Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng hệ thống đề kiểm tra định kì theo chuẩn kiến thức và kỹ năng môn hóa học phần hữu cơ lớp 11 nâng cao trường thpt.
PREMIUM
Số trang
138
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1237

Xây dựng hệ thống đề kiểm tra định kì theo chuẩn kiến thức và kỹ năng môn hóa học phần hữu cơ lớp 11 nâng cao trường thpt.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA

--------------

VÕ THỊ HỒNG LIÊN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ THEO

CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG MÔN HÓA HỌC PHẦN

HÓA HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO TRƯỜNG THPT

Đà Nẵng, tháng 5/2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM HÓA HỌC

Sinh viên thực hiện : Võ Thị Hồng Liên

Lớp : 10SHH

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA

--------------

XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ THEO

CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG MÔN HÓA HỌC PHẦN

HÓA HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO TRƯỜNG THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM HÓA HỌC

Đà Nẵng, tháng 5/ 2014

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HOÀ XÃ HỘi CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHOA HOÁ ------------------------------------

---------------

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: VÕ THỊ HỒNG LIÊN

Lớp: 10SHH

1. Tên đề tài: Xây dựng hệ thống đề kiểm tra định kì theo chuẩn kiến thức và kĩ

năng môn hóa học phần hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao trường THPT

2. Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về kiểm tra đánh giá.

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về chuẩn kiến thức và kĩ năng.

- Phân loại, hệ thống các hình thức đề kiểm tra định kì hóa học khối 11 THPT.

- Xây dựng hệ thống đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kĩ năng hóa học hóa hữu

cơ lớp 11 nâng cao trường THPT.

- Thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính hiệu quả của đề tài.

3. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh

4. Ngày giao đề tài: 05/09/2013

5. Ngày hoàn thành: 23/05/2014

Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày ... tháng ... năm 2014

Kết quả điểm đánh giá:

Ngày…tháng…năm 2014

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng hệ thống đề kiểm tra định kì

theo chuẩn kiến thức và kĩ năng môn hoá học hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao

trường THPT” được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình nhiều quý thầy, cô. Em

đặc biệt cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Lan Anh đang công tác tại khoa Hóa trường

Đại học Sư Phạm Đà Nẵng là người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài từ khi hình

thành ý tưởng cho đến lúc hoàn thành luận văn.

Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô công tác tại trường THPT Hòa Vang và

THPT Trần Phú đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận văn.

Em chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Tổ bộ môn hóa học và các em học

sinh Trường THPT Hòa Vang và THPT Trần Phú…đã tạo điều kiện thuận lợi nhất

cho tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm tại trường.

Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ em

hoàn thành luận văn này.

Đà Nẵng, ngày 23 tháng 05 năm 2014

Sinh viên

Võ Thị Hồng Liên

MỤC LỤC

TRANG BÌA

TRANG PHỤ BÌA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1

2. Mục đích của đề tài .................................................................................................2

3. Nhiệm vụ của đề tài.................................................................................................2

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................................3

5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3

6. Giả thuyết khoa học ................................................................................................3

7. Đóng góp mới của đề tài .........................................................................................3

8. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3

NỘI DUNG ................................................................................................................5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................5

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................................5

1.1.1. Các văn bản, tài liệu hướng dẫn về đổi mới KTĐG của Bộ GDĐT.................5

1.1.2. Sách về KTĐG và xây dựng bộ đề KT..............................................................6

1.1.3. Các luận văn thạc sĩ từ năm 2000 đến nay........................................................6

1.2. Chuẩn kiến thức và kĩ năng..................................................................................6

1.2.1. Khái niệm chuẩn ..............................................................................................6

1.2.2. Khái niệm kiến thức, kĩ năng ............................................................................7

1.2.2.1. Kiến thức ........................................................................................................7

1.2.2.2. Kĩ năng ...........................................................................................................8

1.2.3. Mối quan hệ giữa kiến thức và kĩ năng trong quá trình dạy học ......................9

1.3. Kiểm tra – Đánh giá .............................................................................................9

1.3.1. Khái niệm kiểm tra............................................................................................9

1.3.2. Khái niệm đánh giá ........................................................................................10

1.3.3. Các hình thức kiểm tra đánh giá .....................................................................12

1.3.3.1. Phân loại.......................................................................................................12

