Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần đại cƣơng kim loại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
DƢƠNG THÀNH TÍNH
“XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP
PHẦN ĐẠI CƢƠNG KIM LOẠI LỚP 12 THEO CHƢƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN HÓA HỌC 2018
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC
SINH THPT”
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
Thừa Thiên Huế, năm 2021
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
DƢƠNG THÀNH TÍNH
“XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP
PHẦN ĐẠI CƢƠNG KIM LOẠI LỚP 12 THEO CHƢƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN HÓA HỌC 2018
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC
SINH THPT”
Chuyên ngành:
Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số: 8140111
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRƢỜNG
Thừa Thiên Huế, năm 2021
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác
giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình
nào khác.
Tác giả luận văn
Dƣơng Thành Tính
iii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Khoa Hóa học trƣờng ĐHSP Huế,
đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của thầy cô giáo, sự giúp đỡ của đồng nghiệp kết
hợp với sự nỗ lực của bản thân tôi đã hoàn thành luận văn này.
Tôi chân thành biết ơn sâu sắc sự quan tâm, giúp đỡ to lớn của PGS. TS.
Nguyễn Xuân Trƣờng cùng quý thầy cô tham gia giảng dạy trong suốt khóa
học, sự hƣớng dẫn nhiệt tình đầy tâm huyết của quý thầy cô đã giúp tôi hoàn
thành luận văn của mình.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận đƣợc sự hỗ trợ, động viên
tích cực của cán bộ giảng viên Khoa Hóa, Phòng đào tạo sau đại học trƣờng
ĐHSP Huế; cán bộ bộ, giáo viên, các em học sinh trƣờng THPT Chuyên Thủ
Khoa Nghĩa - thuộc thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang; trƣờng THPT Chuyên
Thoại Ngọc Hầu thuộc thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang; bạn bè thân thiết
và các thành viên trong gia đình.
Tôi trân trọng cảm ơn!
Mặc dù đã rất cố gắng, song trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn
vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng
góp, bổ sung của Hội đồng bảo vệ luận văn cùng quý độc giả để đề tài đƣợc
hoàn thiện hơn.
Huế, ngày … tháng 12 năm 2021
Tác giả luận văn
Dƣơng Thành Tính
1
MỤC LỤC
Trang phụ bìa.......................................................................................................i
Lời cam đoan......................................................................................................ii
Lời cảm ơn........................................................................................................ iii
Mục lục...............................................................................................................1
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt..............................................................3
Danh mục các bảng, đồ thị, hình vẽ ...................................................................4
MỞ ĐẦU............................................................................................................6
NỘI DUNG......................................................................................................10
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.........................................10
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.........................................................................10
1.2. Chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể ...............................................11
1.3. Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Hóa học .......................................13
1.4. Năng lực ...................................................................................................16
1.5. Năng lực tự học .........................................................................................16
1.6. Thực trạng việc phát triển NLTH cho HS ở trƣờng THPT ......................24
Chƣơng 2: PHÁT TRIỂN NLTH CỦA HS THPT QUA XÂY
DỰNG CÁC CHỦ ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP PHẦN ĐẠI
CƢƠNG KIM LOẠI LỚP 12 THEO CTGDPT MÔN HÓA
HỌC 2018......................................................................................................33
2.1 Phân tích mục tiêu và nội dung kiến thức và đặc điểm bài tập phần đại
cƣơng kim loại trong chƣơng trình 12 theo CTGDPT môn Hóa học 2018......33
2.2 Xây dựng hệ thống lý thuyết phần đại cƣơng kim loại trong chƣơng trình
12 theo CTGDPT môn Hóa học 2018 ..............................................................38
2.3.Tuyển chọn xây dựng hệ thống bài tập để củng cố mở rộng nội dung lý
thuyết và rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh lớp 12 phần đại cƣơng
kim loại trong CTGDPT môn Hóa học 2018 ..................................................54
2.4. Các biện pháp phát triển NLTH cho HS THPT ........................................77
2.5. Xây dựng bộ công cụ đánh giá NLTH ......................................................84
2
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.....................................................91
