Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định ứng dụng trong tư vấn học đường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG
HÀ THỊ THU HIỀN
XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH
ỨNG DỤNG TRONG TƯ VẤN
HỌC ĐƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH
Thái Nguyên - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG
HÀ THỊ THU HIỀN
XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH
ỨNG DỤNG TRONG TƯ VẤN
HỌC ĐƯỜNG
Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 60 48 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ TRUNG TUẤN
Thái Nguyên – 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
1
MỞ ĐẦU
Tư vấn tâm lý học đường là hình thức trợ giúp tâm lý đắc lực không
những cho học sinh mà còn cho các lực lượng giáo dục khác từ ban giám hiệu,
giáo viên, giám thị... Quá trình hoạt động tư vấn tâm lý học đường giúp học sinh
gặp khó khăn trong các vấn đề tâm lý khác nhau nảy sinh trong học tập, trong
hoạt động hướng nghiệp, trong các mối quan hệ (với bạn bè, thầy, cô giáo,
người thân... ) ở bất kỳ thời điểm nào.
Ở phần lớn các trường học hiện nay vấn đề trợ giúp tâm lý học đường
vẫn chưa được chú trọng. Hoạt động trợ giúp tâm lý rất ít được tổ chức ở trường
cho nên mỗi khi gặp khó khăn về tâm lý các em chủ yếu tâm sự với bạn bè, một
số ít thì tâm sự với cha mẹ hoặc không nói với ai, thậm chí giải quyết sự việc
một cách tiêu cực. Điều đó cho thấy, các em thật sự cần một người đáng tin cậy
và có chuyên môn để chia sẻ tâm sự hoặc trợ giúp các em tìm cách thức giải
quyết các vấn đề một cách tốt nhất.
Liên quan đến hệ thống trợ giúp, người ta quan tâm đến hệ thống thông
tin. Hệ này có một vai trò quan trọng cho việc ra quyết định quản lý hệ thống.
Trong thời đại ngày nay sự bùng nổ của công nghệ thông tin làm cho nhu cầu có
được thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời cho việc ra quyết định quản lý là
không thể thiếu được. Hỗ trợ quyết định quản lý thuộc phạm trù các công nghệ
hỗ trợ quản lý. Do đó tầm quan trọng của việc hỗ trợ quản lý gắn liền với tầm
quan trọng của hệ hỗ trợ quyết định. Một quyết định kịp thời, đúng đắn sẽ đẩy
công tác quản lý nói chung tiến triển tốt. Do đó việc nghiên cứu và tìm ra một
phương pháp có tính chất tương đối phổ biến cho các dạng quyết định là công
việc của hệ hỗ trợ quyết định mà ta sẽ đề cập tới trong luận văn này.
Khái niệm về Hệ trợ giúp quyết định DSS (Decision Support System)
lần đầu tiên được Scott Morton đưa ra vào đầu năm 1970, ông định nghĩa là “các
hệ thống dựa trên tương tác máy tính, giúp người ra quyết định dùng dữ liệu và
các mô hình để giải quyết những bài toán không cấu trúc ”.
Trong suốt những năm 70, định nghĩa này về DSS được các nhà nghiên
cứu và thực hành chấp nhận. Vào năm 1980 xuất phát từ yêu cầu của thực tế và
theo logic phát triển nội tại của DSS, đã có thêm những định nghĩa mới về DSS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
2
Hiện nay, việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ đang được áp dụng tại hầu
hết các trường đại học, sinh viên cũng gặp phải những khó khăn trong việc lựa
chọn môn học sao cho phù hợp với năng lực bản thân, điều này cho thấy việc tư
vấn cho sinh viên trong việc lựa chọn môn học tiếp theo dựa vào kết quả học tập
của các môn trước cũng là một vấn đề cần thiết.
Bên cạnh đó tư vấn hướng nghiệp cũng là một khía cạnh không thể
thiếu. Trên thực tế, không ít người tốt nghiệp đại học loại khá nhưng hiệu quả
lao động không cao vì chỉ học để có bằng chứ không phải vì say mê, muốn làm
việc mình yêu thích.
Vì vậy, em chọn làm đề tài “Xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định ứng
dụng trong tư vấn học đường” với mục đích hỗ trợ tư vấn về tâm lý, tư vấn trong
việc lựa chọn môn học cũng như hướng nghiệp cho học sinh sinh viên để làm
nội dung nghiên cứu cho luận văn của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
3
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Tổng quan về hệ hỗ trợ ra quyết định
1.1.1. Khái niệm hệ hỗ trợ ra quyết định
Trong thập niên 1970, Scott Morton đưa ra khái niệm đầu tiên về Hệ hỗ
trợ ra quyết định (Decision Support System – DSS). Ông định nghĩa DSS như là
những hệ thống máy tính tương tác nhằm giúp những người ra quyết định sử
dụng dữ liệu và mô hình để giải quyết các vấn đề không có cấu trúc.