1.3.3.2. Hình thức......................................................................................................13

1.3.4. Chức năng của kiểm tra đánh giá ...................................................................17

1.3.5. Yêu cầu cơ bản của kiểm tra đánh giá ...........................................................18

1.3.6. Đổi mới việc kiểm tra đánh giá ......................................................................18

1.3.6.1. Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp QLGD ........................18

1.3.6.2. Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là GV cùng bộ môn ......................19

1.3.6.3. Cần lấy ý kiến xây dựng của HS để hoàn thiện PPDH và KT-ĐG ..............19

1.3.6.4. Đổi mới KT-ĐG phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các điều

kiện bảo đảm chất lượng dạy học .............................................................................20

1.3.6.5. Phát huy vai trò thúc đẩy của đổi mới KT-ĐG đối với đổi mới PPDH........20

1.4. Đặc trưng của kiểm tra hóa học hiện nay ..........................................................21

1.4.1. Đánh giá phát triển..........................................................................................21

1.4.2. Đánh giá thực tiễn ...........................................................................................21

1.5. Yêu cầu đối với đề kiểm tra định kì hóa học THPT ..........................................22

1.6. Quy trình thiết kế đề kiểm tra định kì môn hóa học lớp 11 ...............................23

1.6.1. Quy trình thiết kế ma trận đề kiểm tra ............................................................23

1.6.1.1. Xác định mục đích của đề kiểm tra..............................................................23

1.6.1.2. Xác định hình thức đề kiểm tra ....................................................................23

1.6.1.3. Thiết kế ma trận đề kiểm tra ........................................................................23

1.6.2. Quy trình thiết kế đề kiểm tra .........................................................................28

1.7. Thực trạng việc kiểm tra đánh giá môn hóa học hữu cơ khối 11 THPT............31

1.7.1. Thuận lợi .........................................................................................................31

1.7.2. Khó khăn và nguyên nhân...............................................................................32

1.7.2.1. Chưa đạt được sự thăng bằng: Giáo viên dạy khác nhau nên kiểm tra, đánh

giá khác nhau.............................................................................................................32

1.8. Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá môn hóa học hóa hữu cơ lớp 11....33

1.8.1. Đối với cấp quản lý .........................................................................................33

1.8.2. Đối với giáo viên.............................................................................................36

1.8.3. Đối với học sinh ..............................................................................................37

1.9. Giới thiệu phần mềm hỗ trợ kiểm tra đánh giá ..................................................38

Tiểu kết chương 1 .....................................................................................................39

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ THEO

CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG MÔN HOÁ HỌC P HẦN HỮU

C Ơ LỚP 11 NÂNG CAO TRƯỜNG THPT .....................................................40

2.1. Chuẩn kiến thức trong hóa học hữu cơ lớp 11...................................................40

2.1.1. Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ .......................................................40

2.1.2. Chương 5: Hiđrocacbon no .............................................................................41

2.1.3. Chương 6: Hiđrocacbon không no ..................................................................42

2.1.4. Chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên....................43

2.1.5. Chương 8: Dẫn xuất halogen. Ancol - Phenol ................................................44

2.2. Chuẩn kĩ năng trong hóa học hữu cơ lớp 11 ......................................................45

2.2.1. Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ .......................................................45

2.2.2. Chương 5: Hiđrocacbon no .............................................................................45

2.2.3. Chương 6: Hiđrocacbon không no ..................................................................46

2.2.4. Chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên....................47

2.2.5. Chương 8: Dẫn xuất halogen. Ancol – Phenol ...............................................48

2.3. Đề kiểm tra định kì chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ – chương 5:

Hiđrocacbon no .........................................................................................................49

2.3.1. Xây dựng ma trận đề .......................................................................................49

2.3.2. Thư viện câu hỏi..............................................................................................51

2.3.3. Xây dựng đề ....................................................................................................61

2.4. Đề kiểm tra định kì chương 6: Hiđrocacbon không no - chương 7: Hiđrocacbon

thơm - Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên - Chương 8: Dẫn xuất halogen. Ancol -

Phenol........................................................................................................................67