3.1. Mục đích và nhiệm vụ ...............................................................................91
3.2. Nội dung và phƣơng pháp ........................................................................92
3.3. Kết quả thực nghiệm .................................................................................92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................106
PHỤ LỤC.........................................................................................................P1
3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt Viết đầy đủ
BTHH Bài tập hóa học
TTĐ Trƣớc tác động
STĐ Sau tác động
CTGDPT Chƣơng trình giáo dục phổ thông
NLTH Năng lực tự học
ĐHSP Đại học Sƣ phạm
GV Giáo viên
HS Học sinh
PGS.TS Phó giáo sƣ.Tiến sĩ
PPDH Phƣơng pháp dạy học
SGK Sách giáo khoa
THPT Trung học phổ thông
TN Thí nghiệm
TNSP Thực nghiệm sƣ phạm
TP
KL
ĐH
NL
PPDH
GD
CNTT
GD & ĐT
Thành phố
Kim loại
Đại học
Năng lực
Phƣơng pháp dạy học
Giáo dục
Công nghệ thông tin
Giáo dục và Đào tạo
4
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Danh mục các bảng
Bảng 1.1.Tổng hợp kết quả điều tra về tự học của HS THPT (Dành cho GV). 26
Bảng 1.2. Kết quả điều tra về tự học của HS THPT (Dành cho HS..................29
Bảng 2.1. Nội dung kiến thức và yêu cầu cần đạt của phần đại cƣơng
kim loại trong CTGDPT môn Hóa học 2018..............................................34
Bảng 2.2. Yêu cầu về phát triển năng lực và phẩm chất.............................35
Bảng 2.3 Cấu trúc chương trình của chương đại cương kim loại (hiện hành)
. .........................................................................................................................37
Bảng 2.4 Tiêu chí đánh giá NLTH. ..................................................................84
Bảng 3.1 Tổng hợp khảo sát về NLTH của HS THPT (dành cho HS) . ..........92
Bảng 3.2 Tổng hợp các tiêu chí về NLTH của HS THPT (dành cho HS).......93
Bảng 3.3 Bảng so sánh kết quả các giá trị của phép đo của HS ......................95
Bảng 3.4 Kết quả điều tra GV THPT về bài giảng. .........................................96
Bảng 3.5 Tổng hợp số lƣợt đánh giá cho mỗi tiêu chí của GV THPT về bài
giảng..................................................................................................................98
Bảng 3.6 Kết quả điều tra HS THPT về bài giảng. ..........................................99
Bảng 3.7 Tổng hợp số lƣợt đánh giá cho mỗi tiêu chí của HS THPT về bài
giảng................................................................................................................100
Bảng 3.8 Kết quả HS đạt điểm Xi bài kiểm tra 15 phút của 2 trƣờng THPT .101
Bảng 3.9 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tính bài kiểm tra 15
phút. ................................................................................................................101
Bảng 3.10. Bảng phân loại kết quả điểm kiểm tra 15 phút của HS 2 trƣờng
THPT...............................................................................................................102
Danh mục các đồ thị, hình vẽ
Hình 1.1 Đồ thị về thực trạng biểu hiện NLTH của HS THPT. .......................29
Hình 2.1. Mạng tinh thể lục phƣơng ................................................................40
Hình 2.2 Mạng tinh thể lập phƣơng tâm diện...................................................40
Hình 2.3.Mạng tinh thể lập phƣơng tâm khối. .................................................40
Hình 2.4. Các lớp mạng tinh thể trong kim loại..............................................41
5
Hình 2.5. Phản ứng giữa sắt(iron) với chlorine................................................44
Hình 2.6 Phản ứng giữa Cu với acid HNO3 đặc...............................................45
Hình 2.7. Phản ứng của đinh sắt với dung dịch CuSO4. ..................................46
Hình 2.8 Phản ứng của Na với dung dịch CuSO4.. ..........................................46
Hình 2.9. Ứng dụng của hợp kim. ....................................................................47
Hình 2.10. Một số ứng dụng của kim loại........................................................48
Hình 2.11 Sự ăn mòn kim loại. ........................................................................49
Hình 2.12 Thí nghiệm ăn mòn điện hóa học. ...................................................50
Hình 2.13 Một số phƣơng pháp bảo vệ bề mặt. ...............................................51
Hình 3.1 Đồ thị đƣờng lũy tích giá trị Mean về NLTH của HS.......................93
Hình 3.2 Đồ thị đƣờng lũy tích giá trị Mean của từng tiêu chí về NLTH của
HS . ...................................................................................................................94
Hình 3.3. Đồ thị so sánh giá trị Mean về NLTH của HS TTĐ và STĐ. ..........95
Hình 3.4 Biểu đồ biểu thị tổng hợp % cho mỗi tiêu chí của GV THPT về bài
giảng học...........................................................................................................98
Hình 3.5 Biểu đồ biểu thị tổng % kiểm tra cho mỗi tiêu chí của HS THPT về
bài giảng..........................................................................................................100
Hình 3.6 Đồ thị đƣờng lũy tích bài kiểm tra 15 phút của HS 2 trƣờng THPT.
