh ảnh và phim tư liệu lịch
sử.
1.1.1. Tranh ảnh và phim tƣ liệu trong dạy học lịch sử
1.1.1.1. Tranh ảnh lịch sử:
Là toàn bộ hệ thống bao gồm các loại tranh ảnh về lịch sử như: tranh ảnh
minh họa cho các sự kiện lịch sử, diễn biến lịch sử, các địa danh, địa điểm diễn ra
các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử,… Nội dung của tranh ảnh lịch sử rất phong
phú và đa dạng tập trung vào việc phản ánh các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử,
những thành tựu về kinh tế, văn hoá của cả lịch sử thế giới và dân tộc.
1.1.1.2. Phim tƣ liệu lịch sử:
Là những phương tiện dùng trong dạy học lịch sử có hiệu quả cao. Trước hết
chúng phong phú về nội dung, kết hợp chặt chẽ giữa hình ảnh lời nói với âm nhạc,
tác động vào các giác quan của học sinh, cung cấp một khối lượng thông tin lớn,
hấp dẫn, không một nguồn kiến thức nào có thể sánh kịp. Hình ảnh, màu sắc, âm
10
thanh tạo cho học sinh biểu tượng sinh động về quá khứ, làm cho các em có cảm
giác như đang sống cùng với sự kiện, đang dõi theo chặng đường lịch sử hào hùng
của dân tộc. Điều này góp phần chống việc hiện đại hóa lịch sử. Vậy, việc sử dụng
phim tư liệu lịch sử không phải để giải trí, minh họa cho kiến thức đang học mà chủ
yếu là bổ sung kiến thức, giúp học sinh hiểu sâu hơn bài học. Sau khi cho các em
xem xong các đoạn phim tư liệu cần tổ chức những cuộc trao đổi ngắn, làm các bài
tập thu hoạch nhỏ.
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng tranh ảnh và phim tƣ liệu trong dạy
học lịch sử ở phổ thông:
1.1.2.1. Về chức năng giáo dục:
Giúp học sinh tái tạo hình ảnh chân thực, sinh động của quá khứ, là cơ sở tạo
biểu tượng lịch sử, khắc phục tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử. Các đoạn phim tư
liệu sẽ là những nhân chứng sống của lịch sử giúp các em hiểu sâu sắc bản chất lịch
sử và nắm vững các qui luật phát triển của xã hội.
1.1.2.2. Về chức năng giáo dƣỡng:
Ý nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mỹ của việc sử dụng tranh ảnh và
phim tư liệu trong dạy học cũng rất lớn. Ngắm nhìn một bức tranh diễn tả một cuộc
đấu tranh cách mạng như “Đấu tranh trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-
1931”, hay xem một cuốn phim tài liệu “ Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954” hoặc
“vài hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh” ... học sinh sẽ có
những tình cảm mạnh mẽ về lòng yêu mến lãnh tụ, chiến sĩ cách mạng, lòng quý
trọng lao động và nhân dân lao động, lòng căm thù bọn xâm lược và chiến tranh......
1.1.2.3. Về chức năng phát triển:
Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử, việc
sử dụng tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học sẽ góp phần phát triển khả năng
quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Nhìn vào bất cứ các loại
tranh ảnh nào, học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán, hình dung quá khứ lịch sử
được phản ảnh, minh họa như thế nào? Các em suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng
lời nói chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua.
Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên, các đồ dùng
trực quan tranh ảnh và phim tư liệu góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học