2.4.1. Xây dựng ma trận đề .......................................................................................67

2.4.2. Thư viện câu hỏi..............................................................................................71

2.4.3. Xây dựng đề ....................................................................................................87

2.5. Đề kiểm tra học kì II ..........................................................................................94

2.5.1. Xây dựng ma trận đề kiểm tra.........................................................................94

2.5.2. Xây dựng đề ..................................................................................................100

Tiểu kết chương 2..................................................................................................104

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................105

3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực hiện sư phạm ...........................................................105

3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm .......................................................................105

3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.................................................................105

3.3.1. Chọn đối tượng thực nghiệm và địa bàn thực nghiệm ..................................105

3.3.2. Tổ chức thực nghiệm sư phạm......................................................................105

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm..........................................................................106

3.4.1. Xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm ..............................................................106

3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm........................................................111

Tiểu kết chương 3..................................................................................................113

KẾT LUẬN CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.........................................114

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................116

PHỤ LỤC

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

CTPT : công thức phân tử

CTCT : công thức cấu tạo

CSVC : cơ sở vật chất

DH : dạy học

Dd : dung dịch

GV : giáo viên

GS : giáo sư

GD-ĐT : Giáo dục và Đào tạo

GDTrH : Giáo dục Trung học

HDG : hướng dẫn giải

HS : học sinh

KT : kiểm tra

KTĐG : kiểm tra đánh giá

KT-KN : kiến thức – kĩ năng

PPDH : phương pháp dạy học

PPHT : phương pháp học tập

PP : phương pháp

PPCT : phân phối chương trình

SGK : sách giáo khoa

SGV : sách giáo viên

TNKQ : trắc nghiệm khách quan

TN THPT : tốt nghiệp trung học phổ thông

DANH MỤC CÁ C BẢNG

Số Tên bảng Trang

Bảng 3.1. Bảng phân phối kết quả các bài kiểm tra 106

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm 108

Bảng 3.3. % Số học sinh đạt điểm Xi trở xuống 108

Bảng 3.4. Tổng hợp phân loại kết quả học tập (theo thực nghiệm) 109

Bảng 3.5. Tổng hợp phân loại kết quả học tập (theo kết quả kì trước) 109

Bảng 3.6. Bảng thống kê các tham số đặc trưng 111

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Số Tên bảng Trang

Đồ thị 3.1. Đồ thị đường lũy tích trường THPT Hòa Vang 110

Đồ thị 3.2. Đồ thị đường lũy tích trường THPT Trần Phú 110

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là

một việc hết sức quan trọng và cần thiết. Có thể nhằm đánh giá kết quả học tập bộ

môn hóa học của học sinh sau khi đã học xong một bài, một chương hay toàn bộ

chương trình, đánh giá sự tiến bộ của học sinh sau một học kỳ hoặc tốt nghiệp

khóa học. Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá cũng nhằm thẩm định hiệu quả của

phương pháp dạy học trong quá trình giảng dạy, nhằm đưa ra những biện pháp kịp

thời để nâng cao chất lượng dạy và học. Trong thực tiễn dạy học, việc kiểm tra

đánh giá, cụ thể là việc ra đề kiểm tra chưa được quan tâm đúng mức, chưa được

tiến hành đồng bộ, cân đối. Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm

2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đã khẳng

định mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là “xây dựng

nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm

nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển

nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực

tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước

phát triển trong khu vực và trên thế giới”. Văn bản đồng thời yêu cầu: “Việc đổi

mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung,

phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học qui định trong Luật Giáo Dục; khắc

phục những mặt hạn chế của chương trình, SGK; tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng

thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ

sung những thành tựu về khoa học và công nghệ hiện đại, phù hợp với khả năng

tiếp thu của học sinh. Đảm bảo sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương

trình giáo dục; tăng cường tính liên thông của giáo dục phổ thông với giáo dục

nghề nghiệp, giáo dục đại học; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc

dân để đào tạo sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực; đảm bảo sự thống nhất về

chuẩn kiến thức và kĩ năng, có phương án vận dụng chương trình SGK phù hợp

với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau. Đổi mới nội dung chương

trình SGK, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi

2

mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hóa trường, sở, đào tạo bồi

dưỡng GV và công tác quản lí giáo dục”. Đất nước ta đang bước vào giai đọan công

nghiệp hóa và hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước

nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế.