.........................................................................................................................102
Hình 3.7 Đồ thị phân loại kết quả của bài kiểm tra 15 phút của HS..............103
6
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nƣớc ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, một trong những
yếu tố góp phần quyết định sự thành công cho sự hội nhập này là phải đổi mới cơ bản
toàn diện nền giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng, để nâng cao chất
lƣợng chất lƣợng đào tạo, nhằm cung cấp nguồn nhân lực có đủ năng lực và trình độ
để xây dựng và phát triển đất nƣớc. Báo cáo chính trị của Đảng tại Đại hội XI ghi rõ:
“ Đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục, đào tạo,…Đổi mới chương trình, nội
dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra…,nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng…, đạo đức, lối sống, năng lực
sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”. Do
đó, nâng cao chất lƣợng giáo dục là vấn đề mang tính cấp thiết, là giải pháp quan
trọng nhất để nền giáo dục nƣớc ta có thể tiến kịp với sự phát triển của khoa học thế
giới, đáp ứng, đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Tổng bí thƣ Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8,
Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung “ Đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế”. Trong đó mục tiêu của giáo dục phổ thông nêu rõ” …Đối với giáo dục phổ
thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân,
phát hiện và bồi dƣỡng năng khiếu, định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao
chất lƣợng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tƣởng, truyền thống, đạo đức, lối
sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực
tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Tổng bí thƣ Nguyễn Phú Trọng đã kí
thì Bộ giáo dục đã ban hành chƣơng trình giáo phổ thông mới 2018 (Ban hành kèm
theo Thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trƣởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo). Chƣơng trình giáo dục phổ thông mới này đã thay đổi một cách
cơ bản, toàn diện của các bậc học giáo dục phổ thông và chƣơng trình của từng môn
học theo hƣớng tiếp cận xu thế hội nhập quốc tế. Học sinh muốn học tốt chƣơng trình
7
giáo phổ thông mới nói chung và môn Hóa học nói riêng thì các em cần phát triển
nhiều năng lực, trong đó có năng lực tự học (góp phần vào quá trình tự học suốt đời).
Quá trình tự học của học sinh đã đƣợc khuyến khích từ lâu, nhƣng hiện nay
khả năng tự học của đa số học sinh nói chung ở THPT nói riêng thì còn rất hạn chế,
các em trông chờ vào sự chỉ dẫn của giáo viên, quá coi trọng việc học thêm ngoài giờ.
Học sinh thƣờng ít đọc sách giáo khoa và không chuẩn bị bài trƣớc khi đến lớp dẫn
đến giáo viên không đủ thời gian để truyền tải nội dung bài học và học sinh ít tham
gia tích cực vào giờ học. Mặt khác bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập thƣờng
chậm bổ sung trong khi sách tham khảo lại quá nhiều, nhƣng thiếu chọn lọc nên học
sinh gặp nhiều khó khăn khi giải quyết các bài tập về vận dụng kiến thức trong các kỳ
thi.