Hệ hỗ trợ ra quyết định là các hệ dựa trên máy tính, có tính tương tác,
giúp các nhà ra quyết định dùng dữ liệu và mô hình để giải quyết các bài toán
phi cấu trúc (S. Morton, 1971)
DSS kết hợp trí lực của con người với năng lực của máy tính để cải tiến chất
lượng của quyết định. Đây là các hệ dựa vào máy tính hỗ trợ cho người ra quyết
định giải các bài toán nửa cấu trúc (Keen and Scott Morton, 1978)
DSS là tập các thủ tục dựa trên mô hình nhằm xử lý dữ liệu và phán đoán
của con người để giúp nhà quản lý ra quyết định (Little, 1970)
Cho đến nay chưa có định nghĩa thống nhất về DSS, tuy nhiên tất cả đều
đồng ý mục đích cơ bản nhất của DSS là để hỗ trợ và cải tiến việc ra quyết định
Một số khái niệm về DSS theo thời gian:
Bảng 1.1. Tiến trình phát triển các chức năng của DSS
Thời gian Các chức năng của DSS
1970 Chức năng hệ thống, đặc tính giao tiếp (Little)
1980 Mục tiêu hệ thống, khuôn mẫu sử dụng (Alter)
1980 Quá trình phát triển (Keen)
1980 Năng lực hệ thống, khuôn mẫu sử dụng (Moore and Chang)
1989 Thành phần hệ thống (Bonczek và các cộng sự)
Tiến trình phát triển các chức năng của DSS thay đổi từ nhận thức DSS
làm gì (thí dụ, hỗ trợ ra quyết định trong các bài toán nửa phi cấu trúc) cho đến
cách thức đạt được các mục tiêu của DSS (các thành phần yêu cầu, khuôn mẫu
sử dụng, quá trình phát triển…)
Các giải thích:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
4
Năm 1970, Little đề xuất DSS là tập các thủ tục dựa vào các mô hình để
xử lý dữ liệu và phán xét nhằm trợ giúp các nhà ra quyết định.
Năm 1980. Alter đề xuất định nghĩa DSS bằng cách tương phản với các hệ
xử lý dữ liệu điện tử theo một số yếu tố như bảng sau:
Bảng 1.2. So sánh giữa DSS và EDP
Một số yếu tố DSS
Hệ xử lý dữ liệu điện tử
(EDP)
Cách dùng Tích cực Thụ động
Người dùng Quản lý Thư ký
Thời gian Hiện tại Tương lai, quá khứ
Đặc trưng Linh hoạt Cố định
Năm 1980, Moore & Chang cho rằng tính cấu trúc trong cá định nghĩa trước
đây không thực sự có ý nghĩa vì rằng bài toán mô tả là có cấu trúc hay phi cấu trúc
chỉ tương ứng theo người ra quyết định và tình huống cụ thể. Vì vậy, nên định
nghĩa DSS như là hệ thống hỗ trợ các mô hình quyết định và phân tích dữ liệu tùy
biến, được sử dụng ở các khoảng thời gian bất kỳ, không hoạch định trước.
Năm 1980, Bonezek cho rằng DSS là một hệ máy tính gồm 3 thành phần
tương tác với nhau: hệ thống ngôn ngữ (cơ chế để giao tiếp giữa người dùng và
các thành phần khác), hệ kiến thức (kho lưu trữ các kiến thức của lĩnh vực đang
xét dưới dạng dữ liệu hay thủ tục) và hệ xử lý vấn đề (liên kết giưa 2 thành phần
kia, chứa một hay nhiều năng lực xử lý vấn đề tổng quát cần để ra quyết định)
Năm 1980, Keen áp dụng thuật ngữ DSS cho các tình huống ở đó hệ
thống cuối cùng chỉ có thể được xây dựng bằng một quá trình thích nghi về
nghiên cứu và tiến hóa. Vì vậy, DSS là sản phẩm của quá trình phát triển ở đó
người dùng hệ thống, người xây dựng hệ thống và bản thân hệ thống có khả
năng ảnh hưởng lên nhau gây ra một tiến hóa và khuôn mẫu sử dụng.
1.1.2. Lý do sử dụng DSS
a) Một số vấn đề của Nhà trường trong quá trình đào tạo và quản lý sinh viên
Đào tạo nhiều bậc học và theo nhiều hình thức
Số lượng sinh viên lớn
Khó nắm bắt tâm lý, tâm tư nguyện vọng của sinh viên
Nhà trường chưa có cố vấn về học tập cũng như về tâm lý