Nhân tố quyết định thắng lợi này là con người, là nguồn nhân lực người Việt Nam

được phát triển toàn diện về số lượng lẫn chất lượng. Việc này bắt đầu từ giáo dục

phổ thông, đòi hỏi nhà trường tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động

và sáng tạo. Để thực hiện yêu cầu này thì phương pháp giáo dục phải hướng vào

việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng suy nghĩ tư duy một cách tự chủ năng

động và sáng tạo ngay trong học tập nhà trường. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc

đổi mới phương pháp dạy, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá sao cho phù hợp với

yêu cầu xã hội.

Nhằm xác định mức độ nắm được kiến thức, kĩ năng kĩ xảo của người học và

thẩm định tính hiệu quả của phương pháp giáo dục thì việc làm không thể thiếu đó

là kiểm tra đánh giá. Để kiểm tra đánh giá có kết quả thì cần có một ngân hàng đề

đúng chuẩn và có độ tin cậy cao. Ngân hàng đề này không chỉ dành riêng cho giáo

viên mà cho cả học sinh sử dụng như một tài liệu tham khảo đáng tin cậy.

Trên thị trường đã có nhiều sách tham khảo, nhưng thể loại sách giới thiệu đề

kiểm tra theo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT là chưa đủ với nhu cầu

của học sinh và giáo viên. Việc đề xuất một hệ thống đề kiềm tra như trên, đa dạng

về hình thức, phong phú về nội dung và đảm bảo đúng chuẩn (có kèm theo lời giải

hoặc hướng dẫn) là việc cần thiết cho giáo viên và học sinh khi dạy và học môn hóa

học.

2. Mục đích của đề tài

Nhằm xây dựng hệ thống đề kiểm tra định kì môn hóa học lớp 11 phần hữu cơ

theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng, cụ thể, rõ ràng, hỗ trợ giáo viên thuận lợi hơn

trong công tác giảng dạy, giúp học sinh tự đánh giá quá trình học tập của mình, góp

phần nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay.

3. Nhiệm vụ của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về kiểm tra đánh giá.

3

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về chuẩn kiến thức và kĩ năng.

- Phân loại, hệ thống các hình thức đề kiểm tra định kì hóa học khối 11 THPT.

- Xây dựng hệ thống đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kĩ năng hóa học hóa

hữu cơ lớp 11 nâng cao trường THPT.

- Thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính hiệu quả của đề tài.

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: xây dựng hệ thống đề kiểm tra định kì hóa học hóa hữu

cơ lớp 11 nâng cao trường THPT.

- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.

5. Phạm vi nghiên cứu

Xây dựng hệ thống đề kiểm tra định kì theo chuẩn kiến thức và kĩ năng hóa

học phần hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao trường THPT.

6. Giả thuyết khoa học

Nếu nghiên cứu thành công đề tài, nó giúp:

- Giáo viên có thêm tư liệu dạy học, làm phong phú vốn kiến thức, hệ thống

đề kiểm tra của GV.

- Học sinh có thể tự kiểm tra ở nhà nâng cao vai trò tự học, tự đánh giá, từ đó

khơi dậy ở HS lòng say mê khoa học, tự nghiên cứu, tìm tòi để rèn luyện và phát triển

tư duy.

7. Đóng góp mới của đề tài

- Đề xuất cơ sở lí luận về kiểm tra đánh giá, về chuẩn kiến thức và kĩ năng hóa

học.

- Đề xuất phương pháp kiểm tra định kì hóa hữu cơ cho GV và HS THPT.

- Góp phần giúp GV thuận lợi hơn trong công tác giảng dạy, nâng cao hiệu

quả dạy học. Giúp các em HS có thêm tư liệu sát chương trình phổ thông để tự học

ở nhà, củng cố và rèn luyện tư duy.

8. Phương pháp nghiên cứu

- Phân tích tổng hợp: Đọc và chọn lọc các tư liệu dạy học hóa học trên SGK,

sách tham khảo, báo, tạp chí. Đọc nghiên cứu các tài liệu về bài tập hóa học.

- Phương pháp hệ thống cấu trúc.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!