Để góp phần xây dựng và phát triển năng lực tự học của học sinh theo chƣơng
trình giáo dục phổ thông hiện nay và đặc biệt là chƣơng trình giáo dục phổ thông đổi
mới 2018 chƣa có sách giáo khoa mới (môn Hóa học THPT), chúng tôi đã mạnh dạn
chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần đại cƣơng kim loại lớp
12 theo chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Hóa học 2018 nhằm phát triển
năng lực tự học cho học sinh THPT”.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích
Áp dụng một số biện pháp phát triển NLTH cho HS thông qua xây dựng hệ
thống lý thuyết và bài tập phần đại cƣơng kim loại lớp 12 theo chƣơng trình giáo dục
phổ thông môn Hóa học 2018.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu thực trạng phát triển năng lực tự học của HS.
- Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần đại cƣơng kim loại phù hợp với
chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Hóa học 2018.
- Thiết kế các hoạt động dạy - học cho một số tiết.
- Áp dụng một số biện pháp phát triển NLTH cho HS.
- Thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các nội dung và
hoạt động dạy học trong các chủ đề đã xây dựng.
8
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học môn Hóa học ở trƣờng THPT.
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống lý thuyết và bài tập phần Đại cƣơng về kim
loại – Hóa học lớp 12 theo CTGDPT môn Hóa học 2018.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nội dung: Một số biện pháp phát triển NLTH cho HS thông qua xây dựng hệ
thống lý thuyết và bài tập phần đại cƣơng kim loại lớp 12 theo chƣơng trình giáo dục
phổ thông môn Hóa học 2018.
- Địa điểm: hai trƣờng THPT chuyên của tỉnh An Giang: Trƣờng THPT
Chuyên Thủ Khoa Nghĩa – TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang và trƣờng THPT Chuyên
Thoại Ngọc – TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢU
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học và phƣơng pháp dạy học hóa học.
- Nghiên cứu chƣơng trình hóa học (chủ yếu phần đại cƣơng kim loại) của sách
giáo khoa hiện hành, CTGDPT môn Hóa học 2018.
- Nghiên cứu lý luận và phƣơng pháp giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn (tại các nơi thực hiện đề tài)
- Nghiên cứu thực trạng phát triển năng lực tự học của học sinh ở các trƣờng
THPT Chuyên của tỉnh An Giang : Trƣờng THPT Chuyên Thủ Khoa Nghĩa – TP.
Châu Đốc, tỉnh An Giang và trƣờng THPT Chuyên Thoại Ngọc – TP. Long Xuyên,
tỉnh An Giang.
- Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm để kiểm tra, đánh giá và kết luận của việc
xây dựng nội dung và thiết kế các hoạt động dạy - học.
5.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục
ứng dụng để xử lí định lƣợng các số liệu, kết quả của việc điều tra và quá trình TNSP
nhằm xác nhận giả thuyết khoa học và đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của đề tài.
6. GIẢ KHUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng đƣợc hệ thống lý thuyết và bài tập phần đại cƣơng kim loại
lớp 12 theo chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Hóa học 2018 thì sẽ phát triển
9
NLTH cho HS, góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng dạy – học tại các trƣờng
THPT.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Xây dựng đƣợc hệ thống lý thuyết phần Đại cƣơng kim loại (theo CTGDPT
môn Hóa học 2018 chƣa có sách giáo khoa) nhằm phát triển năng lực tự học của học
sinh, các năng lực năng lực chung, năng lực đặc thù hóa học theo CTGDPT 2018.
- Xây dựng đƣợc hệ thống bài tập phần đại cƣơng kim loại theo hƣớng phát
triển năng lực của học sinh và đồng thời đáp ứng đƣợc yêu cầu của kỳ thi THPT hay
kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay.
- So sánh đƣợc đƣợc chƣơng trình Hóa học phổ thông (phần đại cƣơng kim
loại lớp 12) của chƣơng trình hiện hành, chƣơng trình GDPT mới 2018.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề tự học cho học sinh trung học phổ
thông.
Chƣơng 2. Phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông qua sử dụng
hệ thống lý thuyết và bài tập phần đại cƣơng kim loại lớp 12 theo chƣơng trình giáo
dục phổ thông mới 2018.
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm.
10
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về lý thuyết và việc sử dụng BTHH trong
dạy học hóa học. Ở trong nƣớc có PGS.TS Nguyễn Xuân Trƣờng, PGS.TS Lê Xuân
Trọng, PGS.TS Đào Hữu Vinh, PGS.TS Cao Cự Giác và nhiều tác giả khác quan tâm
đến nội dung và phƣơng pháp giải toán,… Các tác giả nƣớc ngoài nhƣ Apkin GL,
Xereda.I.P,… nghiên cứu về phƣơng pháp giải toán.
Đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Lí luận
và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Hóa học nghiên cứu về vấn đề tự học và sử dụng hệ
thống BTHH ở trƣờng THPT ở các khía cạnh, mức độ khác nhau nhƣ:
1. Đỗ Văn Minh (2007), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học vô cơ nhằm rèn luyện tư
duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ khoa học, ĐHSP
Hà Nội.
2. Nguyễn Cửu Phúc (2010), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần kim
loại lớp 12 THPT chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TP. Hồ
Chí Minh.
3. Nguyễn Thị Ngà (2010), Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo
mođun phần kiến thức cơ sở hóa học chung – chương trình THPT chuyên hóa góp
phần nâng cao năng lực tự học cho HS, Luận án tiến sĩ giáo dục học, ĐHSP Hà Nội.
4. Lê Thị Tú Anh (2011), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập bồi
dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học các chương: “Sự Điện li”, “Nhóm
nitơ”, “Nhóm Cacbon” hóa học 11 nâng cao trường THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐH
Vinh.
5. Phạm Quỳnh Lợi (2015), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập bồi
dưỡng năng lực tự học cho học sinh phần kim loại hóa học 12 trường THPT, Luận
văn thạc sĩ, ĐH Vinh.
11
6. Bùi Thị Bích Hồng (2015), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập bồi
dưỡng năng lực tự học cho học sinh phần vô cơ lớp11 ở trường THPT, Luận văn thạc
sĩ, ĐH Vinh.
7. Nguyễn Thị Hằng (2003), “Bồi dƣỡng năng lực tự học cho học sinh khối THPT
chuyên hoá thông qua bài tập hoá học”. Luận văn thạc sĩ .
8. Nguyễn Thị Toàn (2009), “Nâng cao năng lực tự học cho học sinh chuyên hóa học
bằng tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo môđun (phần hóa học vô cơ lớp 12)”, Luận
văn thạc sĩ.
9. Trần Thị Hiền (2011), “Biên soạn tài liệu hƣớng dẫn học sinh tự học môn hóa học
lớp 11 THPT”, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
10. Lê Văn Phê (2015), “ Thiết kế các chủ đề lý thuyết và bài tập Chƣơng đại cƣơng
về kim loại góp phần nâng cao chất lƣợng dạy – học môn Hóa học lớp 12 nâng cao”,
Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Huế.
Nhƣ vậy có nhiều tác giả nghiên cứu về việc xây chuyên đề lý thuyết và bài
tập hoá học để phát triển tƣ duy, năng lực nhận thức của HS, tuy nhiên việc nghiên
cứu xây chuyên đề lý thuyết và sử dụng BTHH của một chƣơng nhằm phát triển năng
lực tự học cho HS theo chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Hóa học 2018 thì chƣa
đƣợc quan tâm nhiều và hầu nhƣ chƣa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Do đó tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài này.
1.2. Chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể
1.2.1. Quan điểm xây dựng chƣơng trình GDPT
Chƣơng trình giáo dục phổ thông đƣợc xây dựng trên cơ sở quan điểm của
Đảng, Nhà nƣớc về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát
triển những ƣu điểm của các chƣơng trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam,
đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây
dựng chƣơng trình theo mô hình phát triển NL của những nền giáo dục tiên tiến trên
thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nƣớc, những tiến bộ của thời đại về khoa
học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con ngƣời, văn hoá Việt Nam, các
giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng nhƣ các
sáng kiến và định hƣớng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình
đẳng về quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền đƣợc lắng nghe,